Tuesday, August 7, 2007

Báo chí Việt Nam sẽ được tự do hơn ?

Báo chí Việt Nam sẽ được tự do hơn ? Lại trò đểu của vc !

2007.08.06
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Sau khi thành phần tân chính phủ được quốc hội Việt Nam thông qua tuần trước, một cơ quan mới tên là Bộ Thông tin Truyền thông ra đời với cam kết của tân Bộ trưởng Lê Doãn Hợp rằng từ nay báo chí sẽ có đường đi rộng hơn và thông thoáng hơn.

Nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe

Bộ mới, lãnh đạo mới

Với sự thành lập Bộ Thông tin Truyền thông thì cách thức quản lý báo chí có gì mới so với trước đây, và một lề đường rộng thóang hơn được hiểu như thế nào? Mời qúi vị nghe bài tường trình của Thanh Trúc.
Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam mới được thành lập bao gồm một nửa của Bộ Thông tin Văn hóa chuyển sang như mảng báo chí, xuất bản, phát hành, in ấn, thông tin cơ sở cổ động, thông tin quảng cáo.

Theo lời tân Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, ông Lê Dõan Hợp, tách ra nhập vào như vậy không đơn thuần là chuyển chức năng mà còn là cơ hội để tái tổ chức và hòan chỉnh các cơ chế quản lý.

Vẫn theo lời tân Bộ trưởng Lê Dõan Hợp, được các báo trong nứơc trích thuật hôm nay, thì trứơc giờ báo chí bị quản lý theo mệnh lệnh, bị các điều hành làm cho mất tự do. Ông khẳng định báo chí hòan tòan có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải, và ông sẽ cố gắng tạo ra lề đường bên phải rộng hơn thóang hơn cho báo chí đi.

Tự do báo chí

Một nền báo chí hòan tòan tự do nếu đi đúng lề đường bên phải được báo giới trong nứơc hiểu như thế nào? Nhiều ký giả trong nứơc khi được hỏi đã từ chối bình luận điều mà họ cho là khá nhậy cảm này, thí dụ câu trả lời sau đây:

“Điều này thì xin cứ hỏi xếp chứ em là phóng viên thì không thể trả lời được…”
Cũng có nhà báo bằng lòng trao đổi quan điểm nhưng yêu cầu không nêu tên vì lý do tế nhị của vấn đề. Từ Hà Nội, một phóng viên không muốn tiết lộ danh tánh, nhận định theo cách anh hiểu về một đường đi thông thoáng hơn cho báo chí như lời bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông Lê Dõan Hợp:

“Anh nói nguyên văn là một đường đi thông thóang hơn cho báo chí là một cách nói có hai nghịa. nghĩa. Ông Lê Dõan Hợp đã nói rất rõ là thông thóang nếu anh đi về bên phải . Như vậy trong cái thời buổi hiện nay thìì quan niệm thế nào là đi về bên phải?
Về bên phải đối với anh thì là về bên trái đối với tôi. Cho nên cái này là chuyện rất khó, bởi vì bảo anh đưa tin theo chủ trương đường lối của đảng cộng sản tức là anh đi về bên phải, thì anh muốn đưa gì thì đưa rất là thỏai mái. Thế nhưng mà báo chí phải hiểu là ngừơi ta đâu có phục vụ cấp lãnh đạo mà người ta phục vụ độc giả, đúng không?

Cho nên lời nói rằng hòan tòan tự do nếu đi đúng lề bên phải thực chất là anh muốn làm gì thì làm miễn là anh đưa tin có lợi cho tôi, miễn là anh không được động tới những cái gì mà tôi cho là ở bên trái.”

Theo nhà báo này thì đó chỉ là một cách nói mà thôi

”Bởi vì cứ nhìn vào cái chỉ thị 37 bên báo chí vừa rồi, người ta nói rằng đưa ra chỉ thị 37 là đưa ra qui chế trong đó có qui chế về người phát ngôn, nói là để tạo thuận lợi cho các nhà báo họat động.

Nhưng song song với điều đó thì họ lại cấm những người khác trong bộ trả lời, thế thì có phải một bộ chỉ có một ông phát ngôn, mà người phát ngôn đó thường là ông thứ trưởng mà một ông thứ trưởng thì hàng bao nhiêu việc, mình có hỏi được gì họ đâu.
Trước khi chỉ thị 37 được đưa ra mình hỏi ông bộ trưởng hay ông thứ trưởng thì ngừơi ta trả lời, nhưng đến giờ phút này mình muốn hỏi thì ngừơi ta bảo đã có qui định rồi, anh cứ gọi điện đến ngừơi phát ngôn. Thế thì thôi rồi, chịu rồi…

Đấy thực tế nó là như thế, mình phải hiểu rằng bên phải của anh, bên phải của đảng cộng sản là gì, có khi nó là bên trái của dư luận . Ý tôi muốn nói là như thế.

Sinh hoạt báo chí tại Việt Nam

Một cây viết trẻ xuất thân từ trường báo chí trong nước, hiện là phóng viên của một tờ báo có đông độc giả tại thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ rằng:

“Phải hiểu quan điểm của chính phủ Việt Nam là sẽ cho báo chí tự do hơn, thông thóang hơn, nhưng sẽ nâng trách nhiệm và tăng hình thức kỹ luật nếu anh làm sai. Anh muốn nói gì thì anh cứ tự do nói, nhưng nếu anh nói sai hay không có chứng cứ thì sẽ bị xử lý.

Lề đường bên phải có nghĩa là anh phải đi đúng và làm đúng, anh có thể được tự do cởi mở hơn để phanh phui hay chỉ trích người này người kia nhưng mà phải đúng và có lý. Cái mà tôi thấy khá mơ hồ ở đây đó là cái ngôn ngữ nứơc đôi, lề đường bên phải ở đây là một khi đi bên phải là đi đúng luật, viết cái gì đó đúng luật chứ gì?

Thế thì cũng giống như quan điểm mà chính phủ đưa ra cách đây một hai năm, là cho anh thông thoáng hơn, được nói nhiều hơn, nhưng anh phải chịu trách nhiệm điều anh nói ra. Còn rũi mình nói cái gì mà bị cho là bất lợi cho nhà nứơc thì cái đó lại thuộc vấn đề khác, tôi nghĩ rằng trứơc đây có những chuyện mà nhà báo không thể nói được thì bây giờ ngừơi ta nới ra cho mình nói, nhưng cũng giống như ở Mỹ hay một số nước khác, nếu điều anh nói ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến sự hòa hợp dân tộc, thì bất cứ nứơc nào ngừơi ta cũng cố tránh.

Tôi cũng nghĩ rằng tự do báo chí cũng có giới hạn của nó, vẫn còn được định hướng bởi nhà nứơc như là đi chuyện đi bên phải không được lấn sang bên trái vậy.”

Cần chấp nhận luật chơi chung

Một thông tín viên Việt Nam thuộc báo đài của chính phủ, hiện đang công tác ở nước ngòai, cho biết thực sự ý kiến của tân bộ trưởng Lê Dõan Hợp không có gì mới vì vẫn thường được nhắc đến từ trứơc, cái quan trọng của đổi mới không có nghĩa là tạo ra cái gì mới mà là hoàn chỉnh tốt hơn cái đang có:

“Rõ ràng phải hiều ý của ông Lê Dõan Hợp rằng đôi bên, phía quản lý báo chí và phía các nhà báo, đều phải tôn trọng những khuôn khổ pháp luật, gọi nôm na là đi vào lề đường bên phải. Đây là một thông điệp mang tính cam kết rằng khi đối tượng bị quản lý, tức báo chí, mà tôn trọng và thực hiện tốt quí định thì ngược lại phía quản lý cũng phải tôn trọng các qui định chung.

Thí dụ anh đi đúng đường bên phải thì cảnh sát giao thông không có quyền túyt còi để dừng anh lại. Nói như vậy vì trên thực tế thỉnh thoảng có người đi đúng đường mà cảnh sát giao thông vẫn túyt còi chận ngừơi ta. Đã tới lúc phải chấm dứt chuyện này, nghĩa là anh đi đúng tôi không có quyền sách nhiễu, chận lại và gây khó khăn cho anh.
Trong tiến trình đổi mới đang xảy ra và dần dần định hình ở Việt Nam, ký giả này kết luận, để hai bên chấp nhận luật chơi chung thì cũng phải mất một thời gian . Ông nói ông mong rằng cùng những bứơc tiến khác, lãnh vực báo chí Việt Nam dần dần trở thành đúng luật hơn.”


Bộ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Lê Dõan Hợp cho hay đang tìm cách hòan chỉnh và sửa đỗi Luật Báo Chí để báo chí được tự do hơn và trách nhiệm quản lý cũng tốt hơn.
Theo ông, trong lãnh vực báo chí, chỉ cần quản lý tổng biên tập vì đó là người quan trọng nhất trong một tờ báo.

Ông nói một tờ báo sẽ phát triển tốt khi chọn được một tổng biên tập có trình độ chuyên môn, nhạy cảm về mặt chính trị, có khả năng quản lý, biết nắm bắt những vấn đề cần thiết ở trong nứơc cũng như về hội nhập quốc tế.

Bộ trưởng Lê Dõan Hợp nhấn mạnh rằng nhiều qui chế không có nghĩa là mất tự do mà trái lại càng nhiều qui chế bao nhiêu thì việc điều chỉnh tự do càng tốt bấy nhiêu.
Bên cạnh đó, ông nói tiếp, nhà báo phải là người am hiểu luật lệ, phải đi sát thực tế, điều tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra quan điểm do chính mình đề xuất.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Tân bộ trưởng Lê Dõan Hợp: báo chí sẽ được tự do hơn
Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên mới của Ban điều hành Khối 8406
Trung Quốc ra lệnh đóng cửa bản tin “Tin Vắn Phát Triển Trung Quốc”
Tự do báo chí ở Hongkong bị hạn chế từ ngày trở về với Trung Quốc
Việt Nam cấm công chức các cấp không được quan hệ, trả lời báo giới
Freedom House: Tự do báo chí tại Việt Nam không mấy tiến triển
Điều 88 Luật Hình sự Việt Nam có phù hợp với Hiến pháp hay không?
Báo độc lập Tự Do Ngôn Luận sau một năm phát hành
Công an Hải Phòng khám nơi làm việc của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Gửi trang này cho bạn





Tự do báo chí kiểu CSVN: Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải.
--------------------------------------------------------------------------------


Lê Doãn Hợp: “Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải.”

Nhằm mục đích lần lượt giới thiệu các khuôn mặt mới của nhà nước CSVN, tờ báo mạng VnExpress hôm Thứ Hai 6/8/2007 đã cho đăng một bài với tựa đề "Báo chí sẽ có 'đường đi' thông thoáng hơn" để giới thiệu tân bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp. [ http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/08/3B9F8D43/ ]

Ðánh bóng cho ông tân bộ trưởng Lê Doãn Hợp này, VnExpress đã trích lời của ông ta trao đổi với giới báo chí quốc doanh như sau: “Lâu nay báo chí bị quản lý theo mệnh lệnh, bị một số điều hành làm mất tự do. Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải. Tôi sẽ cố gắng để cho báo chí có một lề đường rộng, thông thoáng hơn”.

Nói như thế thì ông tân bộ trưởng Lê Doãn Hợp này đã thừa nhận là “Lâu nay báo chí bị quản lý theo mệnh lệnh của đảng”, và nay thì ông tân bộ trưởng sẽ “cởi trói” để cho “báo chí sẽ có tự do hơn” nếu họ chịu khó nghe lời ông bằng cách đi đúng "lề đường bên phải”.

Giữ lề bên phải

Nói đến “lề đường bên phải" tức là ông tân bộ trưởng muốn dùng luật giao thông đường phố để làm thí dụ. Ai cũng biết Việt Nam sử dụng luật giao thông đường phố (the rule of the road) theo chiều bên tay phải, giống như 66% các quốc gia trên thế giới đang sử dụng luật này như Pháp, Canada, Mỹ,... (34% các quốc gia còn lại sử dụng luật đi đường theo chiều bên tay trái, như các nước thuộc khối Thịnh Vượng Chung).

Nhưng ông tân bộ trưởng mới lên này không biết đã quên hay lại cố tình lập lờ như bản chất cố hữu của CSVN không chịu nói cho rõ cái “lề đường bên phải” ở Việt Nam mà ông muốn nói ở đây là lề đường của con đường một chiều, trong khi “lề đường bên phải" của các nước khác trong thế giới tự do là của con đường hai chiều. Tất nhiên đây là sự khác biệt rõ ràng, vì khi sử dụng “lề đường bên phải" của đường một chiều thì người lái xe chỉ có thể chuyển đổi làn xe chạy (lane) từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong mà thôi.

Người lái xe ở đây nên được hiểu là các tờ báo trong nước, hay nói cho rõ ràng hơn chính là các Tổng biên tập của các tờ báo này, và họ chỉ có thể "lái" tờ báo của mình đi thẳng một lèo, theo về một hướng dưới sự chỉ dẫn của anh công an giao thông, mà anh công an này được hiểu chính là Ban Văn hoá Tư tưởng và Bộ Thông tin Truyền thông. Nếu có cố lạng, lách, quẹo qua, quẹo lại như thế nào chăng nữa thì cũng chỉ ở trong cái phạm vi của con đường một chiều đó mà thôi. Tức là cho dù có "cố gắng phấn đấu" để giữ đúng “lề đường bên phải”, cho dù con đường một chiều này có rộng lớn đến 3 hay 4 làn xe chạy, cho dù ông Lê Doãn Hợp có hứa là "sẽ cố gắng để cho báo chí có một lề đường rộng, thông thoáng hơn" thì các "tài xế" báo chí cũng chỉ đi được về có một hướng, chứ không thể nào “lái” đi ngược lại trong con đường một chiều này được.

Như vậy, khi nói theo kiểu ví von là "Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải" của con đường một chiều thì ông Lê Doãn Hợp đã bổ túc thêm cho cái chỉ thị cấm tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành hồi đầu năm nay, và thêm cái quyết định ngày 28/5 mới đây cũng do Nguyễn Tấn Dũng ký để nghiêm cấm cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước không được tiếp xúc với các phóng viên báo chí. Chúng ta có thể hiểu ngầm theo lời ông Hợp nói thì tất cả các cơ quan truyền thông báo chí trong nước phải giữ “lề đường bên phải” của con đường một chiều, do ông bộ trưởng cho phép, thì mới được đi một cách tự do thoải mái, còn không sẽ bị xử lý theo luật... rừng.

Vừa đập vừa xoa

Một bên thì ông Lê Doãn Hợp răn đe cánh nhà báo, một bên thì ông nhắn nhủ “trung thực - dũng cảm - thận trọng - nhanh nhạy - hướng thiện”. Ai dám dũng cảm khi mà các phóng viên thực hiện những bài viết tường thuật dân oan, tham nhũng,... đều bị công an đến hỏi thăm và mời đi "làm việc". Điển hình nhất là gần đây các phóng viên của các tờ báo lớn trong nước đã bị Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an gọi lên thẩm vấn
[ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/08/070802_
reporterquestioning.shtml ] vì liên quan đến một số các bài báo viết về vụ PMU18 và vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi. Được biết là công an đã lập một bộ hồ sơ mang mật số LM07 (Chuyên án Lộ Mật năm 2007) để thẩm vấn những nhà báo “không giữ lề đường bên phải”. Những cuộc thẩm vấn này đều hoàn toàn không có lệnh phê chuẩn của Viện Kiểm Sát. Qua vụ này thì trung tướng công an Nguyễn Việt Thành, Phó Chánh Văn phòng Trung ương về chống tham nhũng, cũng đã “khuyên” các nhà báo “đừng vì sai sót nhỏ mà giảm ý chí chống tham nhũng”.


Tướng công an Nguyễn Việt Thành: “Ðừng vì sai sót nhỏ mà làm lớn chuyện nhé!”

Để tránh sự dòm ngó của công an thì tốt nhất các phóng viên nhà báo trong nước phải viết và đưa tin không trung thực, không hương thiện, và quan trọng hơn cả là phải thận trọng tối đa, và không cần nhanh nhạy. Làm sao mà cánh nhà báo có thể yên tâm làm việc, và cũng không thể nào xác định được “ranh giới an toàn” trong công tác. Đúng như một bạn đọc trên diễn đàn BBC đã nhận định: “Qua sự việc này ta thấy an toàn nhất cho các phóng viên và báo chí Việt Nam là cứ đăng các tin “xe cán chó, chó cắn xe” còn những chuyện tương đối quan trọng như là tham nhũng, dân khiếu kiện, dân chài lưới bị tàu nước ngoài bắn, các cuộc đình công v.v.. thì không nên đụng tới.” (Nguyễn Thương VN – BBC – 2/8/2007)

Việc làm đầu tiên của ông tân bộ trưởng là sẽ xác định “quy chế trách nhiệm” của các Tổng biên tập, và từ đó đảng chỉ cần nắm đầu, quản lý các vị này là đủ. Các vị Tổng biên tập cứ theo các quy chế này thì “hoàn toàn có tự do” thi hành nghiệp vụ. Ông cũng khuyên cánh nhà báo “đừng bao giờ nghĩ rằng quy chế nhiều là mất tự do, mà quy chế càng nhiều bao nhiêu thì điều chỉnh hành vi tự do càng tốt bấy nhiêu”.

Nghĩ cũng nực cười, nhà nước CSVN chuyên môn bày ra đủ thứ rào cản đối với các phóng viên nhà báo mà vẫn cứ bảo là sẽ có nhiều tự do NẾU “đi đúng lề đường”.

Giới nhà báo còn được tặng thêm 10 chữ “cơ chế - chính sách - công nghệ - cốt cán - cơ sở”. Cho dù công nghệ, cốt cán và cơ sở có thay đổi đi chăng nữa mà “cơ chế - chính sách” không thay đổi thì cũng không đi đến đâu thưa ông tân bộ trưởng Lê Doãn Hợp. Chẳng qua báo chí Việt Nam chỉ là những con két biết hót trong cái lồng của đảng CSVN mà thôi.
Và làm gì có chuyện tự do báo chí trong cái lồng đó!

Lê Minh Úc
06/8/07

No comments: