Friday, August 10, 2007

Báo chí CSVN đang lừa bịp trắng trợn

Trần Đức Tường
(VNN)

Im hơi lặng tiếng như điếc, như mù, như câm trong suốt 27 ngày, kể từ ngày 22/6/2007 đến ngày 18/7/2007, khi có hàng ngàn lượt dân oan từ 19 tỉnh thành phía Nam và 9 quận Sài Gòn tụ tập biểu tình, khiếu kiện tại Trụ Sở Quốc Hội 2, số 194, đường Hoàng Văn Thụ, Quận phú Nhuận, Sài Gòn, báo chí, truyền thông CSVN chỉ đưa tin từ ngày 19/7/2007, sau khi cuộc biểu tình đã bị công an dùng bạo lực giải tán. Tin tức họ đưa ra, không những cố tình che giấu những gì đã xảy ra trong 27 ngày đêm trước đó, mà còn hoàn toàn khác hẳn với sự thật trong đêm 18/7. Đại để các báo CSVN đều đưa tin giống nhau như Báo Thanh Niên, ngày 19/7 đã loan: "Đến 0 giờ 15 phút sáng nay 19.7, hơn 500 người dân từ các tỉnh đến TP.HCM khiếu kiện tập trung trước trụ sở Vụ Công tác phía Nam, Văn Phòng Quốc hội (đường Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận), đã lên xe trở về địa phương, theo lời vận động của Uỷ ban MTTQ, các ban ngành đoàn thể TP.HCM và các địa phương có người dân kéo về TP.HCM khiếu kiện".

Dù đa số người dân trong nước không có điều kiện truy cập các mạng internet để nghe được những lời kêu cứu của hàng trăm dân oan đã biểu tình trong suốt 27 ngày đêm tại Sài Gòn, báo động CSVN đang huy động các lực lượng công an, dân phòng, xe cứu thương, xe chữa lửa... chuẩn bị đàn áp đồng bào từ sáng ngày 18/7; nhưng qua các bài viết của báo chí cũng có thể thấy được, sự thật không như các báo CSVN đã loan tải.

Điều thứ nhất phải nói ngay là đồng bào dân oan đã bị cưỡng bức lên xe và bị chở về nguyên quán, chứ không do "lời vận động" của chính quyền Sài Gòn và địa phương. Đồng bào biểu tình thừa biết là chính quyền địa phương, thủ phạm những vụ cướp đất đai, ruộng vườn, nhà cửa của đồng bào, đã và sẽ không bao giờ giải quyết thỏa đáng cho đồng bào khi họ trở về địa phương. Vì thế trong suốt 27 ngày đêm đồng bào đã kiên trì tranh đấu, đòi trung ương phải giải quyết, từ chối những lời dụ dỗ trở về địa phương. Thất bại trong suốt 27 ngày "vận động", không lý gì mà chỉ từ 8 giờ tối đến nửa đêm ngày 18 rạng 19/7, CSVN lại có thể thuyết phục được gần 1000 đồng bào lên xe trở về nguyên quán.

Điều thứ nhì cần phải nêu rõ là hành động mờ ám của chính quyền CSVN. Mờ ám vì là một chính quyền, luôn luôn tự nhận là "của dân, do dân và vì dân" mà lại không làm cái công việc "vận động" dân oan giữa ban ngày, ban mặt; mà phải chờ đến lúc đêm tối, sau khi tắt điện, cúp sóng điện thoại di động, mới ra tay "vận động".

Điều thứ ba phải tố cáo trước dư luận là báo chí, đặc biệt là đài phát thanh Nhà Nước CSVN, ngày 23/7/2007 đã có bài nhan đề "Sự bịa đặt trắng trợn, không phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam". Bài này đã đả kích cơ quan Theo dõi Nhân Quyền là "đưa ra những thông tin bịa đặt trắng trợn "Việt Nam đàn áp những người tham gia biểu tình tại TP. HCM", và cho "Đó là những luận điệu hết sức sai trái, hoàn toàn không đúng với bản chất của sự việc". Đài tiếng nói CSVN đã trâng tráo nói rằng "Sự thật là những ngày qua, ở TP.HCM hay bất cứ địa phương nào ở Việt Nam, không có những cuộc biểu tình của người dân chống đối Nhà Nước, chính phủ, như Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền và một số phương tiện truyền thông phương Tây mô tả". Đài này còn khẳng định rằng: "Hoàn toàn không có súng, không có lựu đạn cay, không có vòi rồng, càng không có ai bị thương trong các vụ khiếu kiện vừa qua ở TP. HCM". Nếu có thể gọi là bịa đặt trắng trợn thì chính truyền thông của CSVN nói riêng và chế độ CSVN nói chung mới là bịa đặt trắng trợn. Cả thế giới đã theo dõi hình ảnh, âm thanh của cuộc biểu tình kéo dài 27 ngày đêm với băng-rôn, biểu ngữ, với cả tuần hành trên đường phố đã chứng minh cho sự gian manh của CSVN.

Điều thứ tư phải nói nữa là trong suốt 27 ngày đêm dân oan tụ tập ngay trước trụ sở Quốc Hội 2 tại Sài Gòn, mà không thấy bóng một tên đại biểu Quốc Hội nào, dù là khóa 11 hay khóa 12 mới được dân bầu, tới hỏi han đồng bào. Thậm chí, trong những phiên họp đầu của cái gọi là Quốc Hội khóa 12 cũng không hề đả động đến sự kiện hàng trăm, hàng ngàn dân oan biểu tình, khiếu kiện ngay tại một chi nhánh của nó. Phải chăng tất cả 500 đại biểu Quốc Hội khóa này đều đui mù, câm điếc hết hay sao?

Nhân dân ta phẫn nộ trước hành vi cướp giật đất đai, ruộng vường của đồng bào dân oan. Nhân dân ta lại càng phẫn nộ trước những luận điệu xảo trá và cách hành xử đê tiện, hèn mạt của chế độ CSVN. Vấn đề CSVN cướp đoạt đất đai vẫn còn nguyên vẹn vì CSVN không thể và cũng không muốn giải quyết thỏa đáng cho người dân. Đất đai là gia sản thiêng liêng, là nơi chôn nhau, cắt rốn, là quê hương, mái ấm gia đình của bao đời người dân Việt. Các chế độ trước đây, từ phong kiến đến thực dân, không ai dám đụng đến đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của dân. Dân tộc Việt Nam nhất quyết không để cộng sản tiếp tục cướp đoạt quyền tư hữu cuối cùng của mình được

http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=3357

http://blog.360.yahoo.com/blog-E3EKd6Ayc7NdFfplgVLFPG9q3Fz68Hw-?cq=1&p=351
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2007/20070730_02.htm
---
http://www.voh.com.vn/news/news_detail.cfm?iid=30338&catid=44

Wednesday, August 8, 2007

CSVN cay cú với “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR 3096”

Thứ Tư, ngày 8 tháng 8 năm 2007
CSVN cay cú với “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR 3096”

--------------------------------------------------------------------------------
• Lê Minh Úc

Ngày 7/8/2007 báo Nhân Dân điện tử đã đăng một bài của Trần Quang Hà phản bác lại “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR.3096”, do Dân Biểu Christopher H. Smith đề xướng với sự đồng bảo trợ của các dân biểu Ros Lehtinen, Loretta Sanchez, Sali, Rohrabacher, Zoe Lofgren, Wolf, Royce (California), Al Green (Texas), Tom Davis (Virginia), với một tựa đề khá hấp dẫn: “Nhân quyền không phải là công cụ phục vụ lợi ích cá nhân hẹp hòi”.

Ðây là một bài viết khá dài, phần lớn là để đả kích dân biểu Chris Smith, tự ca tụng “20 năm đổi mới” và tuyên truyền cù nhầy. Phần còn lại dùng để trích dẫn “ý kiến của một số bạn đọc” trên mạng BBC, và kết thúc cuối bài là các link liên kết để dẫn chứng các lý luận của bài báo để đọc giả tham khảo.

Mở đầu, Trần Quang Hà với luận điệu cù nhầy cố hữu của hàng ngũ văn nô bồi bút của đảng, đã chỉ trích việc dân biểu Chris Smith và các nhà lập pháp Hoa Kỳ khác cùng đồng đứng ra bảo trợ cho “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR.3096” là cách “hành xử theo lối bất chấp sự thật, bất chấp vai trò của luật pháp trong các chế độ chính trị - xã hội khác nhau”. Với một chút ít kiến thức về nền chính trị Mỹ, Trần Quang Hà cũng cố gắng chống chế rằng “văn bản này còn phải được thông qua tại các cơ quan lập pháp cao hơn ở Hoa Kỳ”.

Để dẫn chứng rằng những vị dân cử này đã hành động vì “động cơ cá nhân”, báo Nhân Dân qua bồi bút Trần Quang Hà đã đưa ra việc 7 trong số 9 vị dân biểu này là dân cử của các vùng có đông người Việt sinh sống ở tiểu bang California. Nói thế thì hớ hênh nhiều lắm, vì nếu lá phiếu của đa số cử tri “của các vùng có đông người Việt” này không có giá trị hoặc vì “động cơ cá nhân” thì làm sao mà các vị dân biểu Mỹ này lại đi làm cái “công việc không phù hợp với lương tri” như Trần Quang Hà đã viết?

Trần Quang Hà nên biết (Hà chắc chắn biết nhưng giả ngơ giả điếc) rằng các vị dân biểu Mỹ này làm việc vì nguyện vọng của số đông cử tri chứ không vì “động cơ cá nhân” hay vì số ít như các “đảng biểu” của cái gọi là “Quốc hội” của Việt Nam chỉ làm việc cho thiểu số đảng viên của đảng. Vì nếu họ không làm theo nguyện vọng của số đông cử tri thì lần bầu cử tới họ sẽ bị cử tri bất tín nhiệm và bị loại ngay.

Qua bài báo này, Trần Quang Hà đã cho đọc giả hiểu rằng cử tri người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ cũng có tiếng nói như người Mỹ bản xứ, và lá phiếu của cử tri rất có giá trị qua các cuộc bầu cử tự do trong một môi trường dân chủ thật sự, chứ không như các cuộc bầu cử theo kiểu trò hề “đảng cử dân bầu” tại Việt Nam, để đưa các đảng viên của ÐCSVN vào làm “đảng biểu” thay vì phải đúng ra là “dân biểu”.

Hà đã khuyến cáo rằng dân biểu Smith cần “phải nghe nhiều phía” và phải đến với số đông dân chúng Việt Nam chứ không “chỉ cố tiếp xúc với các nhân vật vốn nổi tiếng thù nghịch với Nhà nước và nhân dân Việt Nam”. Liệu ông Smith có thể “nghe nhiều phía”, được đến tiếp xúc “với số đông dân chúng Việt Nam” một cách tự do tuỳ ý, không qua sự dàn xếp của nhà nước Việt Nam và không có sự hiện diện của công an mật vụ, hay ông ta chỉ được phép tiếp xúc với những thành phần do đảng và nhà nước CSVN cho phép gặp? Chủ tịch Triết trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vừa qua, khi muốn đi thăm các “Việt kiều yêu nước” đâu có bị chính phủ Hoa Kỳ xen vào dàn xếp hay bị an ninh mật vụ Mỹ kè kè theo dõi đâu? Chắc Hà quên rằng dưới cái chế độ công an trị của CSVN, các nhà ngoại giao nước ngoài quan tâm đến tình trạng nhân quyền của Việt Nam, khi đi đến đâu cũng được công an Việt nam dọn đường sẵn rồi, thì làm gì có chuyện được quyền tiếp xúc trực tiếp với đại đa số người dân Việt Nam.

Để dẫn chứng thêm, tác giả bài báo trên tờ Nhân Dân điện tử đã đưa ra nhận xét của Nguyễn Gia Kiểng thuộc nhóm Thông Luận, và cho rằng đây là một “diễn đàn chống cộng” thứ thiệt của người Việt hải ngoại. Cái điều mà Hà cho rằng nhóm Thông Luận là một “diễn đàn chống cộng thứ thiệt của người Việt hải ngoại” thì để cho quý bạn đọc xét đoán. Nhưng Hà chắc không biết là ông Kiểng đã từng nói “ông viết 10 điều, ông chỉ mong 1 điều mới và đúng” mà thôi. Vậy thì lấy dẫn chứng qua lời của ông Kiểng e rằng không ổn tí nào, vì chỉ có thể tin được tối đa là 1/10 mà thôi.

Chưa hết, để bổ xung cho cái lý luận của mình, Trần Quang Hà còn vơ thêm bài viết của một người có bút danh Quang Thiện nào đó “trên một website của người Việt ở Ôtrâylia”. Cái website mà Hà bảo là “của người Việt ở Ôtrâylia” thì đúng là của người Việt thật, nhưng là loại “Việt kiều yêu nước”, tức là loại Việt kiều tay sai thân cộng sản Việt Nam, mà ngôn ngữ bình dân gọi là “Việt kiều bưng bô”, chính là trang Chuyển Luận Online (http://www.chuyenluan.net), một trang web cò mồi của VC trong công tác văn hóa vận tại Úc Châu và Tân Tây Lan. .

Vẫn chưa hết, để gọi là dẫn chứng cho cái khác biệt giữa “bất đồng chính kiến” với hành vi “chống đối”, Trần Quang Hà đã gom lại 6 ý kiến và chỉ có 6 ý kiến “đi đúng lề đường bên phải“ của cò mồi nhà nước (đăng trên diễn đàn ý kiến của mạng BBC hôm 2/8/2007: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070731_smith_bill.shtml ), còn những ý kiến khác không có lợi cho tuyên truyền thì bị Hà cho vào sọt rác.

Cuối bài viết của Trần Quang Hà là một danh sách 7 cái link liên kết để tham khảo, trong đó có 2 link liên kết là của nhóm “Việt kiều yêu nước” Chuyển Luận Online. Khi xử dụng 2 cái link liên kết của Chuyển Luận Online thì truy cập vào đúng chỗ, nhưng đến khi thực hiện thao tác tương tự cho 5 cái link liên kết còn lại thì truy cập ngay vào trang nhà của … Wikipedia. Có lẽ đã có nhiều đọc giả tại Việt Nam đã thử và gặp phải điều này, nhưng không thể ngờ rằng báo Nhân Dân đã cố tình bỏ đi dấu : (giữa chữ http//www), vì chẳng lẽ lại “vẽ đường cho hươu chạy” sao. Vả lại, nếu báo Nhân Dân có đăng chính xác, đầy đủ các link liên kết thì đọc giả tại Việt Nam cũng chẳng thể nào truy cập vào các trang web đó được vì hầu hết 5 link còn lại đều bị chặn bởi tường lửa (firewall) của công an mạng VC dựng lên.

Từ đầu đến cuối, bồi bút Trần Quang Hà đã vận dụng tối đa “óc sáng tạo” để lên án, đả kích “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR 3096” và người đề ra dự luật này là dân biểu Chris Smith. Trần Quang Hà còn dùng các lời dẫn chứng từ các trang nhà của Thông Luận, đài BBC, và mạng Ðối Thoại để dẫn chứng và bổ túc cho các lý luận trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân này, nhưng cuối bài lại chơi trò bẩn thỉu là cố tình xóa bỏ, không đăng chính xác các link liên kết của các trang web hải ngoại, ngoại trừ các trang web thân cộng, với mục đích không cho đọc giả trong nước vào kiểm chứng, mặc dù họ có muốn kiểm chứng cũng không được vì đụng phải tường lửa. Ðây rõ ràng là Trần Quang Hà qua báo Nhân Dân đã tự tố cáo mình đã vi phạm cái quyền căn bản của con người là được tự do thu thập thông tin. Do đó, Hà và báo Nhân Dân hoàn toàn không có một chút tư cách nào để lên tiếng phê phán dân biểu Smith và “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR 3096”.

Lê Minh Úc
8/8/2007





Báo Nhân Dân:

Nhân quyền không phải là công cụ phục vụ lợi ích cá nhân hẹp hòi


Cập nhật 11:16 ngày 07-08-2007

ND - Sau một loạt các động thái phê phán vô căn cứ và hầu như không quan tâm tới các nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia trong thế giới hiện đại, ngày 19-7-2007, hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Smith cùng các dân biểu Ros Lehtinen, Loretta Sanchez, Sali, Rohrabacher, Zoe Lofgren, Wolf, Royce (California), Al Green (Texas), Tom Davis (Virginia) đã đệ trình và được Ủy ban Ðối ngoại Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua cái gọi là Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 (H.R. 3096).

Cho dù để có hiệu lực thực hiện, văn bản này còn phải được thông qua tại các cơ quan lập pháp cao hơn ở Hoa Kỳ, thì sự ra đời của nó lại cho thấy hiện tại ông ta và một vài cá nhân trong chính giới Hoa Kỳ vẫn hành xử theo lối bất chấp sự thật, bất chấp vai trò của luật pháp trong các chế độ chính trị - xã hội khác nhau... và tự cho mình quyền được can thiệp thô bạo, vô lối vào các quốc gia khác trong một thế giới mà tư duy theo kiểu “chiến tranh lạnh” đã trở nên lỗi thời.

Xét đến cùng thì sự ra đời của những văn bản như Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 vốn không có gì lạ lẫm, cũng không có gì mới mẻ, đó chỉ là sự nối dài các hành động mà một vài vị dân biểu Hoa Kỳ, vì những động cơ cá nhân đã tiến hành trong các năm gần đây. Nói cách khác, vì số phiếu bầu của một bộ phận cử tri là người Mỹ gốc Việt (không ngẫu nhiên, trong số 9 dân biểu cùng ông hậu thuẫn cho Dự luật nói trên lại có tới 7 vị ở bang California - nơi tập trung phần lớn người Mỹ gốc Việt) họ đã tiến hành những công việc không phù hợp với lương tri, không phù hợp với xu thế hợp tác để phát triển.

Lại nhớ cuối năm 2005, ông Smith đã tới Việt Nam với mục đích: Tìm hiểu tình hình và thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo tại đây”(1). Về chuyến đi này, ông Ngô Yên Thi, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam khi đó, đã đánh giá khá chân xác trên BBC như sau: “Dường như ông (Chris Smith - TQH) tiếp xúc với những người lâu nay thiếu thiện chí và có thành kiến là nhiều hơn. Chúng tôi cũng đã nhận xét rằng, đã nghe thì phải nghe nhiều phía và phải thấy cái toàn thể của Việt Nam”(2).

Có lẽ với ông Smith, lời khuyên về việc “phải nghe nhiều phía” đã không có tác dụng, do vậy sau cuộc thảo luận tại Ủy ban Ðối ngoại Hạ nghị viện Hoa Kỳ vừa qua, ông ngạo mạn tuyên bố: “Sau khi Nhà nước Việt Nam đã ăn mừng việc chuyển vào một hướng đi mới, thì họ lập tức lục lọi để tìm ra một số trong những người tốt nhất, thông minh nhất và dũng cảm nhất của dân tộc Việt Nam, những người đã lên tiếng thay mặt cho nhân quyền, và ném những người này vào tù. Chiến dịch đàn áp này thật là vô lương tâm. Nghị quyết này cảnh báo cho Nhà nước Việt Nam biết rằng cái đường lối xúc phạm nhân quyền (của họ) sẽ ít nhất bị một vài sự trừng phạt”(3).

Ðến Việt Nam “để tìm hiểu tình hình và thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo”, ông Smith không đến với số đông dân chúng, mà chỉ cố tiếp xúc với các nhân vật vốn “nổi tiếng” thù nghịch với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, để rồi ca ngợi họ là: “Những người tốt nhất, thông minh nhất và dũng cảm nhất của dân tộc Việt Nam, những người đã lên tiếng thay mặt cho nhân quyền”.

Vậy là chẳng gì khác lắm so với những người có chung luận điệu, ông đã lập lờ sử dụng các khái niệm “nhân quyền” và “bất đồng chính kiến” để che lấp bản chất đích thực của những phần tử đã có hành vi vi phạm pháp luật chống đối nhà nước, phá hoại ổn định và trật tự xã hội. Là công dân của một nước lớn, lẽ ra ông dân biểu Smith nên dành thời gian tìm hiểu những con người mà ông ca ngợi xem họ là ai, họ đã lợi dụng tinh thần dân chủ của xã hội Việt Nam như thế nào, họ đã khuếch trương thanh thế qua đặc tính “ảo” của internet nhằm gây ra sự ngộ nhận ra sao...

Nhưng ông Smith đã không làm như vậy. Vì mục đích gì, chắc ông Smith rõ hơn ai hết. Ðể nhận diện những con người này, không cần phân tích và chứng minh dài dòng, chỉ xin dẫn lại một số nhận xét đã đăng trên thongluan.org - một diễn đàn “chống cộng” thật sự của người Việt ở nước ngoài, để ông Smith tham khảo:

- Nguyễn Gia Kiểng: “Nguyễn Văn Lý, và Nguyễn Văn Ðài ở Hà Nội, đã là những nạn nhân của các hoạt động đối lập tại hải ngoại: Không chuẩn bị lực lượng rồi đến khi thấy tình thế có vẻ thuận lợi thì cố gắng nắm lấy cơ hội một cách vội vã và vận dụng quá sức anh em trong nước trong một cuộc thi đua xô bồ xem ai làm trước, ai lên tiếng trước, ai thông báo đầu tiên những “tin khẩn”, ai gây được tiếng vang nhiều nhất”(4).

- Như Hà: “Khi mà người ta cứ vống mãi lên, cứ huyễn hoặc mơ tưởng có một cuộc đổi đời, một cuộc cách mạng sắp xảy ra đến nơi để mà vội khua chiêng gõ mõ, để vội vàng thành lập đảng này hội nọ và dự tính cho một tương lai gần khi mà họ tưởng tượng ra với khuôn mặt mình đang rạng rỡ và oai hùng trên kỳ đài chiến thắng. Trong mơ! Họ huyễn hoặc mơ đến một cuộc cách mạng nhung, cách mạng mầu trong ảo tưởng, họ huyễn hoặc cho một phong trào mang tính tự phát, xô bồ... Họ huyễn hoặc mơ tưởng đến việc cố tình dựng lên một tổ chức “ruột” coi đó là tài sản riêng của mình, nhằm tham gia một vai trong vở diễn Dân Chủ, làm cho vở diễn mang đậm tính bi hài mua vui cho thiên hạ, không biết được mấy trống canh đây! Chuyện lục đục đánh phá lẫn nhau giữa các “lão thành dân chủ” đã làm cho bên ngoài thì khinh thường các “lão thành dân chủ” trong nước; các anh em dân chủ trẻ trong nước thì không còn biết tin ai, nghe ai nên đành nghe và làm theo sự chỉ đạo trực tiếp từ bên ngoài. Từ đấy phong trào không hướng vào bề sâu mà thúc giục nhau diệu võ giương oai, khiêu khích công an, thách đố chính quyền...”(5).

Các nhận xét trên đây cho thấy những con người “thay mặt cho nhân quyền” mà ông Chris Smith ca ngợi chỉ là một nhóm xô bồ những phần tử cơ hội chính trị. Họ không đấu tranh cho ai, họ chỉ “đấu tranh” cho lợi ích cá nhân của mình mà thôi. Cho nên, trên một website của người Việt ở Ôtrâylia, tác giả Quảng Thiện đã cho rằng: “Yêu nước vốn là bổn phận thiêng liêng của bất cứ người dân của một dân tộc nào. Vì yêu nước nên giả sử có một cách nhìn, một chính kiến, một chính sách khác đối lập với Nhà nước cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên yêu nước kiểu Trần Ích Tắc yêu cầu ngoại bang can thiệp vào nước mình là một hành động không yêu nước chút nào, nếu không nói đó là hành động phản quốc”(6). Cũng ở diễn đàn này, đề cập các “nhà nhân quyền giả hiệu” mà ông Smith đề cao, tác giả Hà Giang có ý kiến khá sòng phẳng: “Không ai muốn trao quyền điều hành quốc gia cho những kẻ mang trong đầu cái tư tưởng làm nô lệ ngoại bang được các thế lực chống Việt Nam tấn phong làm “nhà đấu tranh”; không ai công nhận những kẻ hành xử như là những tên côn đồ chính trị mang mặt nạ “đấu tranh”; không ai chấp nhận những kẻ bất tài, chuyên nói bậy, hay những hạng diễn viên phường tuồng ồn ào bát nháo đội lốt “trí thức”; không ai nhìn nhận những tên phản quốc muốn bay lá cờ ba sọc nhưng đội lốt “đấu tranh cho dân chủ”; và không ai cần đến những kẻ mắc bệnh hoang tưởng đeo nhãn hiệu “nhà dân chủ” lải nhải lảm nhảm xuyên tạc Việt Nam” (7).

Sau hơn 20 năm đổi mới, nước Việt Nam đã có những bước đi vững chắc hướng về tương lai để đạt tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vượt qua hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh khốc liệt do người Mỹ gây ra, vượt qua các khó khăn do chính sách “cấm vận”, vượt qua các hạn chế trong tư duy về phát triển..., toàn thể nhân dân Việt Nam sát cánh cùng Ðảng và Nhà nước Việt Nam để xây dựng một cuộc sống mới với nhiều thành tựu mà thế giới đã thừa nhận. Trong bối cảnh ấy, nếu thật sự là người “thay mặt cho nhân quyền”, đáng lẽ các cá nhân được ông Smith nhắc tới trong Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 (H.R. 3096) phải tự hào về điều đó - vì dù thế nào thì chính họ cũng đã và đang thụ hưởng những thành tựu do Ðổi mới đem lại, song ngược lại, họ chưa bao giờ có bản lĩnh và sự trung thực để nhắc tới thành quả lao động của nhân dân. Họ chỉ chú mục bới móc và thổi phồng các hiện tượng tiêu cực (điều rất khó tránh khỏi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện một xã hội mà trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều di hại của lối tư duy cũ, của những mặt trái nảy sinh trong quá trình hội nhập...), rồi bằng mọi cách dựng đứng, vu cáo, bôi đen các giá trị, các chính sách ưu việt của Nhà nước Việt Nam,... nghĩa là họ chưa bao giờ quan tâm đến quyền lợi của nhân dân, và “nhân quyền” chỉ là công cụ phục vụ cho tham vọng được nổi tiếng, hòng kiếm chác được một phần nào đó từ “miếng bánh USD” mà trong Dự luật... ông Smith đã gán cho mục đích mỹ miều là để “thúc đẩy cho nhân quyền tại Việt Nam”. Có lẽ vì thế, ông Smith và họ đã dễ dàng tìm thấy một “tiếng nói chung”?

Với mọi con người có ý thức và với mọi xã hội văn minh, “nhân quyền” được xem là quyền tối thượng của con người trong sinh tồn xã hội. Tuy nhiên, việc hiểu và thực thi nhân quyền như thế nào lại phụ thuộc sự lựa chọn cách thức tổ chức xã hội, cũng như sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi quốc gia, phụ thuộc truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng... Nếu ông dân biểu thật sự quan tâm tới vấn đề “nhân quyền” thì thiết nghĩ cũng nên tham vấn một số điểm trong bản Giao ước Quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị và Giao ước quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được Ðại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 6-12-1966 để thấy rằng quyền “tự do tư tưởng, lương tri và tôn giáo”, quyền “tự do phát biểu ý kiến”, quyền “hội họp trong hòa bình”... luôn được nhấn mạnh phải “chịu những hạn chế quy định của luật pháp”, “chịu một số hạn chế, nhưng những hạn chế này chỉ có thể do luật pháp đặt ra”, “không hạn chế nào được đặt trên sự thực thi... ngoài những hạn chế được áp đặt để tuân theo luật pháp”.

Cũng xin bổ sung thêm quan niệm của các nước châu Á tại hội nghị về nhân quyền tổ chức tại Bangkok cách đây hơn mười năm rằng nhân quyền phải được xét đến: “Trong bối cảnh của những cá biệt quốc gia và địa phương, và những nền tảng lịch sử văn hóa tôn giáo khác nhau... Theo dõi vấn đề nhân quyền là vi phạm chủ quyền quốc gia... Viện trợ kinh tế với điều kiện, dựa trên tiêu chuẩn nhân quyền là đối ngược với quyền phát triển...”. Nếu tham vấn từ đó, ông dân biểu hẳn sẽ rút ra kết luận: Khi mà việc thực thi vấn đề “nhân quyền” phụ thuộc luật pháp và các giá trị riêng mà mỗi quốc gia theo đuổi thì điều đó cũng đồng nghĩa với một thực tế là trên thế giới này không có một quan niệm “nhân quyền” chung chung, phổ quát cho mọi quốc gia.

Mặt khác, cũng muốn nói với ông rằng đã đến lúc cần phân biệt sự khác nhau giữa hiện tượng “bất đồng chính kiến” với hành vi “chống đối”. Bởi không thể coi “bất đồng chính kiến” đồng nghĩa với hành vi kích động và hô hào dân chúng lật đổ chính quyền, tổ chức các hội đoàn nằm ngoài khuôn khổ luật pháp, kêu gọi nước ngoài cắt viện trợ, đưa ra những tuyên ngôn đầy những ngôn từ bạo lực như “trận quyết đấu cuối cùng... đánh thẳng... đánh đòn chí tử”... Chẳng lẽ ở nước Mỹ, các hành vi này lại được coi là “bất đồng chính kiến” hay sao, thưa ông Smith?

Cuối cùng, để kết thúc, xin được trích ý kiến của một số bạn đọc thảo luận quanh bài Vận động Dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 đăng ngày 2-8-2007 trên BBC và hy vọng qua đây, ông dân biểu Smith sẽ nghiêm túc xem xét lại quan điểm của mình:

- Hạnh (Ðà Nẵng): “Tôi thấy ông Smith luôn phá hoại về tình hình nhân quyền của Việt Nam, trong khi đất nước Việt Nam là nước có chủ quyền...” .

- Ẩn danh: “Những người tốt nhất, sáng láng nhất và dũng cảm nhất Việt Nam, những người đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền”. Nghe tức cười quá! Ông Mỹ này cũng rảnh rang thật. Hết chuyện làm rồi lại đi thổi bong bóng”.

- Nguyễn Xuân: “Nhân quyền là nguyện vọng tự nhiên của tất cả mọi dân tộc, cần được góp ý một cách chân thành, không nên vin vào nhóm này, nhóm khác để đánh lạc hướng dư luận, làm dân trí mê muội, mất niềm tin ở nhân quyền”.

- Mai (Hà Nội): “...Không điều gì là hoàn hảo cả, Việt Nam vẫn còn những hạn chế trong nhiều mặt, nhưng để xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn thì người Việt Nam không cần đến những dự luật phá hoại kiểu này”.

- Khách quan (Việt Nam): “Dám hỏi các ngài đã ai đến Việt Nam bao giờ chưa hay chỉ thông qua báo chí và những lời “kêu cứu” của một số phần tử chống đối, bất mãn mà các ngài gọi là “các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam”? Tôi thấy rằng sống ở Việt Nam vô cùng an toàn và dân chủ, tôi có thể đi bất cứ đâu mà không lo bị bắt cóc, bị khủng bố bị đánh hội đồng”.

- Lê Cương Chính: “Xin được góp ý một lần cho rõ trắng đen với các ông đại biểu dân ở Mỹ, các ông Việt Nam chạy trốn, sống bám ở nước ngoài, là truyền thống văn hóa Việt Nam chúng tôi từ ngày chủ quyền về tay người Việt Nam rõ ràng là dứt khoát phản đối những luận điệu giải thích về dân chủ, về nhân quyền của Mỹ, của Tây, vì nó đi ngược lại hoàn toàn chủ trương, và luật pháp của Nhà nước Việt Nam.

Tôi chỉ là một người dân thường, sống từng trải dưới thời Mỹ ngụy, và cũng có nhiều bạn bè là Việt kiều, con cháu chưa có ai giữ chức vụ cộng sản gì, và tôi biết còn nhiều khó khăn, tiêu cực không thể nào giải quyết, nhưng vẫn mạnh dạn phản đối những ngoại bang nhòm ngó vào đất nước tôi để bêu xấu về nhân quyền, cho dù các người có đòi hỏi nâng cao mức lương, mức sống cho người dân, chúng tôi cũng dứt khoát phản đối, không cần đến những lời nhân nghĩa, tội nghiệp của các người...”.

--------------------------------

1,2. http//www.bbc.co.uk/
vietnamese/vietnam/story/2005/12/051205
_visit_chris_smith.shtml.

3. Theo ông Patrick J.Creamer - Giám đốc Truyền thông Văn phòng
hạ nghị sĩ Christopher Smith,
http//www.doi-thoai.com/baimoi0807_027.html. (sai, không vào được !)


4. http//www.thongluan.org/vn/
modules.php?name=News&file=article&sid=1881.

5. http//www.thongluan.org/vn/
modules.php?name=News&file=article&sid=1998.

6. http://www.chuyenluan.net/200611/0611_42.htm

7. http://www.chuyenluan.net/200611/0611_41.htm

TRẦN QUANG HÀ



Trò bẩn thỉu:
Các link liên kết để tham khảo 1,2,3,4,5 tới các trang BBC, Thông Luận và Ðối Thoại đã bị báo Nhân Dân cố tình xóa đi dấu hai chấm : (giữa chữ http//www), trong khi đó các link liên kết 6 và 7 đến trang của nhóm “Việt kiều yêu nước” Chuyển Luân thì không bị xóa.

http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=101837 (dạng online) (Nếu đường link này bị trở ngại, xin vui lòng trở ra trang trước có đường link ở cụm chữ "báo Nhân Dân điện tử"


nguồn M Úc:
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2007/20070808_01.htm




Phụ phần bài BBC : dân biểu Smith vận động hr 3096
Danh sách những người góp ý mà báo Nhân dân "quên đăng":

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070731_smith_bill.shtml

Nguyễn Xuân
Không ai chối cãi, và không ai từ chối cái quyền mà thượng đế ban cho là "mọi người sinh ra đều bình đẳng", thế nhưng hiện nay trên thế giới nhiều dân tộc vẫn không dám cưỡng lại những tập đoàn cai trị, ỷ vũ lực ngang nhiên thu tóm mọi quyền lợi, chỉ ban phát rất hạn chế quyền con người cho đám dân hèn, không những thế các tập đoàn cai trị còn khôn ngoan núp dưới những mặt nạ nhân nghĩa đạo đức, vì dân, do dân.
Cho đến nay, có nhiều tập đoàn cai trị đã chấp nhận bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật trên đất nước của họ, cho dù đó là yêu cầu của thế giới bên ngoài, vì các điều trên cũng làm lợi cho họ. Nhưng họ vẫn không muốn bảo vệ nhân quyền, vì nhân quyền gây trở ngại, bất ổn cho tham vọng duy trì địa vị cai trị dân.
Nhân quyền là nguyện vọng tự nhiên của tất cả mọi dân tộc, cần được góp ý một cách chân thành, không nên vin vào nhóm này, nhóm khác để đách lạc hướng dư luận, làm dân trí mê muội, mất niềm tin ở nhân quyền.

Saigonian
Có lẽ những người phản đối chính phủ Mỹ về chuyện nhân quyền ở VN đều là dạng "con ông cháu cha" hay ít ra thì cũng hưởng bổng lộc từ cái chế độ cộng sản lừa đảo này! Nếu VN có nhân quyền, có dân chủ, có tự do báo chí... thì tại sao chuyện bà con nông dân đi khiếu kiện đông đảo như thế mà 600 tờ báo ở VN câm như hến? Sau đó, đàn áp họ để giải tán một cách thô bạo thì lại nói là "êm thấm, chỉ khuyên họ về là họ về"? Họ đi khiếu kiện vì họ đã nghe hứa quá nhiều rồi! Đói, khát, sống vật vờ ở vỉa hè cả tháng trời mà chỉ cần nghe một lời hứa là họ về sao?
Các bạn chưa sống tự do ngày nào nên cứ nghĩ rằng mình đang được tự do. Các bạn có dám chửi ông chủ tịch nước một cách công khai không (khi chính sách của ông ta không được lòng dân). Ở Mỹ, khi ông Bush đem quân đi đánh Iraq, những người Mỹ không đồng ý với quyết định trên đã viết báo chửi ông Bush tưng bừng. Đó chính là nhân quyền, là dân chủ, là tự do báo chí...đấy!
"Đó là những con người tốt nhất, sáng láng nhất và dũng cảm nhất" của nước Việt Nam! Câu nói đó hoàn toàn đúng! Vì chỉ có họ mới dám hy sinh mình cho tự do, cho nhân quyền - đó là dũng cảm. Chỉ có họ mới nhận thức rõ những dối trá, lừa lọc, tham lam và ngu đần của chính phủ cộng sản - đó là sáng láng. Chỉ có họ mới biết nghĩ đến đồng bào họ vì họ biết rằng, khi chống đối tức là họ phải chịu thiệt thòi - đó là những người tốt nhất!

Trần Trung, TP HCM
Tôi thấy hễ lần nào BBC đăng tin nghị sĩ Mỹ phê phán hay đưa ra dự luật nhân quyền liên quan đến VN, thì có rất đông một lực luợng "bảo vệ Đảng" nhanh chóng lên tiếng trên diễn đàn BBC. Lại còn "quay mũi giáo" sang nhân quyền của Mỹ. Nhưng khi BBC đăng những tin tức liên quan đến những yếu kém cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền của VN, thì họ im hơi lặng tiếng. Ví dụ cuộc biểu tình của đồng bào bị cướp đất vừa qua, thật khó mà tìm những ý kiến bảo vệ Đảng trên diễn đàn lúc đó.
Rõ ràng là VN chúng ta còn yếu về lĩnh vực nhân quyền, và những sức ép của quốc tế là nhằm nâng cao sự tự do nhân quyền cho chính người dân, thì tại sao lại chống đối. Trừ phi những người lên tiếng chống đối ấy có "liên hệ mật thiết" đến giai cấp lãnh đạo hiện nay, vì hơn ai hết, những người lãnh đạo VN rất không muốn cởi trói cho Xã hội VN, nhất là về mặt nhân quyền hay tôn giáo. Chính CT Triết đã thừa nhận "VN không cần cải thiện về nhân quyền" kia mà.

Mai, Hà Nội
"Tìm cách bỏ tù những người tốt nhất, sáng láng nhất và dũng cảm nhất...". Không điều gì là hoàn hảo cả, Việt Nam vẫn còn những hạn chế trong nhiều mặt, nhưng để xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn thì người VN không cần đến những dự luật phá hoại kiểu này.

Mai Ninh, SG
"Dự luật về Nhân quyền Việt Nam 2007 (H.R. 3096) được nói là có mục đích thúc đẩy cải cách nhân quyền ở Việt Nam và buộc chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm." Đây mới là mục đích của Dự luật, xin đừng vì "thành kiến" hay khả năng đọc chưa tốt mà có những ý kiến "hằn học", hãy bình tâm suy xét. Vì VN đã ký hiệp định về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (khi ký thì mới nhận được viện trợ nhân đạo, giúp đỡ của các nước...). Nếu khi chúng ta vi phạm hiệp định thì tự ta phải chịu trách nhiệm (không chỉ có Mỹ mà cả Châu Âu cũng lên tiếng, chỉ trừ các nước CS và các nước "chưa giàu mạnh"), chưa kể việc người ta cho hay không cho là quyền của người ta!
Vậy ngay cả khi VN có nhân quyền thì việc người ta đòi cắt không viện trợ nữa thì cũng là chuyện thường, VN ta phải có lòng tự trọng chứ, đừng như Chí Phèo lấy việc hành hạ thân xác mình, chửi bới để bá Kiến cho tiền uống rượu!!! Hay Bắc Hàn đem vũ khí hạt nhân, nhân dân mình ra để đòi viện trợ... (hy vọng VN không biến mình thành Chí Phèo thời đại).

Nhã, Tiền Giang
Dự luật ra đời rất kịp thời và đáp ứng mong muốn của đa số dân oan Việt Nam vừa bị đàn áp dã man khi đấu tranh ôn hòa để đòi quyền lợi chính đáng trước trụ sở Quốc hội ở TP. HCM, cũng như những người có hiểu biết và lương tri hiện nay ở VN và toàn thế giới. Các tổ chức đoàn thể tôn giáo người VN hãy có những hành động ủng hộ cần thiết để dự luật sớm được thông qua để nhân dân VN đươc nhờ. Và cũng xin trân trọng cám ơn dân biểu Christopher H Smith.

Lan Nguyen, Pháp
Nếu chúng ta muốn ĐCS thành công trong công cuộc bài trừ tham nhũng hiệu qủa thì chúng ta phải ủng hộ dự luật nhân quyền của ông Chris Smith vì nó sẽ tạo điều kiện cho báo chí, đài radio, Tv và tiếng nói của người dân lương thiện phát biểu công khai. Có như vậy ĐCS mới diệt được những con sâu làm rầu nồi canh.
Chúng ta cũng phải theo dõi hai ĐCS anh em VN và TQ đang bàn việc đối phó với tình thế mới hiện nay. Tôi cũng kêu gọi Việt kiều nếu muốn VN có dân chủ và nhân quyền thì hãy biểu tình trước sứ quán Trung Quốc ở nơi qúy vị đang ở, có như vậy thì ĐCS VN mới biết được họ phải làm gì.




Ghi chú: tác giả Trần quang Hà viết "thật vô tư đấy !" (vô số tội)

Bài viết của báo Nhân dân - dạng in pdf

a- Links số đậm phải được đánh cho đúng là (có ":") http://www
thì mới vào được !
b- Ngoài ra, trong báo Nhandan, cố tình xuống hàng nửa chừng sau vn/ để link mất giá trị ! (links: 1-2, 4, 5); và thêm dấu chấm sau cùng để link mất giá trị (link 1-2,3,4,5);
c- Những links này, đã không được viết dưới dang html để độc giả có thể click vào để vào trang web thích ứng, kiểm tra ! (buộc phải copy/paste, dành cho người biết internet); tuy nhiên vẫn không chạy vì sai (xem a, b) !
d/ links 6,7 thì rất TỐT ! (báo VK yêu nước)

Links đã được sữa lại cho đúng:
1,2- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2005/12/051205_visit_chris_smith.shtml
(ngoài ra, trong báo Nhandan, cố tình xuống hàng để link mất giá trị !)

3- http://www.doi-thoai.com/baimoi0807_027.html

4- http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1881 ( Thời điểm của một xét lại bắt buộc - NGK )

5- http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1998 ( Độc tài bị bệnh thành tích, Dân chủ mắc bệnh hoang tưởng - N H)



- 4b- TRAO ĐỔI DÂN CHỦ: NHẬN ĐỊNH của ÔNG NGUYỄN GIA KIỂNG CÓ NHIỀU CÁI SAI VÀ NGUY HIỂM - Nhà văn Hoàng Tiến http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html
- Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam - Tran Khai
- HR3096 text (en) PDF



- http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c110:H.R.3096: HR3096 text (en) online
- HR3096 text (en) dạng in pdf : nguyên văn
- HR3096 text (fr) dạng in pdf
- HR3096 text (việt) dạng in pdf : tóm tắt
- Bài viết của báo Nhân dân - dạng in pdf
- Bài phân tích, phản bác của Minh Úc - dạng in pdf (1) V V V
- Bài phân tích, phản bác của Minh Úc - dạng in pdf (2) - tntd

Kết luận:
Bà con cô bác xem coi có đúng là "Nhân dân" bưng bít, cắt xén, thêm, xuyên tạc sự thật, bịt mắt, khóa tư tưởng ... Nhân dân (thứ thiệt) không ??




Dân Biểu Chris Smith: Hà Nội Chẳng Hiểu Gì Về Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007

• RFA 7.8.2007


Dân Biểu Chris Smith

- tải xuống để nghe

Dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 mang số hiệu HR.3096 do dân biểu Chris Smith đề xướng vừa đựơc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thông qua tuần trước. Ngay lập tức, Hà Nội lên tiếng cáo buộc đây là "một hành động sai trái và nguy hiểm, làm tổn hại đến quan hệ Việt-Mỹ." Bài bình luận của Đài tiếng nói Việt Nam hôm 1-8 lên án dự luật này "không vì mục đích bảo vệ hay phát triển quyền con người, mà nhằm âm mưu phá huỷ những thành quả về nhân quyền của đảng và nhà nước Việt Nam".

Phản hồi của tác giả dự luật này ra sao? Sau đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn đài RFA của ông Chris Smith, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ.


RFA: Trước tiên, xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn đặc biệt xoay quanh dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 do ông soạn thảo. Như ông cũng biết, báo chí nhà nước Việt Nam vừa lên tiếng tố cáo dự luật này không nhằm bảo vệ hay phát triển nhân quyền ở Việt Nam, mà hầu phá hoại những thành quả về nhân quyền mà chính phủ Hà Nội đã đạt đựơc trong những thập niên qua. Hơn nữa, Hà Nội còn cho rằng dự luật là "một hành động nguy hiểm" chống lại mối quan hệ song phương mà hai nước đang nỗ lực củng cố bằng cách can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Ý kiến của ông ra sao?

Dân biểu Chris Smith: Thứ nhất, nhân quyền mang tính toàn cầu, và nhà nước Việt Nam đã đồng ý tham gia ký kết Công ước quốc tế về nhân quyền do Liên Hiệp Quốc đề xướng. Vì vậy, nhân quyền không thuộc về một quốc gia nào cả, mà có tính chất toàn cầu, nó không có giới hạn về biên giới. Khi nhà nước CSVN bắt bớ, đe doạ các tù nhân chính trị, không tôn trọng quyền của các thành phần thiểu số, ngăn chặn các luồng thông tin tự do như phá sóng đài phát thanh Á Châu Tự Do chẳng hạn, thì đó là những bằng chứng rõ ràng cho thấy họ đang vi phạm các nhân quyền đựơc quốc tế công nhận.

Trong dự luật nhân quyền Việt Nam 2007, chúng tôi nêu rõ nếu Việt Nam thật sự muốn tìm kiếm 1 chỗ đứng trên trường thế giới, nếu Hà Nội thể hiện những thành quả nhân quyền đáng kể, thì Hoa Kỳ sẽ không áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt nào như đã đề nghị trong dự luật. Chúng tôi bênh vực những nạn nhân bị áp bức tại Việt Nam, đặc biệt là những nhà bất đồng chính kiến, chứ chúng tôi không đứng về phía những người đàn áp.

Đáng tiếc rằng sau khi đựơc kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới WTO và đựơc cấp Quy chế quan hệ thương mại bình thừơng vĩnh viễn với Hoa Kỳ, nhà nước Việt Nam đã trở mặt, khởi sự những làn sóng đàn áp, bắt bớ, đe doạ những tiếng nói bất đồng chính kiến một cách hết sức vô lương tâm.

Cho nên, tôi và nhiều nhà lập pháp của cả 2 đảng Cộng Hoà và Dân Chủ vô cùng thất vọng trước thái độ của chính phủ Hà Nội. Một chính phủ văn minh và nghiêm túc tuân thủ những luật lệ về nhân quyền sẽ không hành xử như vậy.

RFA: Dự luật do ông đề xướng, một mặt, yêu cầu ngưng các khoản viện trợ cho Việt Nam nếu Hà Nội không phóng thích các tù nhân tôn giáo và chính trị; mặt khác, đề nghị dành hàng triệu đôla chống phá sóng đài Á Châu Tự Do?

Dân biểu Chris Smith: Tôi đã đọc được những luận điểm của phía nhà nước CSVN đưa ra, nhưng thật chán là họ thậm chí chưa đọc hết nội dung bản dự luật của tôi mà đã vội vàng lên án. Nếu họ đọc thông suốt, họ sẽ thấy rằng dự luật không hề đề cập đến các khoản viện trợ nhân đạo của Mỹ dành cho Việt Nam bao gồm cả khoản viện trợ cho các nạn nhân HIV/AIDS.

Chúng tôi không hề có ý cản trở các nguồn viện trợ nhân đạo dành cho những người khốn khó, bệnh tật, hay đói kém vì chúng tôi luôn nhiệt tình mong muốn hỗ trợ những ngừơi khốn khó ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cho dù chính phủ các nước đó có man rợ đến mức nào đi chăng nữa.

Nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây là các khoản viện trợ an ninh và phát triển kinh tế. Tại sao chúng tôi phải viện trợ và bao thầu cho một nhà nước lạm dụng quyền lực, ngượ đãi dân chúng? Ý nghĩa của khái niệm "nhân quyền" là quan tâm đến từng cá nhân trong xã hội, và bộ máy cầm quyền của nước ấy phải biết bảo vệ người dân. Nhưng tiếc thay, thực tế cho thấy, công tác giám sát và bảo đảm nhân quyền của nhà nước Việt Nam hết sức tồi tệ.

Tóm lại, khi lên tiếng phản bác, chính quyền Việt Nam thậm chí chưa hiểu rõ nội dung bản dự luật nhân quyền 2007 của tôi.

Mặt khác, khoản tiền mà chúng tôi đề nghị dành cho các hoạt động cổ võ nhân quyền là nhằm hỗ trợ những tiếng nói của lẽ phải, những tiếng nói ôn hoà, hoàn toàn bất bạo động. Tôi ước gì nhà nước Việt Nam đối xử với người dân một cách phi bạo lực, đặc biệt là đối với các tù nhân. Đây là một bản dự luật rất nghiêm túc và nhà cầm quyền Hà Nội lên tiếng phản bác là do thực trạng nhân quyền của họ quá tồi tệ.

RFA: Thế nhưng, chính quyền Việt Nam tố cáo những tù nhân chính trị và tôn giáo mà ông bênh vực ấy là những người phạm pháp, và đài Á Châu Tự Do là một tổ chức xuyên tạc, kêu gọi dân chúng chống đối nhà nước. Phản hồi của ông ra sao?

Dân biểu Chris Smith: Đài Á Châu Tự Do chỉ kêu gọi nhà nước Việt Nam hãy làm những điều như các chính phủ tôn trọng nhân quyền khác đang làm là cho phép những ý kiến khác biệt. Đó là quyền tự do ngôn luận và điều này không hiện hữu tại Việt Nam.

Trái lại với sự tin tưởng rằng Việt Nam đang có vài tiến bộ về nhân quyền, các sự việc xảy ra gần đây đã thức tỉnh Quốc hội Hoa Kỳ và những ai yêu chuộng dân chủ-nhân quyền rằng: Việt Nam đang đi trên một chiều hướng sai lầm và kiên trì với chính sách cho phép chính phủ có quyền kiểm soát tất cả, không một ai có quyền tự do bày tỏ tư tửơng mà không phải trả một cái giá đắt.

Cho phép tôi đựơc trình bày ở đây rằng đài phát thanh Á Châu Tự Do cung cấp những thông tin rất nóng bỏng và quan trọng mà người dân Việt Nam không thể có tại đất nước của họ. Hành động phá sóng đài Á Châu Tự Do chứng tỏ nhà nước Việt Nam sợ hãi trước sự thật. Họ sợ những tin tức về thực trạng của quốc gia đựơc loan tải đến người dân. Một chính quyền vững mạnh và tự tin không cần phải lo sợ trước các quan điểm bất đồng. Đáng tiếc là tại Việt Nam người dân không thể có được điều này mà không phải ngồi tù.

RFA: Hai dự luật tương tự trước đây cũng do ông là tác giả đã đựơc Hạ viện thông qua, nhưng không được Thựơng viện chấp thuận. Nguyên nhân vì sao?

Dân biểu Chris Smith: Đó là do Thượng nghị sĩ John Kerry ngăn chặn, và ông ta đã làm điều này một cách phản dân chủ. Ở Thựơng viện Hoa Kỳ có một quy định, hay nói đúng hơn, là một truyền thống, cho phép cá nhân một Thượng nghị sĩ có quyền ngăn chặn một dự luật. Đó là lý do vì sao dự luật của tôi không đựơc tiến hành. Nếu như Thựơng viện có thể bỏ phiếu biểu quyết về dự luật này, chúng tôi tin rằng nó sẽ đựơc đa số thông qua cũng giống như ở Hạ viện vậy. Thế nhưng, thựơng nghị sĩ John Kerry không cho phép bỏ phiếu dự luật này.

Tôi cho rằng truyền thống cho phép thựơng nghị sĩ ngăn cản dự luật có thể sẽ sớm bị bãi bỏ ở Thựơng viện Hoa Kỳ. Một chiến dịch cải tổ đang đựơc thực hiện để chấm dứt việc đó, không chỉ đối với dự luật này thôi, mà với bất kỳ dự luật nào khác, để các dự luật đều được đưa ra bỏ phiếu biểu quyết. Tôi rất tin tửơng rằng một ngày không xa, dự luật này sẽ đựơc thông qua ở Thượng viện.

RFA: Ông dự đoán lần này sẽ như thế nào? Nếu mọi việc vẫn diễn tiến như 2 lần trước, ông sẽ làm thế nào để chuyển tải thông điệp của mình?

Dân biểu Chris Smith: Cái truyền thống cho phép một thựơng nghị sĩ có quyền ngăn cản một dự luật, không để có cơ hội đưa ra Thựơng Viện biểu quýêt thật sự là vô lý, mà chính những Thựơng nghị sĩ cũng muốn dẹp bỏ đi. Bởi thật bất công khi không cho phép tất cả đại biểu ở Thựơng viện xem xét và biểu quyết 1 dự luật, chỉ vì một thành viên muốn cản trở.

Tôi hy vọng rằng Thựơng viện sẽ cân nhắc về việc này. Việc Ủy ban đối ngoại ở Hạ viện thông qua dự luật này với đa số ủng hộ từ cả phe Dân chủ và Cộng hoà cho thấy nó đựơc lữơng đảng đồng ý và là một mối quan tâm chung ngày càng sâu sắc về tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam.

RFA: Mặc dù gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng về mặt nào đó, dự luật vẫn có một sự tác động, ảnh hưởng gì chăng, thưa ông?

Dân biểu Chris Smith: Tôi hy vọng rằng nó sẽ khơi mào cho một loạt các cuộc đối thoại nghiêm túc với những ai chỉ đơn thuần nghĩ rằng Hoa Kỳ chỉ cần mở rộng mậu dịch với Việt Nam thì chính quyền Hà Nội sẽ giảm bớt hay chấm dứt đàn áp ngừơi dân. Điều này chưa xảy ra tại một chế độ độc tài nào khác và cũng không xảy ra tại Việt Nam.

Tôi là người bảo hộ chính cho "đạo luật dân chủ Belarus" giờ đã thành luật, tôi cũng là một trong nhữngh người bảo hộ chính cho "đạo luật nhân quyền Ethiopia" cũng tương tự như "dự luật nhân quyền Việt Nam" này, cũng đã đựơc lựơng viện ủng hộ. Hiện có nhiều thành viên ở Quốc hội cuối cùng đã nhận ra rằng mậu dịch không là yếu tố giúp thúc đẩy lĩnh vực nhân quyền.

Nếu thể chế độc tài có cơ hội phát triển và tăng cường đàn áp thì quan hệ mậu dịch với quốc gia ấy càng tiến triển, tình hình nhân quyền của nước đó càng tồi tệ. Điều này đã xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

RFA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.

- RFA: Dân biểu Chris Smith: Hà Nội không hiểu hết Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2007

Tuesday, August 7, 2007

Báo chí Việt Nam sẽ được tự do hơn ?

Báo chí Việt Nam sẽ được tự do hơn ? Lại trò đểu của vc !

2007.08.06
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Sau khi thành phần tân chính phủ được quốc hội Việt Nam thông qua tuần trước, một cơ quan mới tên là Bộ Thông tin Truyền thông ra đời với cam kết của tân Bộ trưởng Lê Doãn Hợp rằng từ nay báo chí sẽ có đường đi rộng hơn và thông thoáng hơn.

Nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe

Bộ mới, lãnh đạo mới

Với sự thành lập Bộ Thông tin Truyền thông thì cách thức quản lý báo chí có gì mới so với trước đây, và một lề đường rộng thóang hơn được hiểu như thế nào? Mời qúi vị nghe bài tường trình của Thanh Trúc.
Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam mới được thành lập bao gồm một nửa của Bộ Thông tin Văn hóa chuyển sang như mảng báo chí, xuất bản, phát hành, in ấn, thông tin cơ sở cổ động, thông tin quảng cáo.

Theo lời tân Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, ông Lê Dõan Hợp, tách ra nhập vào như vậy không đơn thuần là chuyển chức năng mà còn là cơ hội để tái tổ chức và hòan chỉnh các cơ chế quản lý.

Vẫn theo lời tân Bộ trưởng Lê Dõan Hợp, được các báo trong nứơc trích thuật hôm nay, thì trứơc giờ báo chí bị quản lý theo mệnh lệnh, bị các điều hành làm cho mất tự do. Ông khẳng định báo chí hòan tòan có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải, và ông sẽ cố gắng tạo ra lề đường bên phải rộng hơn thóang hơn cho báo chí đi.

Tự do báo chí

Một nền báo chí hòan tòan tự do nếu đi đúng lề đường bên phải được báo giới trong nứơc hiểu như thế nào? Nhiều ký giả trong nứơc khi được hỏi đã từ chối bình luận điều mà họ cho là khá nhậy cảm này, thí dụ câu trả lời sau đây:

“Điều này thì xin cứ hỏi xếp chứ em là phóng viên thì không thể trả lời được…”
Cũng có nhà báo bằng lòng trao đổi quan điểm nhưng yêu cầu không nêu tên vì lý do tế nhị của vấn đề. Từ Hà Nội, một phóng viên không muốn tiết lộ danh tánh, nhận định theo cách anh hiểu về một đường đi thông thoáng hơn cho báo chí như lời bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông Lê Dõan Hợp:

“Anh nói nguyên văn là một đường đi thông thóang hơn cho báo chí là một cách nói có hai nghịa. nghĩa. Ông Lê Dõan Hợp đã nói rất rõ là thông thóang nếu anh đi về bên phải . Như vậy trong cái thời buổi hiện nay thìì quan niệm thế nào là đi về bên phải?
Về bên phải đối với anh thì là về bên trái đối với tôi. Cho nên cái này là chuyện rất khó, bởi vì bảo anh đưa tin theo chủ trương đường lối của đảng cộng sản tức là anh đi về bên phải, thì anh muốn đưa gì thì đưa rất là thỏai mái. Thế nhưng mà báo chí phải hiểu là ngừơi ta đâu có phục vụ cấp lãnh đạo mà người ta phục vụ độc giả, đúng không?

Cho nên lời nói rằng hòan tòan tự do nếu đi đúng lề bên phải thực chất là anh muốn làm gì thì làm miễn là anh đưa tin có lợi cho tôi, miễn là anh không được động tới những cái gì mà tôi cho là ở bên trái.”

Theo nhà báo này thì đó chỉ là một cách nói mà thôi

”Bởi vì cứ nhìn vào cái chỉ thị 37 bên báo chí vừa rồi, người ta nói rằng đưa ra chỉ thị 37 là đưa ra qui chế trong đó có qui chế về người phát ngôn, nói là để tạo thuận lợi cho các nhà báo họat động.

Nhưng song song với điều đó thì họ lại cấm những người khác trong bộ trả lời, thế thì có phải một bộ chỉ có một ông phát ngôn, mà người phát ngôn đó thường là ông thứ trưởng mà một ông thứ trưởng thì hàng bao nhiêu việc, mình có hỏi được gì họ đâu.
Trước khi chỉ thị 37 được đưa ra mình hỏi ông bộ trưởng hay ông thứ trưởng thì ngừơi ta trả lời, nhưng đến giờ phút này mình muốn hỏi thì ngừơi ta bảo đã có qui định rồi, anh cứ gọi điện đến ngừơi phát ngôn. Thế thì thôi rồi, chịu rồi…

Đấy thực tế nó là như thế, mình phải hiểu rằng bên phải của anh, bên phải của đảng cộng sản là gì, có khi nó là bên trái của dư luận . Ý tôi muốn nói là như thế.

Sinh hoạt báo chí tại Việt Nam

Một cây viết trẻ xuất thân từ trường báo chí trong nước, hiện là phóng viên của một tờ báo có đông độc giả tại thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ rằng:

“Phải hiểu quan điểm của chính phủ Việt Nam là sẽ cho báo chí tự do hơn, thông thóang hơn, nhưng sẽ nâng trách nhiệm và tăng hình thức kỹ luật nếu anh làm sai. Anh muốn nói gì thì anh cứ tự do nói, nhưng nếu anh nói sai hay không có chứng cứ thì sẽ bị xử lý.

Lề đường bên phải có nghĩa là anh phải đi đúng và làm đúng, anh có thể được tự do cởi mở hơn để phanh phui hay chỉ trích người này người kia nhưng mà phải đúng và có lý. Cái mà tôi thấy khá mơ hồ ở đây đó là cái ngôn ngữ nứơc đôi, lề đường bên phải ở đây là một khi đi bên phải là đi đúng luật, viết cái gì đó đúng luật chứ gì?

Thế thì cũng giống như quan điểm mà chính phủ đưa ra cách đây một hai năm, là cho anh thông thoáng hơn, được nói nhiều hơn, nhưng anh phải chịu trách nhiệm điều anh nói ra. Còn rũi mình nói cái gì mà bị cho là bất lợi cho nhà nứơc thì cái đó lại thuộc vấn đề khác, tôi nghĩ rằng trứơc đây có những chuyện mà nhà báo không thể nói được thì bây giờ ngừơi ta nới ra cho mình nói, nhưng cũng giống như ở Mỹ hay một số nước khác, nếu điều anh nói ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến sự hòa hợp dân tộc, thì bất cứ nứơc nào ngừơi ta cũng cố tránh.

Tôi cũng nghĩ rằng tự do báo chí cũng có giới hạn của nó, vẫn còn được định hướng bởi nhà nứơc như là đi chuyện đi bên phải không được lấn sang bên trái vậy.”

Cần chấp nhận luật chơi chung

Một thông tín viên Việt Nam thuộc báo đài của chính phủ, hiện đang công tác ở nước ngòai, cho biết thực sự ý kiến của tân bộ trưởng Lê Dõan Hợp không có gì mới vì vẫn thường được nhắc đến từ trứơc, cái quan trọng của đổi mới không có nghĩa là tạo ra cái gì mới mà là hoàn chỉnh tốt hơn cái đang có:

“Rõ ràng phải hiều ý của ông Lê Dõan Hợp rằng đôi bên, phía quản lý báo chí và phía các nhà báo, đều phải tôn trọng những khuôn khổ pháp luật, gọi nôm na là đi vào lề đường bên phải. Đây là một thông điệp mang tính cam kết rằng khi đối tượng bị quản lý, tức báo chí, mà tôn trọng và thực hiện tốt quí định thì ngược lại phía quản lý cũng phải tôn trọng các qui định chung.

Thí dụ anh đi đúng đường bên phải thì cảnh sát giao thông không có quyền túyt còi để dừng anh lại. Nói như vậy vì trên thực tế thỉnh thoảng có người đi đúng đường mà cảnh sát giao thông vẫn túyt còi chận ngừơi ta. Đã tới lúc phải chấm dứt chuyện này, nghĩa là anh đi đúng tôi không có quyền sách nhiễu, chận lại và gây khó khăn cho anh.
Trong tiến trình đổi mới đang xảy ra và dần dần định hình ở Việt Nam, ký giả này kết luận, để hai bên chấp nhận luật chơi chung thì cũng phải mất một thời gian . Ông nói ông mong rằng cùng những bứơc tiến khác, lãnh vực báo chí Việt Nam dần dần trở thành đúng luật hơn.”


Bộ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Lê Dõan Hợp cho hay đang tìm cách hòan chỉnh và sửa đỗi Luật Báo Chí để báo chí được tự do hơn và trách nhiệm quản lý cũng tốt hơn.
Theo ông, trong lãnh vực báo chí, chỉ cần quản lý tổng biên tập vì đó là người quan trọng nhất trong một tờ báo.

Ông nói một tờ báo sẽ phát triển tốt khi chọn được một tổng biên tập có trình độ chuyên môn, nhạy cảm về mặt chính trị, có khả năng quản lý, biết nắm bắt những vấn đề cần thiết ở trong nứơc cũng như về hội nhập quốc tế.

Bộ trưởng Lê Dõan Hợp nhấn mạnh rằng nhiều qui chế không có nghĩa là mất tự do mà trái lại càng nhiều qui chế bao nhiêu thì việc điều chỉnh tự do càng tốt bấy nhiêu.
Bên cạnh đó, ông nói tiếp, nhà báo phải là người am hiểu luật lệ, phải đi sát thực tế, điều tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra quan điểm do chính mình đề xuất.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Tân bộ trưởng Lê Dõan Hợp: báo chí sẽ được tự do hơn
Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên mới của Ban điều hành Khối 8406
Trung Quốc ra lệnh đóng cửa bản tin “Tin Vắn Phát Triển Trung Quốc”
Tự do báo chí ở Hongkong bị hạn chế từ ngày trở về với Trung Quốc
Việt Nam cấm công chức các cấp không được quan hệ, trả lời báo giới
Freedom House: Tự do báo chí tại Việt Nam không mấy tiến triển
Điều 88 Luật Hình sự Việt Nam có phù hợp với Hiến pháp hay không?
Báo độc lập Tự Do Ngôn Luận sau một năm phát hành
Công an Hải Phòng khám nơi làm việc của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Gửi trang này cho bạn





Tự do báo chí kiểu CSVN: Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải.
--------------------------------------------------------------------------------


Lê Doãn Hợp: “Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải.”

Nhằm mục đích lần lượt giới thiệu các khuôn mặt mới của nhà nước CSVN, tờ báo mạng VnExpress hôm Thứ Hai 6/8/2007 đã cho đăng một bài với tựa đề "Báo chí sẽ có 'đường đi' thông thoáng hơn" để giới thiệu tân bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp. [ http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/08/3B9F8D43/ ]

Ðánh bóng cho ông tân bộ trưởng Lê Doãn Hợp này, VnExpress đã trích lời của ông ta trao đổi với giới báo chí quốc doanh như sau: “Lâu nay báo chí bị quản lý theo mệnh lệnh, bị một số điều hành làm mất tự do. Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải. Tôi sẽ cố gắng để cho báo chí có một lề đường rộng, thông thoáng hơn”.

Nói như thế thì ông tân bộ trưởng Lê Doãn Hợp này đã thừa nhận là “Lâu nay báo chí bị quản lý theo mệnh lệnh của đảng”, và nay thì ông tân bộ trưởng sẽ “cởi trói” để cho “báo chí sẽ có tự do hơn” nếu họ chịu khó nghe lời ông bằng cách đi đúng "lề đường bên phải”.

Giữ lề bên phải

Nói đến “lề đường bên phải" tức là ông tân bộ trưởng muốn dùng luật giao thông đường phố để làm thí dụ. Ai cũng biết Việt Nam sử dụng luật giao thông đường phố (the rule of the road) theo chiều bên tay phải, giống như 66% các quốc gia trên thế giới đang sử dụng luật này như Pháp, Canada, Mỹ,... (34% các quốc gia còn lại sử dụng luật đi đường theo chiều bên tay trái, như các nước thuộc khối Thịnh Vượng Chung).

Nhưng ông tân bộ trưởng mới lên này không biết đã quên hay lại cố tình lập lờ như bản chất cố hữu của CSVN không chịu nói cho rõ cái “lề đường bên phải” ở Việt Nam mà ông muốn nói ở đây là lề đường của con đường một chiều, trong khi “lề đường bên phải" của các nước khác trong thế giới tự do là của con đường hai chiều. Tất nhiên đây là sự khác biệt rõ ràng, vì khi sử dụng “lề đường bên phải" của đường một chiều thì người lái xe chỉ có thể chuyển đổi làn xe chạy (lane) từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong mà thôi.

Người lái xe ở đây nên được hiểu là các tờ báo trong nước, hay nói cho rõ ràng hơn chính là các Tổng biên tập của các tờ báo này, và họ chỉ có thể "lái" tờ báo của mình đi thẳng một lèo, theo về một hướng dưới sự chỉ dẫn của anh công an giao thông, mà anh công an này được hiểu chính là Ban Văn hoá Tư tưởng và Bộ Thông tin Truyền thông. Nếu có cố lạng, lách, quẹo qua, quẹo lại như thế nào chăng nữa thì cũng chỉ ở trong cái phạm vi của con đường một chiều đó mà thôi. Tức là cho dù có "cố gắng phấn đấu" để giữ đúng “lề đường bên phải”, cho dù con đường một chiều này có rộng lớn đến 3 hay 4 làn xe chạy, cho dù ông Lê Doãn Hợp có hứa là "sẽ cố gắng để cho báo chí có một lề đường rộng, thông thoáng hơn" thì các "tài xế" báo chí cũng chỉ đi được về có một hướng, chứ không thể nào “lái” đi ngược lại trong con đường một chiều này được.

Như vậy, khi nói theo kiểu ví von là "Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải" của con đường một chiều thì ông Lê Doãn Hợp đã bổ túc thêm cho cái chỉ thị cấm tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành hồi đầu năm nay, và thêm cái quyết định ngày 28/5 mới đây cũng do Nguyễn Tấn Dũng ký để nghiêm cấm cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước không được tiếp xúc với các phóng viên báo chí. Chúng ta có thể hiểu ngầm theo lời ông Hợp nói thì tất cả các cơ quan truyền thông báo chí trong nước phải giữ “lề đường bên phải” của con đường một chiều, do ông bộ trưởng cho phép, thì mới được đi một cách tự do thoải mái, còn không sẽ bị xử lý theo luật... rừng.

Vừa đập vừa xoa

Một bên thì ông Lê Doãn Hợp răn đe cánh nhà báo, một bên thì ông nhắn nhủ “trung thực - dũng cảm - thận trọng - nhanh nhạy - hướng thiện”. Ai dám dũng cảm khi mà các phóng viên thực hiện những bài viết tường thuật dân oan, tham nhũng,... đều bị công an đến hỏi thăm và mời đi "làm việc". Điển hình nhất là gần đây các phóng viên của các tờ báo lớn trong nước đã bị Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an gọi lên thẩm vấn
[ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/08/070802_
reporterquestioning.shtml ] vì liên quan đến một số các bài báo viết về vụ PMU18 và vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi. Được biết là công an đã lập một bộ hồ sơ mang mật số LM07 (Chuyên án Lộ Mật năm 2007) để thẩm vấn những nhà báo “không giữ lề đường bên phải”. Những cuộc thẩm vấn này đều hoàn toàn không có lệnh phê chuẩn của Viện Kiểm Sát. Qua vụ này thì trung tướng công an Nguyễn Việt Thành, Phó Chánh Văn phòng Trung ương về chống tham nhũng, cũng đã “khuyên” các nhà báo “đừng vì sai sót nhỏ mà giảm ý chí chống tham nhũng”.


Tướng công an Nguyễn Việt Thành: “Ðừng vì sai sót nhỏ mà làm lớn chuyện nhé!”

Để tránh sự dòm ngó của công an thì tốt nhất các phóng viên nhà báo trong nước phải viết và đưa tin không trung thực, không hương thiện, và quan trọng hơn cả là phải thận trọng tối đa, và không cần nhanh nhạy. Làm sao mà cánh nhà báo có thể yên tâm làm việc, và cũng không thể nào xác định được “ranh giới an toàn” trong công tác. Đúng như một bạn đọc trên diễn đàn BBC đã nhận định: “Qua sự việc này ta thấy an toàn nhất cho các phóng viên và báo chí Việt Nam là cứ đăng các tin “xe cán chó, chó cắn xe” còn những chuyện tương đối quan trọng như là tham nhũng, dân khiếu kiện, dân chài lưới bị tàu nước ngoài bắn, các cuộc đình công v.v.. thì không nên đụng tới.” (Nguyễn Thương VN – BBC – 2/8/2007)

Việc làm đầu tiên của ông tân bộ trưởng là sẽ xác định “quy chế trách nhiệm” của các Tổng biên tập, và từ đó đảng chỉ cần nắm đầu, quản lý các vị này là đủ. Các vị Tổng biên tập cứ theo các quy chế này thì “hoàn toàn có tự do” thi hành nghiệp vụ. Ông cũng khuyên cánh nhà báo “đừng bao giờ nghĩ rằng quy chế nhiều là mất tự do, mà quy chế càng nhiều bao nhiêu thì điều chỉnh hành vi tự do càng tốt bấy nhiêu”.

Nghĩ cũng nực cười, nhà nước CSVN chuyên môn bày ra đủ thứ rào cản đối với các phóng viên nhà báo mà vẫn cứ bảo là sẽ có nhiều tự do NẾU “đi đúng lề đường”.

Giới nhà báo còn được tặng thêm 10 chữ “cơ chế - chính sách - công nghệ - cốt cán - cơ sở”. Cho dù công nghệ, cốt cán và cơ sở có thay đổi đi chăng nữa mà “cơ chế - chính sách” không thay đổi thì cũng không đi đến đâu thưa ông tân bộ trưởng Lê Doãn Hợp. Chẳng qua báo chí Việt Nam chỉ là những con két biết hót trong cái lồng của đảng CSVN mà thôi.
Và làm gì có chuyện tự do báo chí trong cái lồng đó!

Lê Minh Úc
06/8/07

Monday, August 6, 2007

Phân Tích Hiện Tượng Viet Weekly

Phân Tích Hiện Tượng Viet Weekly
--------------------------------------------------------------------------------
• Nguyễn Chí Thiện - @nguoi-viet.com


Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện

Gần đây, nhóm Viet weekly (VW) la lối là một số người ở trong cộng đồng muốn loại bỏ quyền tự do ngôn luận của họ. Họ quên rằng chỉ có những chính quyền độc tài, độc Đảng mới làm được việc đó. Ở nước Mỹ này, quyền tự do ngôn luận được hiến pháp bảo vệ, chính phủ Mỹ cũng không có quyền vi phạm, cấm một tờ báo nào phát hành.

Đúng là theo hiến pháp, Viet Weekly có quyền cho đăng những bài ca ngợi những tên tội phạm như Hồ Chí Minh, Hitler, ca ngơị những tội ác như vụ thảm sát Mậu Thân, ca ngơị khủng bố như vụ 911...nhưng họ phải hiểu rằng, theo hiến pháp, những người khác cũng có quyền phản đối, biểu tình, tẩy chay dưới mọi hình thức, trừ dùng bạo lực, cưỡng bức.

Tôi không muốn bàn tới lương tâm, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp vì căn cứ trên những bài báo trên VW, ta thấy nhóm này không hề có những phẩm chất đó. Nghe nói thân phụ một số người trong nhóm VW trước kia từng là những sĩ quan trong QLVNCH. Các vị đó chắc phải phiền lòng vì việc làm của con cái mình. Tôi hoàn toàn thông cảm và tôn trọng các vị.

Thực ra từ lâu rồi, VW đã là một tờ báo bậy bạ, hỗn xược lăng mạ những bậc đàn anh trong làng báo, thổi phồng, bóp méo đời tư của nhiều người, gây ra những "chuyện bê bối" (scandal), đánh vào tính tò mò thị hiếu thấp kém của một số người đọc để phát triển. Cũng từ lâu rồi, những bài báo ca ngợi Việt cộng, coi khinh cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã xuất hiện. Chẳng hạn những bài ca ngợi Võ Văn Kiệt, những bài nói cộng sản Hà Nội sẽ khống chế cộng đồng Việt Nam hải ngoại một cách dễ dàng nếu không chịu mặc cả với Hà Nội. Ngang ngược, tầm bậy như vậy chúng ta vẫn bỏ qua, chặc lưỡi "Ở xứ tự do mà! Cái tốt đẹp nhất cũng có mặt trái của nó".


Các học sinh cũng đi theo cùng phụ huynh trong cuộc biểu tình tẩy chay Việt Weekly. (Hình: Huỳnh Tuấn Kiệt/Người Việt)


Nhưng tới khi họ đăng bài của cán bộ cộng sản Hà Văn Thùy, ngang nhiên sỉ nhục những người quốc gia là bù nhìn, tay sai của "ông giời con mũi lõ", tán dương tội đồ Hồ Chí Minh là thánh nhân, tán dương vụ thảm sát Mậu Thân là tuyệt vời, tán dương vụ khủng bố 911 là cái giá đích đáng người Mỹ phải trả vì những gì người Mỹ đã gây ra cho thế giới. Nói một cách khác, nhóm VW đã xúc phạm tới hằng triệu linh hồn những nạn nhân cộng sản đã chết, xúc phạm tới tận xương tủy hằng triệu nạn nhân còn sống. Tới lúc này, "Bản Lên tiếng Phản Đối Lập Trường Tay Sai của VW" mới ra đời.Tay sai có thể có lương, có thể không lương. Nhưng theo nhận thức của chúng tôi thì là "có lương". Quỹ tài trợ cho nghị quyết 36 của Việt cộng lập ra không phải chỉ để làm cảnh! Sau cuộc họp báo ngày 16/06/07, tôi có đối thoại với anh Lê Vũ, hy vọng nhóm VW sửa đổi, dù là hy vọng rất mong manh. Quả nhiên nhóm VW vẫn tiếp tục viết những lời láo xược, thách đố mọi người. Vì lẽ đó mới có cuộc "thỉnh ý đồng hương" tổ chức ở Westminster, mới có cuộc biểu tình của hai ngàn người trước trụ sở tuần báo VW trên đường Main. Ban Tổ Chức cũng như những người tham gia biểu tình luôn làm hết sức mình để ngăn chặn những hành vi bạo lực đáng tiếc. Cuộc biểu tình đã diễn ra sôi nổi nhưng ôn hoà. Cảnh sát giữ trật tự cũng phải thừa nhận. Có nhiều người hỏi nguyên nhân của thành công? Xin thưa ngay rằng ở tinh thần và ý thức trách nhiệm của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Ở xứ tự do này ai gò ép được ai? Ngay từ sơ khởi, khi mời các vị thức giả ghi tên vào Bản Lên Tiếng, quyền quyết định hoàn toàn ở các vị. Có 174 vị đồng tình. Có 3 vị không muốn đứng tên. Lý do không phải vì 3 vị tán thành VW. Cả 3 vị đều phản đối VW. Nhưng vì những lý do khác nhau, không muốn đứng tên. Tiếp tới là cuộc họp báo ở trụ sở tờ báo Viễn Đông, cuộc thỉnh ý đồng hương ở Westminster, cuộc biểu tình ở đường Main. Giả thử các vị không đồng tình làm sao đông đảo mạnh mẽ như vậy?

Ngoài tinh thần, ý thức trách nhiệm, người tỵ nạn cộng sản Việt Nam còn có nhận thức sắc bén, tinh tường. Nhóm VW luôn cao giọng nói họ là những người viết báo có lương tâm, tôn trọng tự do ngôn luận, trung thực, mở ra một lối làm báo mới hai chiều. Họ không lừa được ai. Tuyệt đại đa số đều nhìn rõ:


Nhiều bạn trẻ tham gia biểu tình, tích cực hô những khẩu hiệu chống Việt Weekly. (Hình: @nguoi-viet)



1. Họ vô lương tâm. Một tờ báo có lương tâm đâu nỡ lòng đăng bài xưng tụng Hồ Chí Minh, kẻ đã gây ra bao thảm hoạ, tang tóc, ly tán, tù đầy, đói khổ cho dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới, là thánh nhân, gây đau khổ phẫn nộ cho cả cộng đồng nạn nhân sống sót của cộng sản. Họ biết rất rõ Hồ Chí Minh với tội ác trời không dung, đất không tha, sát hại hằng triệu người, nếu được đem ra xét xử công minh, đã phải nhận một thòng lọng treo cổ như Saddam Hussein. Giả thử họ có quên thì tượng đài kỷ niệm 100 triệu nạn nhân cộng sản ở Washington cũng đã nhắc nhở họ. Một tờ báo có lương tâm đâu nỡ lòng đăng bài ngang nhiên tán trợ khủng bố, phỉ báng nhân dân Mỹ, xúc phạm ba ngàn nạn nhân chết thảm cũng gia đình họ, giải thích cuộc tấn công 911 là cái giá đích đáng mà người Mỹ phải trả vì những gì người Mỹ đã gây ra cho thế giới. Họ đã là công dân Mỹ, được nước Mỹ đùm bọc, ăn học thành người, sao họ có thể táng tận lương tâm như vậy? Cái gì đã biến một Etcetera, một hoạ sĩ có tài từng biếm họa Hồ Chí Minh một cách độc địa thành tổng thư ký tờ VW nặng mùi xu nịnh Hà Nội đến thế? Chửi cả ân nhân, cả thầy, cả bạn tàn nhẫn đến thế? Chắc chắn không phải vì "tự do ngôn luận" tuyệt đối.

Phải nhẫn tâm lắm mới có thể phỉ báng những người H.O. như ông

Hồ Văn Xuân Nhi "qua đến Mỹ họ trở thành vô dụng, gần như bị phế thải trước đời sống mới, vô tài vì ngôn ngữ mới. Họ không có, không còn gì...Tôi tôn trọng sự chống cộng của những cựu tù H.O. ở Mỹ. Không bao giờ tôi dám coi thường miệt thị tinh thần chống cộng của những bậc đáng tuổi cha chú", nhưng chỉ mấy chục giòng trên ông lên giọng cao đạo mỉa mai "đối với những cụ già hay người lớn tuổi, cựu tù H.O. xuống đường biểu tình tôi thông cảm và tội nghiệp dùm cho họ". Tại sao câu trên lại chửi câu dưới như vậy? Vì gian dối ngụy biện, không viết bằng tấm lòng.

2. Nếu họ tôn trọng tự do ngôn luận như họ rêu rao, sao họ lại sấp mặt viết trong mục "thư toà soạn" là chúng ta cảm ơn Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng vì họ đã xả thân gánh vác việc nước, trong khi họ , những lãnh tụ đảng cộng sản đang nắm độc quyền truyền thông, cả nước không có một tờ báo tư nhân, bỏ tù những người chỉ phát biểu hoà bình đòi tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Trong số báo 31 mới đây nhất, Đông Duy lại xưng tụng Hồ Chí Minh, tên độc tài bóp chết mọi quyền tự do: " lời kêu gọi thống thiết của người thanh niên tên Nguyễn Ái Quốc trong kỳ đại hội tour 1920 vẫn chưa hoàn tất và sẽ còn là một đấu tranh liên tục...Trên 70 năm trước, ngay trên đất nước kẻ thù, anh chàng thanh niên VN mang tên một người yêu nước đã gào lên "chúng tôi không có quyền tự do báo chí, hoặc tự do ngônluận, hoặc tự do họp hội cũng không có.."

Người Pháp có câu "những kẻ nói dối luôn tự mâu thuẫn" (les menteurs se coupent toujours). Sự thật họ chỉ lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền cho cộng sản, gây xáo trộn trong cộng đồng. Cộng sản hiểu rất rõ ràng người Việt hải ngoại là mặt trận đối ngoại, là sự hỗ trợ không thể thiếu cho phong trào dân chủ trong nước, chiêu dụ được ai càng tốt, nếu không, cần phải vô hiệu hóa. VW cảm ơn những tên giày xéo nhân quyền, bỏ tù tiếng nói, kêu gọi tiếp tục con đường của Hồ Chí Minh. Khi chúng ta phản đối, họ lu loa chúng ta chống tự do ngôn luận. Không, tự do ngôn luận là linh hồn của mọi thứ tự do, là nhân phẩm, là tiến bộ xã hội. Bao người đã tù đầy, đã hy sinh mạng sống vì nó, chúng ta bảo vệ và trân quý nó. Vì không có nó , con người không còn là con người đúng nghĩa. Từ nửa thế kỷ nay, năm 1956, nhà thơ Lê Đạt đã phải kêu lên:


Tôi sống mãi những ngày thảm hại
Khôn ngoan không dám làm người
Những đêm trắng tấy lên dữ dội
Xấu hổ không dám nhìn mặt mình

Nhiều bạn trẻ cũng tham dự cuộc biểu tình chống Việt Weekly và DVD V-Life “tiếp tay cộng sản phá hoại cộng đồng”. (Hình: Huỳnh Tuấn Kiệt)


Cần minh xác là chúng ta chống VW vì VW ngang nhiên tán trợ khủng bố, ngang nhiên phong thánh tội đồ Hồ Chí Minh giữa lòng cộng đồng tỵ nạn cộng sản, ngang nhiên biến tội ác diệt chủng thành chiến công tuyệt vời. Cũng như những người da đen phản đối sự tuyên truyền phân biệt chủng tộc của nhóm Ku- Kluk- Klan, nhóm The White Aryan Resistance, cũng như người Do Thái phản đối những kẻ ca ngợi Hitler, ca ngợi chủ nghĩa quốc xã, tân quốc xã. Họ đâu có chống tự do ngôn luận!

Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cho cả những luận điệu độc hại đó, đồng thời cũng bảo vệ quyền tự do cho cả những người tẩy chay, biểu tình chống lại những luận điệu gây thù hận đó. Người Mỹ gọi sự xung đột này là "thị trường cạnh tranh các ý tưởng" (marketplace of ideas)

Trong tờ Los Angeles Times, ngày 25/07/07, đăng tin giáo sư Ward L. Churchill, 59 tuổi, thuộc trường đại học Colorado, một giáo sư chính ngạch nghiên cứu chủng tộc, sau vụ tấn công 9/11, 2001, đã viết một bài tiểu luận lăng nhục nạn nhân của khủng bố. Trong bài đó ông lý luận rằng những người làm việc ở WTC (World Trade Center) là một tập đoàn kỹ trị ở ngay giữa trung tâm tài chính đế quốc toàn cầu Mỹ, và so sánh họ với những tên lãnh đạo Quốc Xã tiến hành những mệnh lệnh diệt chủng của cấp trên (In it, he argued that workers in the World Trade Center were "a technocratic corps at the very heart of America's global financial empire. and compared them to the Nazi leader who carried out superiors' orders for genocide") Ông Churchill đã bị tấn công kịch liệt trên internet, trên truyền hình và bài diễn thuyết dự tính nói ở trường Hamilton College ở New York đã bị loại bỏ (Churchill was roundly attacked on the Internet and television and his speech was canceled). Ông ta cũng đã phải từ chức Chủ Tịch Phòng Nghiên Cứu Chủng Tộc của trường đại học (He did step down as chairman of the University's Ethnic Studies Department). Những người không có lương tâm như ông giáo sư này không thể là người lương thiện, cho nên năm ngoái trường đã điều tra có bằng cớ là giáo sư Churchill đã phạm tội đạo văn và gian dối trong nghiên cứu. Trường đã quyết định sa thải ông ta. Ông giáo sư này lại đang đe dọa kiện nhà trường giống như VW đang đe kiện cộng đồng.

Việc Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật phát biểu hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki là khó tránh khỏi, đã bị phản đối và phải từ chức, dù lời phát biểu của ông không phải là không có phần hữu lý. Nhưng ông đã sai lầm khi phát biểu ngay taị nước Nhật, nạn nhân của hai quả bom nguyên tử.

So với các cuộc biểu tình ở Mỹ và trên thế giới, người Việt tỵ nạn chúng ta rất hiền, rất biết điều, họ cũng rất tôn trọng tự do ngôn luận. Ở San Jose, một tờ tuần báo thường đăng bài của luật sư Nguyễn Hữu Liêm. Ông luật sư này đã viết nhiều bài không tốt lành gì. Gần đây nhất, ông khen Việt cộng có công bảo vệ "lòng trứng dân chủ" như chiếc vỏ trứng, không để nó nở non thành bị ung bị thối! Bài tiếp sau, ông lại có gan đặt câu hỏi là dân Việt Nam ngày nay đã xứng đáng được tư do chưa! Đồng bào Bắc California đã bỏ qua. Chúng tôi mong chủ nhiệm, chủ bút tờ báo này đừng để ông luật sư thân cộng đi quá xa, chọc giận đồng bào quá đáng, đẩy đồng bào tới chỗ phải xử dụng quyền phản đối của họ.


Một góc của cuộc biểu tình chống và tẩy chay tuần báo Việt Weekly vì đồng hương cho rằng báo này tán trợ cộng sản. (Hình: Huỳnh Tuấn Kiệt)


3. VW không trung mà cũng không thực, họ rất điêu trá. Họ dựng đứng nói "đa số người dân VN hiện nay hài lòng với tiến triển kinh tế đang có và mong muốn có sự ổn định về chính trị, để tiếp tục kéo dài trạng thái phát triển kinh tế". Luận điệu này quá quen thuộc chỉ nhắc lại như vẹt, luận điệu cũ rích của quan thầy Việt cộng. Cho nên chúng ta chẳng thấy làm lạ khi VW tới tận số 31 mới đây không viết một bài nào về vụ dân oan khiếu kiện ờ trụ sở quốc hội Saigon vừa bị giải tán rất dã man trong bóng đêm. Dân Việt đã hài lòng rồi làm gì có chuyện biểu tình phản đối mà viết! VW tuỳ tiện vu cáo những người ủng hộ phong trào dân chủ trong nước, chống độc tài cộng sản là phe "chống Việt Nam", đề cao những tên cơ hội trục lợi, tôi tớ cho Việt cộng là phe "bênh Việt Nam". Chẳng có gì mới, vẫn như vẹt lập lại giọng lưỡi của quan thầy Việt cộng.

Cách đây vài tháng, trường De Anza College ở San Jose có mời Tôn Nữ Thị Ninh tới nói chuyện với một lớp học. Sợ các em học sinh các lớp khác vào chất vấn, ông tiến sĩ Vũ Đức Vượng đứng gác cửa ngăn chặn không cho các em vào. Mấy chục em được tham dự ai muốn hỏi phải được ông thầy giáo gốc Hoa cho phép. Sự thật là vậy, nhưng ông Đông Duy lại viết:" bà Ninh có một nỗ lực đối thoại nghiêm chỉnh và cởi mở". Ai cũng biết quốc hội Việt Nam là bù nhìn, công cụ của Đảng, Đông Duy lại viết:" nó là một cơ chế đầy quyền lực". VW cũng biết trong một tờ báo nếu toàn những bài đổi trắng thay đen nhăng cuội như vậy thì không ổn, nên phải thêm một bài đứng đắn của ông Nguyễn Đạt vào để cân bằng. Cũng như khi viết "chúng ta cảm ơn ông Triết , ông Dũng" VW cũng phải thêm ông Bùi Diễm, Đổ Hoàng Điềm cho có vẻ hai chiều. Toàn thủ đoạn con nít! Tôi tin, ông Diễm, ông Điềm không thú vị gì khi bị bỏ vào chung một lọ với hai tên trùm độc tài. Ông Bùi Diễm đã xin ký tên vào Bản Lên Tiếng.

Tôi hy vọng những học giả, giáo sư, nhà văn, nhà báo, nhà chính trị nặng lòng với công cuộc dân chủ hoá Việt Nam đừng để cho VW dùng bài viết của các vị để "cân bằng" với các bài viết tôi tớ, xuyên tạc của chính họ. Ông Nguyễn Minh Triết đến quận cam , chui lủi, lẩn tránh truyền thông, sợ hãi đồng bào, cờ không dám cắm trên xe, phải vaò cổng phụ, dù an ninh Mỹ bảo vệ chu đáo, dù đồng bào ông chỉ biểu tình phản đối ông một cách bất bạo động.

Sự thực là vậy. VW số 26, trong mục thư toà soạn lại viết khác hẳn "chuyến đi của ông Triết đánh dấu sự sẵn sàng tiếp cận, đối chất, tranh luận với những vấn đề nhạy cảm của phía cộng đống hải ngoại đưa ra" Trung thực ở đâu? Chính tờ VW đăng lời Nguyễn Minh Triết nói sách báo Việt Nam hải ngoại sẽ có mặt trong nước, nhưng chưa phải bây giờ. Đông Duy lại viết (lại cái ông Duy bố nhắng này) "viễn ảnh báo chí trong nước bành trướng ra hải ngoại hay báo chí hải ngoại tự do phát hành trong nước là một thách thức mà phía chống đối mãnh liệt , phía e dè, không phải là nhà nước Việt Nam mà khởi sự từ hải ngoại." Thì ra trong nước chưa có báo chí tự do là vì người Việt hải ngoại chống đối mãnh liệt, e dè! Cộng sản thì đã sẵn sàng.

Tôi muốn nhắn Đảng Công Sản Việt Nam một câu của Việt Nam "làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thăng ngu" và một câu của Lenin " nhiệt tình (dù vì tiền) cộng ngu tối bằng phá hoại". Cũng nhân thể xin nhắn VW một câu của Việt Nam "thực thà là cha qủy quái" và một câu của Pháp "kẻ nói dối sẽ không ai nghe nữa, ngay cả khi nó nói thật" ( le menteur n'est plus écouté, même quand it dit la vérité).


Một người duy nhất cầm tấm banner bày tỏ sự ủng hộ Việt Weekly, nhưng bị người biểu tình phản đối khiến cảnh sát phải can thiệp. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)


Truyền thống điêu trá của cộng sản Việt Nam đưọc VW lập lại nguyên si. Ông Triết nói muốn đối thoại với cộng đồng Viêt Nam hải ngoại. VW như vẹt nhại lại. Người Việt chúng ta trong cũng như ngoài nưóc, đâu có sợ đối thoại. Chúng ta hiểu rất rõ rằng tự do ngôn luận ở trong nước là dinh lũy cuối cùng cộng sản phải độc quyền cố thủ, ở hải ngoại là lĩnh vực đầu tiên chúng phải xâm nhập lũng đoạn.

Quyền tự do này phải đấu tranh bằng tù tội, bằng mạng sống mới dành được. Những tấm gương như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nhà giáo Nguyễn Khắc Toàn, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy..là minh chứng. Ngay cả những đảng viên công thần của chế độ cũng không được phép đối thoại như Võ Nguyên Giáp, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn... Nhưng để chứng minh những lời nói của ông Triết, của VW là gian dối, chúng ta sẵn sàng cử người đối thoại trên truyền hình, trên các đài phát thanh ở hải ngọai khi ông Nguyễn Tấn Dũng sang đây. Ông có thể mang theo những vị giáo sư trong Ban Văn Hoá Tư Tưởng của Đảng. Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam e ngại không dám làm chuyện đó ở hải ngoại, cộng đồng người Việt tỵ nạn sẵn sàng cử người về để đối thoại công khai trên các phương tiện truyền thông của Đảng trong nước. Tôi tin chắc rằng cộng sản không bao giờ dám đối thoại với những người lương thiện. Họ chỉ có khả năng đối thoại với bọn trục lợi tôi tớ.

Chúng tôi không bao giờ chống cộng một cách cực đoan tới mức ngu xuẩn. Từ nhiều năm nay chúng tôi vẫn hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho những người cộng sản phản tỉnh. Ông Hoàng Minh Chính còn là người bạn tù của tôi. Hồi ở trong tù cũng như ngoài xã hội, tôi quen thân với nhiều người cộng sản thức tỉnh như Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Phùng Quán...Những ông Gobachev và Yelsin là những người đã góp phần lớn lao trong công việc phá sập cái thiên đường Mac Lê khủng khiếp, chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh. Lịch sử mãi mãi ghi công của họ. Hy vọng rằng Việt Nam cũng sẽ xuất hiện những con người làm nên lịch sử như vậy.

4. Về chuyện làm báo hai chiều theo kiểu Mỹ. Truyền thông Mỹ cũng như mọi thứ trên đời, đều có mặt hay mặt dở. Học cái hay, tránh cái dở mới là biềt học. Thí dụ có những trang web, những cuốn sách dạy cách đầu độc người, dùng loại độc dược nào không có mùi vị, với liều lượng nào thì chết dần, không chết ngay. Dạy cả đi ăn cướp, phải hoá trang thế nào, cách thức thoát khỏi điều tra của cảnh sát như thế nào...Có nên học thứ "tự do tuyệt đối" đó không? Một đầu óc bình thường nào cũng có thể trả lời được.


GARDEN GROVE - Hơn 500 đồng hương tiếp tục cuộc biểu tình chống và tẩy chay tuần báo Việt Weekly tại đường Main trước trụ sở của tờ báo này với biểu ngữ và cờ VNCH. Cuộc biểu tình diễn ra vào lúc 3 giờ chiềuthứ Bảy, 4 Tháng Tám, 2007 trong vòng trật tự.
Điều đặc biệt, trong lần biểu tình này, nhiều người trẻ đã tham gia. Cô Trinity Hồng Thuận, 19 tuổi, sinh viên đại học California State University, Fullerton,nói: “Ba em là sĩ quan trong QLVNCH, em đến đây chống Việt Weekly vì họ có những bài viết làm tổn thương đến danh dự người sĩ quan QLVNCH mà ba em là một thành viên, và họ đã làm tổn thương đến danh dự cộng đồng chúng ta.” (Quí Nguyễn/CTV Người Việt)


Truyền thông không phải chỉ có hai chiều mà nhiều chiều. Vì cùng một vấn đề có rất nhiều khía cạnh nhìn khác nhau. Thí dụ như vấn đề dân chủ hóa Việt Nam của chúng ta. Có người cho là phải dựa vào Mỹ, có người cho phải tự lực là chính, có người cho là cần phải cấm vận, có người cho là cần phải đầu tư mở rộng giao thương, có người cho phải nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, có người cho là phải hoà hợp hoà giải dân tộc, quên đi quá khứ, xoá bỏ hận thù, hướng về tương lai, có người cho là không được quên quá khứ, không được quên bài học lịch sử, phải phơi trần tội ác cộng sản cho mọi người thấy để họ ý thức được tai hoạ cộng sản, nâng cao ý chí đấu tranh, có người cho là không nên yểm trợ những người cộng sản thức tỉnh phản tỉnh vì họ là phản kháng cuội, có người quan niệm ngược lại là cần phải ủng hộ họ vì họ là lực lượng công phá từ ngay trong nội bộ Đảng, tiếng nói của họ có trọng lượng với các đảng viên, có người lại cho là phải dành cho bằng được quyền tự do ngôn luận trước tiên để có thể giác ngộ quần chúng nổi dậy.

Mọi ý tưởng đều có thể tranh luận để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm hoàn thành công cuộc dân chủ hóa càng sớm càng tốt. Nhưng cái chiều xuất phát từ guồng máy tuyên truyền của cộng sản và tay sai thì không thể chấp nhận được. Thí dụ như phong thánh cho Hồ Chí Minh, đề cao khủng bố, vinh danh tội ác, "cảm ơn" những tên độc tài, "theo bước Nguyễn Ái Quốc", ca ngợi chế độ bỏ tù tiếng nói là cởi mở, sẵn sàng đối thoại, sẵn sàng giao lưu văn hoá, vu vạ cho người Việt hải ngoại là chống Việt Nam, là trở lực chính khiến sách báo hải ngoại không phát hành được ở Việt Nam...Thí dụ như việc hằng ngàn dân oan vừa bị đàn áp ở Việt Nam.

Nếu có tờ báo nào nhân danh làm báo hai chiều, làm báo cởi mở, viết hoặc đăng tải các bài của bọn bồi bút quốc nội bôi nhọ dân oan, bênh vực đám công an tàn bạo, chúng ta nhất thiết phải phản đối, tẩy chay loại báo hai chiều cởi mở ấy! Nhóm Viet Weekly phỏng vấn Nguyễn Minh Triết, Tôn Nữ Thị Ninh. Khi về nước đã phỏng vấn Võ Văn Kiệt. Sao không làm thêm một chiều thứ hai, phỏng vấn Hoà Thượng Thích Quảng Độ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, luật sư Lê Thị Công Nhân?

VW thường nói họ được đa số ủng hộ, chỉ có thiểu số chợ chiều già nua chống đối. Họ có dám chứng minh điều họ nói bằng cách cũng tổ chức họp báo, thỉnh ý đồng hương, kêu gọi biểu tình ủng hộ họ, phản đối chúng tôi?

Cần lưu ý các bạn, chúng ta không phải chỉ chống tờ VW, mà còn phải chống cả một thế lực hắc ám đằng sau. Vì vậy sẽ khó khăn và lâu dài. Trong tương lai, có thể có những tờ báo khác tương tự như tờ VW xuất hiện, biện pháp duy nhất hữu hiệu của chúng ta là tẩy chay: không đọc, không nhận bán, không quảng cáo, không viết bài, không trả lời phỏng vấn của các tờ báo đó. Chúng ta không có quyền, không có lực, và cũng không có cả ý định cưỡng ép ai làm công việc tẩy chay toàn diện và triệt để đó. Cuộc chiến đấu này cực kỳ quan trọng. Thành công hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức trách nhiệm, tinh thần bền bỉ của cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta.

Nguyễn Chí Thiện - 30/07/2007


http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2007/20070805_04.htm

Friday, August 3, 2007

Báo Nhân Dân làm Giáo hội phản ứng

Báo Nhân Dân làm Giáo hội phản ứng


Hồng y Phạm Minh Mẫn (trái) và Giám mục đã nghỉ hưu John S. Cummnins của Giáo phận Oakland, California, Hoa Kỳ
Chuyện báo Nhân Dân ở Việt Nam đăng lại bài nói là nội dung cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trả lời CNN đang gây ra phản ứng trong Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Linh mục Huỳnh Công Minh, phát ngôn viên cho Tổng Giám mục Sài Gòn xác nhận với BBC về lá thư của Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn nói về việc "đăng tải câu chuyện CNN phỏng vấn Chủ Tịch Nước VN, với những thêm thắt, không đúng với sự thật".

Trước đó, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Phaolô Nguyễn Văn Hòa cũng đã gửi thư cho Chủ tịch Nước nói về vụ việc.

Điều làm Giáo hội Công giáo lo ngại là trong bài Nhân Dân đăng tải có đưa một câu rằng việc bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý được "Tòa Tổng Giám mục Việt Nam và Vatican đồng ý".

Câu này không hề có trong bản transcript do đài CNN công bố trên mạng.


Phỏng vấn LM Huỳnh Công Minh

Nói với BBC ngày 13.07, linh mục Huỳnh Công Minh cho rằng ý của Hồng y Phạm Minh Mẫn là "Truyền thông không nên đưa tin sai lệch,"

Còn khi được hỏi về quan điểm của Hồng y Mẫn về vụ bắt và xử tù Cha Lý thì ông nói:

"Sự thật là Hội đồng Giám mục không đồng tình với việc đưa ra xử mà lại bịt miệng. Như thế thì Tòa Thánh Vatican làm sao mà đồng tình được…mà còn nói là Tòa Thánh đồng ý."


Hội đồng Giám mục không đồng tình với việc đưa ra xử mà lại bịt miệng. Như thế thì Tòa Thánh Vatican làm sao mà đồng tình được!


Linh mục Huỳnh Công Minh

Tuy nhiên, nhìn rộng hơn linh mục Huỳnh Công Minh nói điều Giáo hội quan tâm là báo chí Việt Nam đưa tin sai lệch, không chỉ trong một vụ này, về hoạt động của Hồng y Mẫn, chứ không phải về chuyện Chủ tịch Triết nói gì:

"Chuyện ông Chủ tịch nước có nói như vậy thì chúng tôi đâu có biết,"

"Đức Hồng y nói rằng hậu quả của việc đưa tin không đúng là gây ra chuyện không ai tin ai nữa. Một xã hội như thế thì không thể sống được. Ý của Đức Hồng y mà tôi hiểu là như thế."

Biến người thành Tào Tháo

Trong thư gửi báo Công giáo và Dân tộc và các cơ quan truyền thông Công giáo Việt Nam, Hồng y Phạm Minh Mẫn viết:

"Tháng 7.2007 này, báo ở đây có đăng tải câu chuyện CNN phỏng vấn Chủ Tịch Nước VN, với những thêm thắt, không đúng với sự thật, liên hệ đến Hội đồng Giám mục Việt Nam,"


Các giám mục Việt Nam chụp hình với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hồi tháng Chín 2006

Điều này, theo Ngài đã khiến Đức Cha Chủ Tịch Hội đồng Giám mục "phải băn khoăn và bận tâm đính chánh chuyện mà người thì cho là nghiêm trọng, kẻ khác cho là chuyện cơm bữa hằng ngày,"

Hồng y Phạm Minh Mẫn gọi đây là hiện tượng gây ra nghi ngờ lẫn nhau:

"Những kinh nghiệm đó dần dần biến nhiều người thành Tào Tháo, thường xuyên sống trong đa nghi và nghi kỵ lẫn nhau. Thế nhưng, đối với người dè dặt, nó cho thấy rằng làm gì có sự thật toàn vẹn trong xã hội ngày nay, chỉ có sự thật một chiều, một mặt, sự thật ảo, và sự thật cần thời gian để xuất hiện dần dần cách đầy đủ hơn."

Trước đó, ngày 7.07, Đức Cha Chủ Tịch Hội đồng Giám mục Nguyễn Văn Hòa gửi cho Chủ tịch nước lá thư nói:

"Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định như sau: Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi“ là không đúng sự thật."

Cho đến hôm nay 13.07 chưa có tin nói Tòa Thánh Vatican, một quốc gia có chủ quyền, có ý kiến gì hay không khi được nêu tên trong bài của Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam.

Quan hệ hai bên có vẻ có dấu hiệu tiến triển sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Vatican và hội đàm với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI hôm 26.01.07.

Tuy nhiên, hiện hai bên vẫn chưa có quan hệ ngoại giao và vẫn có các vấn đề quan trọng cần giải quyết.

Cuộc phỏng vấn với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết do nhà báo kỳ cựu Wolf Blitzer thực hiện được chiếu trên đài CNN hôm Chủ Nhật 24.06 lúc 11 giờ trưa giờ miền Đông Hoa Kỳ.

Tại cuộc phỏng vấn, nhà báo Mỹ đã liên tục hỏi Chủ tịch Triết về bức hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng khi ra trước tòa cuối tháng Ba 2007.

BBC
s

Monday, July 30, 2007

Sàigòn: Đốt 1 Kho Hồ Sơ Quan Trọng, 60% Ra Tro

Sàigòn: Đốt 1 Kho Hồ Sơ Quan Trọng, 60% Ra Tro

Việt Báo Thứ Hai, 7/30/2007, 12:02:00 AM

Một vụ hỏa hoạn tại Sài Gòn đã đốt cháy hơn phân nửa một kho hồ sơ quan trọng. Nhiều người nghi đây là thủ đoạn của cán bộ tham nhũng muốn xóa các dấu tích về chứng từ nhà đất có thể làm hại cho họ sau naỳ.

Bản tin báo Lao Động viết hôm 28-7-2007, như sau:

“Cháy tài liệu quan trọng ở UBND quận Bình Tân
Hỏa hoạn đã xảy ra tại trụ sở UBND quận Bình Tân hồi 4 giờ 8 phút ngày 27-7. Những người chứng kiến vụ việc cho biết, ngọn lửa xuất phát từ kho chứa tài liệu của Phòng Tài nguyên môi trường và Quản lý đô thị nằm trong khuôn viên UBND quận.

Sau đó lan sang trần la phông của phòng Thanh tra và phòng Nội vụ kế bên. Lực lượng chữa cháy tại chỗ tìm cách khống chế ngọn lửa nhưng bất lực. 5 phút sau khi nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC khu vực 11 đã điều 5 xe chuyên dụng và 30 cán bộ chiến sĩ tới tập trung chữa lửa. Gần 2 giờ sau đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn.

Thượng tá Lê Hiệp Kết, Giám đốc Trung tâm cảnh sát PCCC khu vực 11 cho biết: "Do phải bảo vệ tài liệu quan trọng nên lực lượng chữa cháy phải sử dụng vòi phun sương. Tuy nhiên cũng chỉ giữ được khoảng 40% lượng hồ sơ giấy tờ có thể phục hồi khai thác được. Đám cháy còn gây một số thiệt hại về đồ dùng nhưng không đáng kể, không có ai bị thương". Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ.”

Saturday, July 28, 2007

LIÊM SỈ Ở ĐÂU?

LIÊM SỈ Ở ĐÂU?
Trần Hoàng Ân

Lời người viết. Những sự kiện xảy ra trong cộng đồng người Việt ở bang California, Hoa Kỳ, hơn một tháng qua -- Nguyễn Cao Kỳ tự nhận là đại diện người Việt ở California chào mừng, ca tụng Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nhà nước Cộng Sản Việt Nam, báo Viet Weekly đăng bài viết khen ngợi Hồ Chí Minh và chế độ CSVN, các cuộc hội thảo, biểu tình phản đối Viet Weekly… -- chứng minh rằng những Nguyễn Cao Kỳ, Trần Trường, Việt Weekly… lúc nào cũng có trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Đó là những con tốt trong ván bài mới dụ địch, "hòa hợp hòa giải," và "đại đoàn kết dân tộc," của các tay trí trá lành nghề, đảng cộng sản Việt Nam. Tùy theo mức độ cảnh giác, phản ứng và quyết tâm của cộng đồng người Việt mà chúng ẩn mình hay xuất hiện.


Bài này được viết cách nay hơn ba năm, 2004, nhưng ý tưởng trình bày vẫn còn thích hợp hơn bao giờ hết.



Một tuần trước Tết Giáp Thân, khi nghe tin NCK "được mời" về Việt Nam để "hòa hợp hòa giải" với VC, một anh bạn gọi điện thoại hỏi tôi nghĩ thế nào. "Chẳng nghĩ gì cả," tôi trả lời. Thật vậy, đối với tôi sau tháng 4 năm 1975, trên đời này chẳng có ai là cựu thiếu tướng không quân, cựu chủ tịch UBHPTƯ, hay cựu phó tổng thống NCK gì cả... Chỉ có một người tên NCK bán rượu để sống qua ngày ở Mỹ, lâu lâu nổi điên, bốc đồng tuyên bố những lời mà ai cũng thấy là bất xứng đối với một người đã từng giữ chức vụ lãnh đạo quan trọng ở miền Nam.

Thế rồi NCK về Việt Nam và tuyên bố vung vít như...một cán bộ vẹm thuần thành, thâm niên tuổi đảng: bây giờ là lúc quốc cộng phải hòa giải vì những người cai trị "ngu xuẩn" (the stupid rulers) như Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm đã chết rồi (The New York Times, Jan 26, 2004); chỉ có chế độ độc đảng mới làm cho Việt Nam tiến bộ được; những tờ báo Việt ngữ chống cộng ở hải ngoại là những tờ báo lá cải muốn được chú ý... NCK, với tư cách cá nhân, có quyền về Việt Nam hay không là một chuyện có thể bàn cãi, nhưng tuyệt đối NCK không có quyền tuyên bố nhục mạ một chánh thể Cộng Hòa mà có thời NCK là một người lãnh đạo và hàng trăm ngàn chiến sĩ đã bỏ mình, hy sinh bảo vệ trong suốt 20 năm .


NCK được VC mời về thăm Việt Nam hay năn nỉ, van lạy VC để được cho về, không ai biết. Nhưng nếu căn cứ vào những lời tuyên bố của Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN, trước khi NCK về nước thì rõ ràng là NCK đã van xin để được cho về: "Ông NCK nay tuổi đã cao, sức yếu, lại nhớ quê hương. Ông ấy có ý nguyện được về thăm lại nơi đã sinh ra và lớn lên, đã xin phép và đã được các cơ quan chức năng của nhà nước ta cho phép. Đây là sự thể hiện tính nhân đạo của chúng ta, của những người CSVN, chứ không phải chúng ta muốn ‘lấy lòng’ ai cả" (VietNamNet, 08-01-2004).


Không ai dùng chữ "nhân đạo" với người khách được mời. Vì lòng nhân đạo, chúng ta cho người đói ăn, người khát uống, người rách áo mặc, người vô gia cư nơi tạm trú… Không ai mời người bạn đến nhà ăn cơm vì... lòng nhân đạo. Về mặt chính trị, người ta thường dùng chữ "nhân đạo" đối với kẻ thù, kẻ dưới tay, kẻ đáng tội chết, kẻ đang nài nỉ xin ban ơn huệ... Và cộng đảng Việt Nam dùng từ theo nghĩa đó đối với NCK? Nguyễn Văn Thiệu đã nói hơn 35 năm trước "Đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm."


Thế nhưng trong trường hợp này, giữa NCK và VC, chúng ta tin ai? Người viết tin VC hơn. Một ngoại lệ! Cả hai đều có thành tích lếu láo như nhau, chưa biết ai kẻ cắp, ai bà già. Và lời tuyên bố của Phạm Thế Duyệt là một bằng chứng rõ rệt. Nếu một mặt CSVN "lén lút mời" NCK về nước để hòa hợp hòa giải, nhưng mặt khác lại công khai tuyên bố vì "lòng nhân đạo" mà NCK vẫn cứ hồ hỡi phấn khởi trở về, rồi tuyên bố vung vít thì quả thật lòng tự trọng không còn, liêm sỉ đã vỗ cánh bay đi!


Đối với báo chí Tây Phương trước đây, nhất là báo chí Pháp, NCK chỉ là một playboy, một tướng lãnh thích lòe loẹt, phô trương chớ không là chánh khách, chánh trị gia gì cả. Trong thời gian được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử đi làm cố vấn (!) cho phái đoàn VNCH trong cuộc hòa đàm với CS Bắc Việt ở Paris, NCK đã gây nhiều dư luận bất lợi cho cuộc chiến đấu chánh nghĩa của dân tộc Việt Nam ở Âu Châu, qua cách sống và những lời tuyên bố lếu láo, thiếu ý thức chánh trị.


Đối với nhiều người Việt Nam, NCK là một ,b>hiện tượng kỳ quặc, sản phẩm của chánh trường nhiễu nhương miền Nam sau ngày 1 tháng 11 năm 1963: trật tự, thang giá trị xã hội bị đảo lộn. NCK được nhắc đến không phải vì tài năng mà vì những lời tuyên bố bốc đồng, đại ngôn, thiếu suy nghĩ, và vô trách nhiệm. Những lời tuyên bố trên của NCK ở Việt Nam trong dịp Tết vừa qua là một bằng chứng.


Chính nhờ sự "ngu xuẩn" của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà người dân miền Nam, trong đó có NCK, được ấm no, tự do thêm 20 năm. Nếu Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngoan ngoãn chấp hành hiệp định Genève để bầu cử thống nhất hai miền theo mưu đồ của thực dân Pháp và cộng sản quốc tế lúc đó thì chẳng bao giờ có cái gọi là thiếu tướng tàu bay, thủ tướng hay phó tổng thống... NCK! Và để cục đất trở thành thần tượng, nắm giữ chức vụ cầm quyền quan trọng, biết bao xương máu của chiến sĩ đã hy sinh! Vong ân là thế đó! Ngu xuẩn là thế đó!


Có nhiều người chưa biết gì về NCK thời trước 1975, nghe những lời tuyên bố lếu láo của NCK mấy năm qua ở Hoa Kỳ, đã phải thốt lên: Mất nước là phải! Tại sao con người như thế lại được đặt để ở vai trò lãnh đạo đất nước? Sau cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, những cuộc biểu tình, xuống đường, chỉnh lý, biểu dương lực lượng thường xuyên xảy ra ở Sài Gòn. Chính quyền Johnson ở Hoa Kỳ, năm 1965, cần có một chính quyền quân nhân ổn định ở Sài Gòn, sẵn sàng chấp thuận cho Hoa Kỳ đổ quân tham chiến ở Việt Nam. Nhờ tài đại ngôn, bạo mồm theo lối điếc không sợ súng, NCK được Hội Đồng Tướng Lãnh đề cử đứng ra lập nội các để làm nhiệm vụ đó. Thời thế ! Thế thôi!


Năm 1965, khi hỏi "Qui est Kỳ?" (Kỳ là ai?), Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle có ý miệt thị NCK chỉ là một tên vô danh tiểu tốt ở chánh trường miền Nam, dù lúc đó NCK đang làm Thủ Tướng VNCH. Vì thể diện quốc gia, nhiều người đã lên tiếng bênh vực NCK, phê bình thái độ trịch thượng của De Gaulle, nhưng trong thâm tâm có nhiều người nghĩ câu nói đó không phải là không đúng. Giới chánh trị ở Sài Gòn lúc bấy giờ đã truyền nhau câu trả lời rất lếu láo của NCK: "Kỳ là người có vợ đẹp hơn vợ của De Gaulle!" Bây giờ nếu sống lại, chắc De Gaulle không dám bạo phổi hỏi hỗn láo như thế nữa. NCK bây giờ là "đứa con cầu tự" của đảng (!?), một lãnh tụ bỏ thuộc cấp tháo chạy, đầy uy tín ở hải ngoại, được CSVN ưu ái mời về giúp nước, hỏi ý kiến làm cách nào để đối phó với Hoa Kỳ. Và NCK đã trả lời một cách rất... NCK: "Đối với người Mỹ tốt thì cần cởi mở và thẳng thắn. Còn đối với người Mỹ xấu thì cứ thẳng tay đá đít." ( They asked me to advise them on how to deal with America... I tell them to be open and frank with the good Americans, and with the bad Americans, kick them in the butt." The New York Times, Jan 26, 2004).


Lúc còn sống, có bao giờ De Gaulle được Hồ Chí Minh hỏi ý kiến về cách chống Mỹ cứu nước? Nhưng tin này từ miệng NCK nói ra, cũng chỉ có giá trị cở như lời tuyên bố của Nguyễn Phú Bình, thứ trưởng ngoại giao VC được Free Asia Radio loan đi ngày 30 tháng 10 năm 2003: "Việt Nam đề nghị năm phương hướng tham gia tái thiết Iraq!" Đây là loại tin nghe xong phải vứt ngay vào sọt rác để khỏi bẩn tai.


Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, khi quân CSBV ồ ạt tiến quân bao vây Sàigòn, NCK kêu gọi quân đội và dân chúng Sàigòn chiến đấu, tử thủ, để rồi ba hôm sau dùng trực thăng trốn chạy an toàn ra đệ thất hạm đội Mỹ chờ sẵn ở Thái Bình Dương, trong lúc nhiều đơn vị quân lực VNCH đang chiến đấu dũng cảm để chặn đứng đường tiến quân của CSBV. Con người thật của NCK là thế đó!


Trong khi bao người ở trong nước từ hơn 25 năm qua, trong đó có những người trước kia thuộc hàng ngũ cộng sản, đã không ngừng tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, đa nguyên, cởi mở, trong khi bạo quyền cộng sản không ngừng đàn áp, bắt giam, tù đày các lãnh tụ tôn giáo, thì NCK, sau gần 29 năm sinh sống ở Hoa Kỳ, một quốc gia có truyền thống dân chủ, tự do nhất thế giới, trở về Việt Nam hô hào chế độ độc đảng, toàn trị độc tài, và lên tiếng chỉ trích những người đang hoạt động chánh trị ở Hoa Kỳ để hỗ trợ một nước Việt Nam tự do, nhân quyền được tôn trọng.


Hoàng Minh Chánh tố cáo NCK đã "bán đứng lương tâm, bán đứng bạn đồng ngũ và nhân dân Việt Nam." Nguyễn Thanh Giang cho rằng NCK cố làm hài lòng nhà nước và cộng đảng Việt Nam để có một nơi dưỡng thân cho những ngày tàn tạ của cuộc đời. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, cựu tư lịnh không quân Việt Nam thời đệ I Cộng Hòa và trước đảo chánh 1963 là người chỉ huy của NCK, đã nói về NCK như sau:


"Vì thời thế mà ông lên tới chức vụ chỉ huy quân đội và lãnh đạo quốc gia. Ông NCK là người không có căn bản học vấn, quân sự, không chuyên môn về tổ chức không quân, lại có tính phản phúc, bất phục tùng thượng cấp nên đã không đứng vững lâu dài ở cương vị chỉ huy và lãnh đạo. Từ ngày sang Hoa Kỳ, vì là người không có tài năng thật sự nên ông NCK làm gì cũng thất bại. Hiện nay ông là người khánh kiệt tài chánh nên kiếm cơ hội làm ăn với CSVN. Vì cựu thiếu tướng NCK bị cộng đồng người Việt chê bai và xa lánh nên tôi nghĩ rằng những câu gì ông tuyên bố ở VN để lấy lòng chức quyền cộng sản cũng sẽ không có ảnh huỏng gì đến tinh thần chống cộng của khối người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại." (Free Asia Radio, 16 tháng 1, 2004)


Những nhận xét trên quá đủ để nói lên con người thật của NCK. Người Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại sẽ không lấy làm lạ nếu một ngày nào đó, NCK hùng dũng tuyên bố sẵn sàng làm bất cứ công việc gì trong khả năng (có bao nhiêu?) và quyền hạn (còn gì?) nếu được đảng CSVN "mời" (vì biết không bao giờ được mời!) để:


Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng

Thờ Mao chủ tịch, thờ Hồ Chí Minh bất diệt!



Đối với đảng CSVN, NCK bây giờ là con ngựa chứng đã thuần phục, nhờ bàn tay uốn nắn của một phụ nữ có business với VC. Ngựa đã sẵn sàng, mời ngài lên...


Lỗi ở chúng ta… mọi đàng. Chúng ta đã nhặt cục đất ngoài đường đi, rửa sạch bụi đất, rồi tạc tượng để chiêm ngưỡng như một anh hùng! Lâu ngày, tượng đá tướng mình là anh hùng thật. Khi "anh hùng" lỡ vận đi bán rượu, chạnh lòng nhớ thuở vàng son trước kia, mỗi lần đi đá gà có bộ hạ điếu đóm, ôm gà theo hầu, rồi tuyên bố vung vít để nhắc nhở thiên hạ mình đã từng là thiếu tướng, thủ tướng, phó tổng thống... để không bị đời lãng quên. Tả tâm trạng của NCK không gì đúng hơn hai câu thơ của Thế Lữ trong bài "Hổ Nhớ Rừng:"


Ta sống mãi trong tình thương nổi nhớ


Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa!


Cọp trong sở thú dù có gào thét cũng chẳng ai sợ, trừ mấy con khỉ bị nhốt ở chuồng kế bên. Trái lại, người nuôi nấng, cho nó ăn hằng ngày có thể dạy và bắt nó làm... trò khỉ. Chánh trường cũng là một hí trường, cần có diễn viên làm trò khỉ cho mọi người xem!


Mười lăm năm qua, với chủ trương "đổi mới mà không đổi màu, hòa hợp mà không hòa tan," nghĩa là chỉ thay đổi bề mặt để dụ dỗ người nhẹ dạ, dễ tin nhưng cốt lõi thì vẫn thế, nhà cầm quyền cộng sản đã tung ra nhiều chiêu bài để khuyến dụ người Việt ở hải ngoại mang tiền của và chất xám về nước đầu tư.


Những từ hỗn láo mà trước đây Phạm Văn Đồng dùng gọi những người Việt di tản hay vượt biên tìm tự do, "thành phần đĩ điếm, xì ke, trộm cướp chạy theo tàn dư Mỹ Ngụy" đã trở thành "khúc ruột ngàn dặm" yêu dấu, thân thương. Và đầu năm nay Việt Kiều hải ngoại được chủ tịch nước Trần Đức Lương trân trọng chúc Tết, ưu ái gọi là những "người con ruột" của đất nước, nhờ số tiền khổng lồ gởi về Việt Nam hằng năm, hơn 3 tỷ đô la năm 2003! Số tiền này đủ tài trợ cho chi phí quốc phòng hàng năm của VC. Chúng ta đã nuôi, giúp kẻ thù tồn tại và lớn mạnh!


Hiện nay VC có hai món hàng giả mạo và đang tìm người trung gian, cò mồi để rao bán: hòa hợp hòa giải và đại đoàn kết dân tộc. Trong mười năm qua, những con cắc ké cỡ Trần Trường và một nhóm văn nghệ sĩ giao lưu chẳng làm nên trò trống gì, ngoài việc gây sự căm phẫn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, từ Hoa Kỳ, sang Úc, đến Âu Châu. Lần này VC nghĩ rằng đã tìm được một khẩu thần công đại bác, một lãnh tụ "có thành tích và uy tín" ở hải ngoại để làm cò mồi chào hàng.


NCK tình nguyện làm trung gian hòa hợp hòa giải giữa hai phe quốc gia và cộng sản, làm chim mồi cho chánh sách đại đoàn kết dân tộc của CSVN. Ai cũng biết hàng của CSVN là hàng giả, hàng dỏm, hàng "Made in Ha Noi," không gì khác hơn là những khẩu hiệu tuyên truyền xảo trá cố hữu, có từ thời Việt Minh 1945. "Treo đầu dê bán thịt chó" vốn là ngón nghề ruột của đảng, tứ đại gia truyền từ thời Hồ Chí Minh. Uy tín và danh dự của NCK đối với người Việt ở hải ngoại còn kém xa uy tín và danh dự của một anh rao bán thuốc cao đơn hoàn tán dạo ở các bến xe đò đi miền Trung hay lục tỉnh thưở nào. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại nên trả NCK trở về với bản chất bùn đất thật sự.


Tới giờ phút này vẫn còn nhiều người chưa biết rõ số phận của những con chim mồi làm tay sai cho chế độ CSVN: được chim bẻ ná, được cá quên nôm; qua cầu cất nhịp; muông thú chết rồi chó săn phải chết; cứu cánh chứng minh phương tiện. Ngay cả những công thần của chế độ như Nguyễn Văn Trấn, Trần Độ..., những ngày cuối đời thật thê thảm. Hãy đọc hồi ký của Trương Như Tảng, Bộ Trưởng Tư Pháp của MTGPMN, để nghe người trong cuộc nói lên nỗi lòng tan tác vì bị Việt Cộng phỉnh gạt, rồi rút kinh nghiệm. Học hỏi từ kinh nghiệm của người khác bao giờ cũng rẻ hơn là bài học của chính bản thân mình!


Không thể đánh mất cái mình không có. Người mất liêm sỉ là người một thời đã có liêm sỉ. Người vô liêm sỉ là người trước sau chẳng có chút liêm sỉ nào hết. NCK thuộc hạng người nào?


Xin ghi lại một chuyện xưa thời chiến quốc để chúng ta cùng suy nghĩ về "hiện tượng trung gian" trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.


ÍCH LỢI CỦA BỌN TRUNG GIAN


Vua Yên (Chiêu Vương) bảo Tô Đại:


- Quả nhân rất không ưa những lời của bọn lừa gạt.


Tô Đại đáp:


- Người đất Chu khinh bọn mai mối vì họ nói hay cho cả hai bên: Tới nhà con trai thì khen "cô ấy đẹp;" tới nhà con gái thì khen "cậu ấy giàu." Nhưng theo tục nước Chu, không ai tự kiếm vợ cả; và con gái nếu không nhờ bà mai thì phải ở vậy cho tới già. Không dùng người môi giới mà tự khoe món hàng của mình thì dù khó nhọc cũng không bán được món hàng. Còn như muốn cho dễ dàng mà không thất bại, bán được mà không khó nhọc thì phải dùng bọn môi giới mới xong. Việc trị nước nếu không có quyền và thế thì không thành. Cho nên muốn ngồi không mà hưởng sự thành công thì phải nhờ bọn trung gian lừa gạt.


Vua Yên đáp:


- Đúng lắm.

(Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Chiến Quốc Sách, Đại Nam xuất bản hải ngoại, 1984, tr. 636 – 637).

http://www.vnfa.com/anews/0707_202.html