Wednesday, August 8, 2007

CSVN cay cú với “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR 3096”

Thứ Tư, ngày 8 tháng 8 năm 2007
CSVN cay cú với “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR 3096”

--------------------------------------------------------------------------------
• Lê Minh Úc

Ngày 7/8/2007 báo Nhân Dân điện tử đã đăng một bài của Trần Quang Hà phản bác lại “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR.3096”, do Dân Biểu Christopher H. Smith đề xướng với sự đồng bảo trợ của các dân biểu Ros Lehtinen, Loretta Sanchez, Sali, Rohrabacher, Zoe Lofgren, Wolf, Royce (California), Al Green (Texas), Tom Davis (Virginia), với một tựa đề khá hấp dẫn: “Nhân quyền không phải là công cụ phục vụ lợi ích cá nhân hẹp hòi”.

Ðây là một bài viết khá dài, phần lớn là để đả kích dân biểu Chris Smith, tự ca tụng “20 năm đổi mới” và tuyên truyền cù nhầy. Phần còn lại dùng để trích dẫn “ý kiến của một số bạn đọc” trên mạng BBC, và kết thúc cuối bài là các link liên kết để dẫn chứng các lý luận của bài báo để đọc giả tham khảo.

Mở đầu, Trần Quang Hà với luận điệu cù nhầy cố hữu của hàng ngũ văn nô bồi bút của đảng, đã chỉ trích việc dân biểu Chris Smith và các nhà lập pháp Hoa Kỳ khác cùng đồng đứng ra bảo trợ cho “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR.3096” là cách “hành xử theo lối bất chấp sự thật, bất chấp vai trò của luật pháp trong các chế độ chính trị - xã hội khác nhau”. Với một chút ít kiến thức về nền chính trị Mỹ, Trần Quang Hà cũng cố gắng chống chế rằng “văn bản này còn phải được thông qua tại các cơ quan lập pháp cao hơn ở Hoa Kỳ”.

Để dẫn chứng rằng những vị dân cử này đã hành động vì “động cơ cá nhân”, báo Nhân Dân qua bồi bút Trần Quang Hà đã đưa ra việc 7 trong số 9 vị dân biểu này là dân cử của các vùng có đông người Việt sinh sống ở tiểu bang California. Nói thế thì hớ hênh nhiều lắm, vì nếu lá phiếu của đa số cử tri “của các vùng có đông người Việt” này không có giá trị hoặc vì “động cơ cá nhân” thì làm sao mà các vị dân biểu Mỹ này lại đi làm cái “công việc không phù hợp với lương tri” như Trần Quang Hà đã viết?

Trần Quang Hà nên biết (Hà chắc chắn biết nhưng giả ngơ giả điếc) rằng các vị dân biểu Mỹ này làm việc vì nguyện vọng của số đông cử tri chứ không vì “động cơ cá nhân” hay vì số ít như các “đảng biểu” của cái gọi là “Quốc hội” của Việt Nam chỉ làm việc cho thiểu số đảng viên của đảng. Vì nếu họ không làm theo nguyện vọng của số đông cử tri thì lần bầu cử tới họ sẽ bị cử tri bất tín nhiệm và bị loại ngay.

Qua bài báo này, Trần Quang Hà đã cho đọc giả hiểu rằng cử tri người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ cũng có tiếng nói như người Mỹ bản xứ, và lá phiếu của cử tri rất có giá trị qua các cuộc bầu cử tự do trong một môi trường dân chủ thật sự, chứ không như các cuộc bầu cử theo kiểu trò hề “đảng cử dân bầu” tại Việt Nam, để đưa các đảng viên của ÐCSVN vào làm “đảng biểu” thay vì phải đúng ra là “dân biểu”.

Hà đã khuyến cáo rằng dân biểu Smith cần “phải nghe nhiều phía” và phải đến với số đông dân chúng Việt Nam chứ không “chỉ cố tiếp xúc với các nhân vật vốn nổi tiếng thù nghịch với Nhà nước và nhân dân Việt Nam”. Liệu ông Smith có thể “nghe nhiều phía”, được đến tiếp xúc “với số đông dân chúng Việt Nam” một cách tự do tuỳ ý, không qua sự dàn xếp của nhà nước Việt Nam và không có sự hiện diện của công an mật vụ, hay ông ta chỉ được phép tiếp xúc với những thành phần do đảng và nhà nước CSVN cho phép gặp? Chủ tịch Triết trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vừa qua, khi muốn đi thăm các “Việt kiều yêu nước” đâu có bị chính phủ Hoa Kỳ xen vào dàn xếp hay bị an ninh mật vụ Mỹ kè kè theo dõi đâu? Chắc Hà quên rằng dưới cái chế độ công an trị của CSVN, các nhà ngoại giao nước ngoài quan tâm đến tình trạng nhân quyền của Việt Nam, khi đi đến đâu cũng được công an Việt nam dọn đường sẵn rồi, thì làm gì có chuyện được quyền tiếp xúc trực tiếp với đại đa số người dân Việt Nam.

Để dẫn chứng thêm, tác giả bài báo trên tờ Nhân Dân điện tử đã đưa ra nhận xét của Nguyễn Gia Kiểng thuộc nhóm Thông Luận, và cho rằng đây là một “diễn đàn chống cộng” thứ thiệt của người Việt hải ngoại. Cái điều mà Hà cho rằng nhóm Thông Luận là một “diễn đàn chống cộng thứ thiệt của người Việt hải ngoại” thì để cho quý bạn đọc xét đoán. Nhưng Hà chắc không biết là ông Kiểng đã từng nói “ông viết 10 điều, ông chỉ mong 1 điều mới và đúng” mà thôi. Vậy thì lấy dẫn chứng qua lời của ông Kiểng e rằng không ổn tí nào, vì chỉ có thể tin được tối đa là 1/10 mà thôi.

Chưa hết, để bổ xung cho cái lý luận của mình, Trần Quang Hà còn vơ thêm bài viết của một người có bút danh Quang Thiện nào đó “trên một website của người Việt ở Ôtrâylia”. Cái website mà Hà bảo là “của người Việt ở Ôtrâylia” thì đúng là của người Việt thật, nhưng là loại “Việt kiều yêu nước”, tức là loại Việt kiều tay sai thân cộng sản Việt Nam, mà ngôn ngữ bình dân gọi là “Việt kiều bưng bô”, chính là trang Chuyển Luận Online (http://www.chuyenluan.net), một trang web cò mồi của VC trong công tác văn hóa vận tại Úc Châu và Tân Tây Lan. .

Vẫn chưa hết, để gọi là dẫn chứng cho cái khác biệt giữa “bất đồng chính kiến” với hành vi “chống đối”, Trần Quang Hà đã gom lại 6 ý kiến và chỉ có 6 ý kiến “đi đúng lề đường bên phải“ của cò mồi nhà nước (đăng trên diễn đàn ý kiến của mạng BBC hôm 2/8/2007: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070731_smith_bill.shtml ), còn những ý kiến khác không có lợi cho tuyên truyền thì bị Hà cho vào sọt rác.

Cuối bài viết của Trần Quang Hà là một danh sách 7 cái link liên kết để tham khảo, trong đó có 2 link liên kết là của nhóm “Việt kiều yêu nước” Chuyển Luận Online. Khi xử dụng 2 cái link liên kết của Chuyển Luận Online thì truy cập vào đúng chỗ, nhưng đến khi thực hiện thao tác tương tự cho 5 cái link liên kết còn lại thì truy cập ngay vào trang nhà của … Wikipedia. Có lẽ đã có nhiều đọc giả tại Việt Nam đã thử và gặp phải điều này, nhưng không thể ngờ rằng báo Nhân Dân đã cố tình bỏ đi dấu : (giữa chữ http//www), vì chẳng lẽ lại “vẽ đường cho hươu chạy” sao. Vả lại, nếu báo Nhân Dân có đăng chính xác, đầy đủ các link liên kết thì đọc giả tại Việt Nam cũng chẳng thể nào truy cập vào các trang web đó được vì hầu hết 5 link còn lại đều bị chặn bởi tường lửa (firewall) của công an mạng VC dựng lên.

Từ đầu đến cuối, bồi bút Trần Quang Hà đã vận dụng tối đa “óc sáng tạo” để lên án, đả kích “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR 3096” và người đề ra dự luật này là dân biểu Chris Smith. Trần Quang Hà còn dùng các lời dẫn chứng từ các trang nhà của Thông Luận, đài BBC, và mạng Ðối Thoại để dẫn chứng và bổ túc cho các lý luận trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân này, nhưng cuối bài lại chơi trò bẩn thỉu là cố tình xóa bỏ, không đăng chính xác các link liên kết của các trang web hải ngoại, ngoại trừ các trang web thân cộng, với mục đích không cho đọc giả trong nước vào kiểm chứng, mặc dù họ có muốn kiểm chứng cũng không được vì đụng phải tường lửa. Ðây rõ ràng là Trần Quang Hà qua báo Nhân Dân đã tự tố cáo mình đã vi phạm cái quyền căn bản của con người là được tự do thu thập thông tin. Do đó, Hà và báo Nhân Dân hoàn toàn không có một chút tư cách nào để lên tiếng phê phán dân biểu Smith và “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 - HR 3096”.

Lê Minh Úc
8/8/2007





Báo Nhân Dân:

Nhân quyền không phải là công cụ phục vụ lợi ích cá nhân hẹp hòi


Cập nhật 11:16 ngày 07-08-2007

ND - Sau một loạt các động thái phê phán vô căn cứ và hầu như không quan tâm tới các nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia trong thế giới hiện đại, ngày 19-7-2007, hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Smith cùng các dân biểu Ros Lehtinen, Loretta Sanchez, Sali, Rohrabacher, Zoe Lofgren, Wolf, Royce (California), Al Green (Texas), Tom Davis (Virginia) đã đệ trình và được Ủy ban Ðối ngoại Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua cái gọi là Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 (H.R. 3096).

Cho dù để có hiệu lực thực hiện, văn bản này còn phải được thông qua tại các cơ quan lập pháp cao hơn ở Hoa Kỳ, thì sự ra đời của nó lại cho thấy hiện tại ông ta và một vài cá nhân trong chính giới Hoa Kỳ vẫn hành xử theo lối bất chấp sự thật, bất chấp vai trò của luật pháp trong các chế độ chính trị - xã hội khác nhau... và tự cho mình quyền được can thiệp thô bạo, vô lối vào các quốc gia khác trong một thế giới mà tư duy theo kiểu “chiến tranh lạnh” đã trở nên lỗi thời.

Xét đến cùng thì sự ra đời của những văn bản như Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 vốn không có gì lạ lẫm, cũng không có gì mới mẻ, đó chỉ là sự nối dài các hành động mà một vài vị dân biểu Hoa Kỳ, vì những động cơ cá nhân đã tiến hành trong các năm gần đây. Nói cách khác, vì số phiếu bầu của một bộ phận cử tri là người Mỹ gốc Việt (không ngẫu nhiên, trong số 9 dân biểu cùng ông hậu thuẫn cho Dự luật nói trên lại có tới 7 vị ở bang California - nơi tập trung phần lớn người Mỹ gốc Việt) họ đã tiến hành những công việc không phù hợp với lương tri, không phù hợp với xu thế hợp tác để phát triển.

Lại nhớ cuối năm 2005, ông Smith đã tới Việt Nam với mục đích: Tìm hiểu tình hình và thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo tại đây”(1). Về chuyến đi này, ông Ngô Yên Thi, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam khi đó, đã đánh giá khá chân xác trên BBC như sau: “Dường như ông (Chris Smith - TQH) tiếp xúc với những người lâu nay thiếu thiện chí và có thành kiến là nhiều hơn. Chúng tôi cũng đã nhận xét rằng, đã nghe thì phải nghe nhiều phía và phải thấy cái toàn thể của Việt Nam”(2).

Có lẽ với ông Smith, lời khuyên về việc “phải nghe nhiều phía” đã không có tác dụng, do vậy sau cuộc thảo luận tại Ủy ban Ðối ngoại Hạ nghị viện Hoa Kỳ vừa qua, ông ngạo mạn tuyên bố: “Sau khi Nhà nước Việt Nam đã ăn mừng việc chuyển vào một hướng đi mới, thì họ lập tức lục lọi để tìm ra một số trong những người tốt nhất, thông minh nhất và dũng cảm nhất của dân tộc Việt Nam, những người đã lên tiếng thay mặt cho nhân quyền, và ném những người này vào tù. Chiến dịch đàn áp này thật là vô lương tâm. Nghị quyết này cảnh báo cho Nhà nước Việt Nam biết rằng cái đường lối xúc phạm nhân quyền (của họ) sẽ ít nhất bị một vài sự trừng phạt”(3).

Ðến Việt Nam “để tìm hiểu tình hình và thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo”, ông Smith không đến với số đông dân chúng, mà chỉ cố tiếp xúc với các nhân vật vốn “nổi tiếng” thù nghịch với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, để rồi ca ngợi họ là: “Những người tốt nhất, thông minh nhất và dũng cảm nhất của dân tộc Việt Nam, những người đã lên tiếng thay mặt cho nhân quyền”.

Vậy là chẳng gì khác lắm so với những người có chung luận điệu, ông đã lập lờ sử dụng các khái niệm “nhân quyền” và “bất đồng chính kiến” để che lấp bản chất đích thực của những phần tử đã có hành vi vi phạm pháp luật chống đối nhà nước, phá hoại ổn định và trật tự xã hội. Là công dân của một nước lớn, lẽ ra ông dân biểu Smith nên dành thời gian tìm hiểu những con người mà ông ca ngợi xem họ là ai, họ đã lợi dụng tinh thần dân chủ của xã hội Việt Nam như thế nào, họ đã khuếch trương thanh thế qua đặc tính “ảo” của internet nhằm gây ra sự ngộ nhận ra sao...

Nhưng ông Smith đã không làm như vậy. Vì mục đích gì, chắc ông Smith rõ hơn ai hết. Ðể nhận diện những con người này, không cần phân tích và chứng minh dài dòng, chỉ xin dẫn lại một số nhận xét đã đăng trên thongluan.org - một diễn đàn “chống cộng” thật sự của người Việt ở nước ngoài, để ông Smith tham khảo:

- Nguyễn Gia Kiểng: “Nguyễn Văn Lý, và Nguyễn Văn Ðài ở Hà Nội, đã là những nạn nhân của các hoạt động đối lập tại hải ngoại: Không chuẩn bị lực lượng rồi đến khi thấy tình thế có vẻ thuận lợi thì cố gắng nắm lấy cơ hội một cách vội vã và vận dụng quá sức anh em trong nước trong một cuộc thi đua xô bồ xem ai làm trước, ai lên tiếng trước, ai thông báo đầu tiên những “tin khẩn”, ai gây được tiếng vang nhiều nhất”(4).

- Như Hà: “Khi mà người ta cứ vống mãi lên, cứ huyễn hoặc mơ tưởng có một cuộc đổi đời, một cuộc cách mạng sắp xảy ra đến nơi để mà vội khua chiêng gõ mõ, để vội vàng thành lập đảng này hội nọ và dự tính cho một tương lai gần khi mà họ tưởng tượng ra với khuôn mặt mình đang rạng rỡ và oai hùng trên kỳ đài chiến thắng. Trong mơ! Họ huyễn hoặc mơ đến một cuộc cách mạng nhung, cách mạng mầu trong ảo tưởng, họ huyễn hoặc cho một phong trào mang tính tự phát, xô bồ... Họ huyễn hoặc mơ tưởng đến việc cố tình dựng lên một tổ chức “ruột” coi đó là tài sản riêng của mình, nhằm tham gia một vai trong vở diễn Dân Chủ, làm cho vở diễn mang đậm tính bi hài mua vui cho thiên hạ, không biết được mấy trống canh đây! Chuyện lục đục đánh phá lẫn nhau giữa các “lão thành dân chủ” đã làm cho bên ngoài thì khinh thường các “lão thành dân chủ” trong nước; các anh em dân chủ trẻ trong nước thì không còn biết tin ai, nghe ai nên đành nghe và làm theo sự chỉ đạo trực tiếp từ bên ngoài. Từ đấy phong trào không hướng vào bề sâu mà thúc giục nhau diệu võ giương oai, khiêu khích công an, thách đố chính quyền...”(5).

Các nhận xét trên đây cho thấy những con người “thay mặt cho nhân quyền” mà ông Chris Smith ca ngợi chỉ là một nhóm xô bồ những phần tử cơ hội chính trị. Họ không đấu tranh cho ai, họ chỉ “đấu tranh” cho lợi ích cá nhân của mình mà thôi. Cho nên, trên một website của người Việt ở Ôtrâylia, tác giả Quảng Thiện đã cho rằng: “Yêu nước vốn là bổn phận thiêng liêng của bất cứ người dân của một dân tộc nào. Vì yêu nước nên giả sử có một cách nhìn, một chính kiến, một chính sách khác đối lập với Nhà nước cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên yêu nước kiểu Trần Ích Tắc yêu cầu ngoại bang can thiệp vào nước mình là một hành động không yêu nước chút nào, nếu không nói đó là hành động phản quốc”(6). Cũng ở diễn đàn này, đề cập các “nhà nhân quyền giả hiệu” mà ông Smith đề cao, tác giả Hà Giang có ý kiến khá sòng phẳng: “Không ai muốn trao quyền điều hành quốc gia cho những kẻ mang trong đầu cái tư tưởng làm nô lệ ngoại bang được các thế lực chống Việt Nam tấn phong làm “nhà đấu tranh”; không ai công nhận những kẻ hành xử như là những tên côn đồ chính trị mang mặt nạ “đấu tranh”; không ai chấp nhận những kẻ bất tài, chuyên nói bậy, hay những hạng diễn viên phường tuồng ồn ào bát nháo đội lốt “trí thức”; không ai nhìn nhận những tên phản quốc muốn bay lá cờ ba sọc nhưng đội lốt “đấu tranh cho dân chủ”; và không ai cần đến những kẻ mắc bệnh hoang tưởng đeo nhãn hiệu “nhà dân chủ” lải nhải lảm nhảm xuyên tạc Việt Nam” (7).

Sau hơn 20 năm đổi mới, nước Việt Nam đã có những bước đi vững chắc hướng về tương lai để đạt tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vượt qua hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh khốc liệt do người Mỹ gây ra, vượt qua các khó khăn do chính sách “cấm vận”, vượt qua các hạn chế trong tư duy về phát triển..., toàn thể nhân dân Việt Nam sát cánh cùng Ðảng và Nhà nước Việt Nam để xây dựng một cuộc sống mới với nhiều thành tựu mà thế giới đã thừa nhận. Trong bối cảnh ấy, nếu thật sự là người “thay mặt cho nhân quyền”, đáng lẽ các cá nhân được ông Smith nhắc tới trong Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 (H.R. 3096) phải tự hào về điều đó - vì dù thế nào thì chính họ cũng đã và đang thụ hưởng những thành tựu do Ðổi mới đem lại, song ngược lại, họ chưa bao giờ có bản lĩnh và sự trung thực để nhắc tới thành quả lao động của nhân dân. Họ chỉ chú mục bới móc và thổi phồng các hiện tượng tiêu cực (điều rất khó tránh khỏi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện một xã hội mà trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều di hại của lối tư duy cũ, của những mặt trái nảy sinh trong quá trình hội nhập...), rồi bằng mọi cách dựng đứng, vu cáo, bôi đen các giá trị, các chính sách ưu việt của Nhà nước Việt Nam,... nghĩa là họ chưa bao giờ quan tâm đến quyền lợi của nhân dân, và “nhân quyền” chỉ là công cụ phục vụ cho tham vọng được nổi tiếng, hòng kiếm chác được một phần nào đó từ “miếng bánh USD” mà trong Dự luật... ông Smith đã gán cho mục đích mỹ miều là để “thúc đẩy cho nhân quyền tại Việt Nam”. Có lẽ vì thế, ông Smith và họ đã dễ dàng tìm thấy một “tiếng nói chung”?

Với mọi con người có ý thức và với mọi xã hội văn minh, “nhân quyền” được xem là quyền tối thượng của con người trong sinh tồn xã hội. Tuy nhiên, việc hiểu và thực thi nhân quyền như thế nào lại phụ thuộc sự lựa chọn cách thức tổ chức xã hội, cũng như sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi quốc gia, phụ thuộc truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng... Nếu ông dân biểu thật sự quan tâm tới vấn đề “nhân quyền” thì thiết nghĩ cũng nên tham vấn một số điểm trong bản Giao ước Quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị và Giao ước quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được Ðại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 6-12-1966 để thấy rằng quyền “tự do tư tưởng, lương tri và tôn giáo”, quyền “tự do phát biểu ý kiến”, quyền “hội họp trong hòa bình”... luôn được nhấn mạnh phải “chịu những hạn chế quy định của luật pháp”, “chịu một số hạn chế, nhưng những hạn chế này chỉ có thể do luật pháp đặt ra”, “không hạn chế nào được đặt trên sự thực thi... ngoài những hạn chế được áp đặt để tuân theo luật pháp”.

Cũng xin bổ sung thêm quan niệm của các nước châu Á tại hội nghị về nhân quyền tổ chức tại Bangkok cách đây hơn mười năm rằng nhân quyền phải được xét đến: “Trong bối cảnh của những cá biệt quốc gia và địa phương, và những nền tảng lịch sử văn hóa tôn giáo khác nhau... Theo dõi vấn đề nhân quyền là vi phạm chủ quyền quốc gia... Viện trợ kinh tế với điều kiện, dựa trên tiêu chuẩn nhân quyền là đối ngược với quyền phát triển...”. Nếu tham vấn từ đó, ông dân biểu hẳn sẽ rút ra kết luận: Khi mà việc thực thi vấn đề “nhân quyền” phụ thuộc luật pháp và các giá trị riêng mà mỗi quốc gia theo đuổi thì điều đó cũng đồng nghĩa với một thực tế là trên thế giới này không có một quan niệm “nhân quyền” chung chung, phổ quát cho mọi quốc gia.

Mặt khác, cũng muốn nói với ông rằng đã đến lúc cần phân biệt sự khác nhau giữa hiện tượng “bất đồng chính kiến” với hành vi “chống đối”. Bởi không thể coi “bất đồng chính kiến” đồng nghĩa với hành vi kích động và hô hào dân chúng lật đổ chính quyền, tổ chức các hội đoàn nằm ngoài khuôn khổ luật pháp, kêu gọi nước ngoài cắt viện trợ, đưa ra những tuyên ngôn đầy những ngôn từ bạo lực như “trận quyết đấu cuối cùng... đánh thẳng... đánh đòn chí tử”... Chẳng lẽ ở nước Mỹ, các hành vi này lại được coi là “bất đồng chính kiến” hay sao, thưa ông Smith?

Cuối cùng, để kết thúc, xin được trích ý kiến của một số bạn đọc thảo luận quanh bài Vận động Dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 đăng ngày 2-8-2007 trên BBC và hy vọng qua đây, ông dân biểu Smith sẽ nghiêm túc xem xét lại quan điểm của mình:

- Hạnh (Ðà Nẵng): “Tôi thấy ông Smith luôn phá hoại về tình hình nhân quyền của Việt Nam, trong khi đất nước Việt Nam là nước có chủ quyền...” .

- Ẩn danh: “Những người tốt nhất, sáng láng nhất và dũng cảm nhất Việt Nam, những người đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền”. Nghe tức cười quá! Ông Mỹ này cũng rảnh rang thật. Hết chuyện làm rồi lại đi thổi bong bóng”.

- Nguyễn Xuân: “Nhân quyền là nguyện vọng tự nhiên của tất cả mọi dân tộc, cần được góp ý một cách chân thành, không nên vin vào nhóm này, nhóm khác để đánh lạc hướng dư luận, làm dân trí mê muội, mất niềm tin ở nhân quyền”.

- Mai (Hà Nội): “...Không điều gì là hoàn hảo cả, Việt Nam vẫn còn những hạn chế trong nhiều mặt, nhưng để xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn thì người Việt Nam không cần đến những dự luật phá hoại kiểu này”.

- Khách quan (Việt Nam): “Dám hỏi các ngài đã ai đến Việt Nam bao giờ chưa hay chỉ thông qua báo chí và những lời “kêu cứu” của một số phần tử chống đối, bất mãn mà các ngài gọi là “các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam”? Tôi thấy rằng sống ở Việt Nam vô cùng an toàn và dân chủ, tôi có thể đi bất cứ đâu mà không lo bị bắt cóc, bị khủng bố bị đánh hội đồng”.

- Lê Cương Chính: “Xin được góp ý một lần cho rõ trắng đen với các ông đại biểu dân ở Mỹ, các ông Việt Nam chạy trốn, sống bám ở nước ngoài, là truyền thống văn hóa Việt Nam chúng tôi từ ngày chủ quyền về tay người Việt Nam rõ ràng là dứt khoát phản đối những luận điệu giải thích về dân chủ, về nhân quyền của Mỹ, của Tây, vì nó đi ngược lại hoàn toàn chủ trương, và luật pháp của Nhà nước Việt Nam.

Tôi chỉ là một người dân thường, sống từng trải dưới thời Mỹ ngụy, và cũng có nhiều bạn bè là Việt kiều, con cháu chưa có ai giữ chức vụ cộng sản gì, và tôi biết còn nhiều khó khăn, tiêu cực không thể nào giải quyết, nhưng vẫn mạnh dạn phản đối những ngoại bang nhòm ngó vào đất nước tôi để bêu xấu về nhân quyền, cho dù các người có đòi hỏi nâng cao mức lương, mức sống cho người dân, chúng tôi cũng dứt khoát phản đối, không cần đến những lời nhân nghĩa, tội nghiệp của các người...”.

--------------------------------

1,2. http//www.bbc.co.uk/
vietnamese/vietnam/story/2005/12/051205
_visit_chris_smith.shtml.

3. Theo ông Patrick J.Creamer - Giám đốc Truyền thông Văn phòng
hạ nghị sĩ Christopher Smith,
http//www.doi-thoai.com/baimoi0807_027.html. (sai, không vào được !)


4. http//www.thongluan.org/vn/
modules.php?name=News&file=article&sid=1881.

5. http//www.thongluan.org/vn/
modules.php?name=News&file=article&sid=1998.

6. http://www.chuyenluan.net/200611/0611_42.htm

7. http://www.chuyenluan.net/200611/0611_41.htm

TRẦN QUANG HÀ



Trò bẩn thỉu:
Các link liên kết để tham khảo 1,2,3,4,5 tới các trang BBC, Thông Luận và Ðối Thoại đã bị báo Nhân Dân cố tình xóa đi dấu hai chấm : (giữa chữ http//www), trong khi đó các link liên kết 6 và 7 đến trang của nhóm “Việt kiều yêu nước” Chuyển Luân thì không bị xóa.

http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=101837 (dạng online) (Nếu đường link này bị trở ngại, xin vui lòng trở ra trang trước có đường link ở cụm chữ "báo Nhân Dân điện tử"


nguồn M Úc:
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2007/20070808_01.htm




Phụ phần bài BBC : dân biểu Smith vận động hr 3096
Danh sách những người góp ý mà báo Nhân dân "quên đăng":

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070731_smith_bill.shtml

Nguyễn Xuân
Không ai chối cãi, và không ai từ chối cái quyền mà thượng đế ban cho là "mọi người sinh ra đều bình đẳng", thế nhưng hiện nay trên thế giới nhiều dân tộc vẫn không dám cưỡng lại những tập đoàn cai trị, ỷ vũ lực ngang nhiên thu tóm mọi quyền lợi, chỉ ban phát rất hạn chế quyền con người cho đám dân hèn, không những thế các tập đoàn cai trị còn khôn ngoan núp dưới những mặt nạ nhân nghĩa đạo đức, vì dân, do dân.
Cho đến nay, có nhiều tập đoàn cai trị đã chấp nhận bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật trên đất nước của họ, cho dù đó là yêu cầu của thế giới bên ngoài, vì các điều trên cũng làm lợi cho họ. Nhưng họ vẫn không muốn bảo vệ nhân quyền, vì nhân quyền gây trở ngại, bất ổn cho tham vọng duy trì địa vị cai trị dân.
Nhân quyền là nguyện vọng tự nhiên của tất cả mọi dân tộc, cần được góp ý một cách chân thành, không nên vin vào nhóm này, nhóm khác để đách lạc hướng dư luận, làm dân trí mê muội, mất niềm tin ở nhân quyền.

Saigonian
Có lẽ những người phản đối chính phủ Mỹ về chuyện nhân quyền ở VN đều là dạng "con ông cháu cha" hay ít ra thì cũng hưởng bổng lộc từ cái chế độ cộng sản lừa đảo này! Nếu VN có nhân quyền, có dân chủ, có tự do báo chí... thì tại sao chuyện bà con nông dân đi khiếu kiện đông đảo như thế mà 600 tờ báo ở VN câm như hến? Sau đó, đàn áp họ để giải tán một cách thô bạo thì lại nói là "êm thấm, chỉ khuyên họ về là họ về"? Họ đi khiếu kiện vì họ đã nghe hứa quá nhiều rồi! Đói, khát, sống vật vờ ở vỉa hè cả tháng trời mà chỉ cần nghe một lời hứa là họ về sao?
Các bạn chưa sống tự do ngày nào nên cứ nghĩ rằng mình đang được tự do. Các bạn có dám chửi ông chủ tịch nước một cách công khai không (khi chính sách của ông ta không được lòng dân). Ở Mỹ, khi ông Bush đem quân đi đánh Iraq, những người Mỹ không đồng ý với quyết định trên đã viết báo chửi ông Bush tưng bừng. Đó chính là nhân quyền, là dân chủ, là tự do báo chí...đấy!
"Đó là những con người tốt nhất, sáng láng nhất và dũng cảm nhất" của nước Việt Nam! Câu nói đó hoàn toàn đúng! Vì chỉ có họ mới dám hy sinh mình cho tự do, cho nhân quyền - đó là dũng cảm. Chỉ có họ mới nhận thức rõ những dối trá, lừa lọc, tham lam và ngu đần của chính phủ cộng sản - đó là sáng láng. Chỉ có họ mới biết nghĩ đến đồng bào họ vì họ biết rằng, khi chống đối tức là họ phải chịu thiệt thòi - đó là những người tốt nhất!

Trần Trung, TP HCM
Tôi thấy hễ lần nào BBC đăng tin nghị sĩ Mỹ phê phán hay đưa ra dự luật nhân quyền liên quan đến VN, thì có rất đông một lực luợng "bảo vệ Đảng" nhanh chóng lên tiếng trên diễn đàn BBC. Lại còn "quay mũi giáo" sang nhân quyền của Mỹ. Nhưng khi BBC đăng những tin tức liên quan đến những yếu kém cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền của VN, thì họ im hơi lặng tiếng. Ví dụ cuộc biểu tình của đồng bào bị cướp đất vừa qua, thật khó mà tìm những ý kiến bảo vệ Đảng trên diễn đàn lúc đó.
Rõ ràng là VN chúng ta còn yếu về lĩnh vực nhân quyền, và những sức ép của quốc tế là nhằm nâng cao sự tự do nhân quyền cho chính người dân, thì tại sao lại chống đối. Trừ phi những người lên tiếng chống đối ấy có "liên hệ mật thiết" đến giai cấp lãnh đạo hiện nay, vì hơn ai hết, những người lãnh đạo VN rất không muốn cởi trói cho Xã hội VN, nhất là về mặt nhân quyền hay tôn giáo. Chính CT Triết đã thừa nhận "VN không cần cải thiện về nhân quyền" kia mà.

Mai, Hà Nội
"Tìm cách bỏ tù những người tốt nhất, sáng láng nhất và dũng cảm nhất...". Không điều gì là hoàn hảo cả, Việt Nam vẫn còn những hạn chế trong nhiều mặt, nhưng để xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn thì người VN không cần đến những dự luật phá hoại kiểu này.

Mai Ninh, SG
"Dự luật về Nhân quyền Việt Nam 2007 (H.R. 3096) được nói là có mục đích thúc đẩy cải cách nhân quyền ở Việt Nam và buộc chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm." Đây mới là mục đích của Dự luật, xin đừng vì "thành kiến" hay khả năng đọc chưa tốt mà có những ý kiến "hằn học", hãy bình tâm suy xét. Vì VN đã ký hiệp định về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (khi ký thì mới nhận được viện trợ nhân đạo, giúp đỡ của các nước...). Nếu khi chúng ta vi phạm hiệp định thì tự ta phải chịu trách nhiệm (không chỉ có Mỹ mà cả Châu Âu cũng lên tiếng, chỉ trừ các nước CS và các nước "chưa giàu mạnh"), chưa kể việc người ta cho hay không cho là quyền của người ta!
Vậy ngay cả khi VN có nhân quyền thì việc người ta đòi cắt không viện trợ nữa thì cũng là chuyện thường, VN ta phải có lòng tự trọng chứ, đừng như Chí Phèo lấy việc hành hạ thân xác mình, chửi bới để bá Kiến cho tiền uống rượu!!! Hay Bắc Hàn đem vũ khí hạt nhân, nhân dân mình ra để đòi viện trợ... (hy vọng VN không biến mình thành Chí Phèo thời đại).

Nhã, Tiền Giang
Dự luật ra đời rất kịp thời và đáp ứng mong muốn của đa số dân oan Việt Nam vừa bị đàn áp dã man khi đấu tranh ôn hòa để đòi quyền lợi chính đáng trước trụ sở Quốc hội ở TP. HCM, cũng như những người có hiểu biết và lương tri hiện nay ở VN và toàn thế giới. Các tổ chức đoàn thể tôn giáo người VN hãy có những hành động ủng hộ cần thiết để dự luật sớm được thông qua để nhân dân VN đươc nhờ. Và cũng xin trân trọng cám ơn dân biểu Christopher H Smith.

Lan Nguyen, Pháp
Nếu chúng ta muốn ĐCS thành công trong công cuộc bài trừ tham nhũng hiệu qủa thì chúng ta phải ủng hộ dự luật nhân quyền của ông Chris Smith vì nó sẽ tạo điều kiện cho báo chí, đài radio, Tv và tiếng nói của người dân lương thiện phát biểu công khai. Có như vậy ĐCS mới diệt được những con sâu làm rầu nồi canh.
Chúng ta cũng phải theo dõi hai ĐCS anh em VN và TQ đang bàn việc đối phó với tình thế mới hiện nay. Tôi cũng kêu gọi Việt kiều nếu muốn VN có dân chủ và nhân quyền thì hãy biểu tình trước sứ quán Trung Quốc ở nơi qúy vị đang ở, có như vậy thì ĐCS VN mới biết được họ phải làm gì.




Ghi chú: tác giả Trần quang Hà viết "thật vô tư đấy !" (vô số tội)

Bài viết của báo Nhân dân - dạng in pdf

a- Links số đậm phải được đánh cho đúng là (có ":") http://www
thì mới vào được !
b- Ngoài ra, trong báo Nhandan, cố tình xuống hàng nửa chừng sau vn/ để link mất giá trị ! (links: 1-2, 4, 5); và thêm dấu chấm sau cùng để link mất giá trị (link 1-2,3,4,5);
c- Những links này, đã không được viết dưới dang html để độc giả có thể click vào để vào trang web thích ứng, kiểm tra ! (buộc phải copy/paste, dành cho người biết internet); tuy nhiên vẫn không chạy vì sai (xem a, b) !
d/ links 6,7 thì rất TỐT ! (báo VK yêu nước)

Links đã được sữa lại cho đúng:
1,2- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2005/12/051205_visit_chris_smith.shtml
(ngoài ra, trong báo Nhandan, cố tình xuống hàng để link mất giá trị !)

3- http://www.doi-thoai.com/baimoi0807_027.html

4- http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1881 ( Thời điểm của một xét lại bắt buộc - NGK )

5- http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1998 ( Độc tài bị bệnh thành tích, Dân chủ mắc bệnh hoang tưởng - N H)



- 4b- TRAO ĐỔI DÂN CHỦ: NHẬN ĐỊNH của ÔNG NGUYỄN GIA KIỂNG CÓ NHIỀU CÁI SAI VÀ NGUY HIỂM - Nhà văn Hoàng Tiến http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html
- Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam - Tran Khai
- HR3096 text (en) PDF



- http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c110:H.R.3096: HR3096 text (en) online
- HR3096 text (en) dạng in pdf : nguyên văn
- HR3096 text (fr) dạng in pdf
- HR3096 text (việt) dạng in pdf : tóm tắt
- Bài viết của báo Nhân dân - dạng in pdf
- Bài phân tích, phản bác của Minh Úc - dạng in pdf (1) V V V
- Bài phân tích, phản bác của Minh Úc - dạng in pdf (2) - tntd

Kết luận:
Bà con cô bác xem coi có đúng là "Nhân dân" bưng bít, cắt xén, thêm, xuyên tạc sự thật, bịt mắt, khóa tư tưởng ... Nhân dân (thứ thiệt) không ??




Dân Biểu Chris Smith: Hà Nội Chẳng Hiểu Gì Về Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007

• RFA 7.8.2007


Dân Biểu Chris Smith

- tải xuống để nghe

Dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 mang số hiệu HR.3096 do dân biểu Chris Smith đề xướng vừa đựơc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thông qua tuần trước. Ngay lập tức, Hà Nội lên tiếng cáo buộc đây là "một hành động sai trái và nguy hiểm, làm tổn hại đến quan hệ Việt-Mỹ." Bài bình luận của Đài tiếng nói Việt Nam hôm 1-8 lên án dự luật này "không vì mục đích bảo vệ hay phát triển quyền con người, mà nhằm âm mưu phá huỷ những thành quả về nhân quyền của đảng và nhà nước Việt Nam".

Phản hồi của tác giả dự luật này ra sao? Sau đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn đài RFA của ông Chris Smith, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ.


RFA: Trước tiên, xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn đặc biệt xoay quanh dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 do ông soạn thảo. Như ông cũng biết, báo chí nhà nước Việt Nam vừa lên tiếng tố cáo dự luật này không nhằm bảo vệ hay phát triển nhân quyền ở Việt Nam, mà hầu phá hoại những thành quả về nhân quyền mà chính phủ Hà Nội đã đạt đựơc trong những thập niên qua. Hơn nữa, Hà Nội còn cho rằng dự luật là "một hành động nguy hiểm" chống lại mối quan hệ song phương mà hai nước đang nỗ lực củng cố bằng cách can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Ý kiến của ông ra sao?

Dân biểu Chris Smith: Thứ nhất, nhân quyền mang tính toàn cầu, và nhà nước Việt Nam đã đồng ý tham gia ký kết Công ước quốc tế về nhân quyền do Liên Hiệp Quốc đề xướng. Vì vậy, nhân quyền không thuộc về một quốc gia nào cả, mà có tính chất toàn cầu, nó không có giới hạn về biên giới. Khi nhà nước CSVN bắt bớ, đe doạ các tù nhân chính trị, không tôn trọng quyền của các thành phần thiểu số, ngăn chặn các luồng thông tin tự do như phá sóng đài phát thanh Á Châu Tự Do chẳng hạn, thì đó là những bằng chứng rõ ràng cho thấy họ đang vi phạm các nhân quyền đựơc quốc tế công nhận.

Trong dự luật nhân quyền Việt Nam 2007, chúng tôi nêu rõ nếu Việt Nam thật sự muốn tìm kiếm 1 chỗ đứng trên trường thế giới, nếu Hà Nội thể hiện những thành quả nhân quyền đáng kể, thì Hoa Kỳ sẽ không áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt nào như đã đề nghị trong dự luật. Chúng tôi bênh vực những nạn nhân bị áp bức tại Việt Nam, đặc biệt là những nhà bất đồng chính kiến, chứ chúng tôi không đứng về phía những người đàn áp.

Đáng tiếc rằng sau khi đựơc kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới WTO và đựơc cấp Quy chế quan hệ thương mại bình thừơng vĩnh viễn với Hoa Kỳ, nhà nước Việt Nam đã trở mặt, khởi sự những làn sóng đàn áp, bắt bớ, đe doạ những tiếng nói bất đồng chính kiến một cách hết sức vô lương tâm.

Cho nên, tôi và nhiều nhà lập pháp của cả 2 đảng Cộng Hoà và Dân Chủ vô cùng thất vọng trước thái độ của chính phủ Hà Nội. Một chính phủ văn minh và nghiêm túc tuân thủ những luật lệ về nhân quyền sẽ không hành xử như vậy.

RFA: Dự luật do ông đề xướng, một mặt, yêu cầu ngưng các khoản viện trợ cho Việt Nam nếu Hà Nội không phóng thích các tù nhân tôn giáo và chính trị; mặt khác, đề nghị dành hàng triệu đôla chống phá sóng đài Á Châu Tự Do?

Dân biểu Chris Smith: Tôi đã đọc được những luận điểm của phía nhà nước CSVN đưa ra, nhưng thật chán là họ thậm chí chưa đọc hết nội dung bản dự luật của tôi mà đã vội vàng lên án. Nếu họ đọc thông suốt, họ sẽ thấy rằng dự luật không hề đề cập đến các khoản viện trợ nhân đạo của Mỹ dành cho Việt Nam bao gồm cả khoản viện trợ cho các nạn nhân HIV/AIDS.

Chúng tôi không hề có ý cản trở các nguồn viện trợ nhân đạo dành cho những người khốn khó, bệnh tật, hay đói kém vì chúng tôi luôn nhiệt tình mong muốn hỗ trợ những ngừơi khốn khó ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cho dù chính phủ các nước đó có man rợ đến mức nào đi chăng nữa.

Nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây là các khoản viện trợ an ninh và phát triển kinh tế. Tại sao chúng tôi phải viện trợ và bao thầu cho một nhà nước lạm dụng quyền lực, ngượ đãi dân chúng? Ý nghĩa của khái niệm "nhân quyền" là quan tâm đến từng cá nhân trong xã hội, và bộ máy cầm quyền của nước ấy phải biết bảo vệ người dân. Nhưng tiếc thay, thực tế cho thấy, công tác giám sát và bảo đảm nhân quyền của nhà nước Việt Nam hết sức tồi tệ.

Tóm lại, khi lên tiếng phản bác, chính quyền Việt Nam thậm chí chưa hiểu rõ nội dung bản dự luật nhân quyền 2007 của tôi.

Mặt khác, khoản tiền mà chúng tôi đề nghị dành cho các hoạt động cổ võ nhân quyền là nhằm hỗ trợ những tiếng nói của lẽ phải, những tiếng nói ôn hoà, hoàn toàn bất bạo động. Tôi ước gì nhà nước Việt Nam đối xử với người dân một cách phi bạo lực, đặc biệt là đối với các tù nhân. Đây là một bản dự luật rất nghiêm túc và nhà cầm quyền Hà Nội lên tiếng phản bác là do thực trạng nhân quyền của họ quá tồi tệ.

RFA: Thế nhưng, chính quyền Việt Nam tố cáo những tù nhân chính trị và tôn giáo mà ông bênh vực ấy là những người phạm pháp, và đài Á Châu Tự Do là một tổ chức xuyên tạc, kêu gọi dân chúng chống đối nhà nước. Phản hồi của ông ra sao?

Dân biểu Chris Smith: Đài Á Châu Tự Do chỉ kêu gọi nhà nước Việt Nam hãy làm những điều như các chính phủ tôn trọng nhân quyền khác đang làm là cho phép những ý kiến khác biệt. Đó là quyền tự do ngôn luận và điều này không hiện hữu tại Việt Nam.

Trái lại với sự tin tưởng rằng Việt Nam đang có vài tiến bộ về nhân quyền, các sự việc xảy ra gần đây đã thức tỉnh Quốc hội Hoa Kỳ và những ai yêu chuộng dân chủ-nhân quyền rằng: Việt Nam đang đi trên một chiều hướng sai lầm và kiên trì với chính sách cho phép chính phủ có quyền kiểm soát tất cả, không một ai có quyền tự do bày tỏ tư tửơng mà không phải trả một cái giá đắt.

Cho phép tôi đựơc trình bày ở đây rằng đài phát thanh Á Châu Tự Do cung cấp những thông tin rất nóng bỏng và quan trọng mà người dân Việt Nam không thể có tại đất nước của họ. Hành động phá sóng đài Á Châu Tự Do chứng tỏ nhà nước Việt Nam sợ hãi trước sự thật. Họ sợ những tin tức về thực trạng của quốc gia đựơc loan tải đến người dân. Một chính quyền vững mạnh và tự tin không cần phải lo sợ trước các quan điểm bất đồng. Đáng tiếc là tại Việt Nam người dân không thể có được điều này mà không phải ngồi tù.

RFA: Hai dự luật tương tự trước đây cũng do ông là tác giả đã đựơc Hạ viện thông qua, nhưng không được Thựơng viện chấp thuận. Nguyên nhân vì sao?

Dân biểu Chris Smith: Đó là do Thượng nghị sĩ John Kerry ngăn chặn, và ông ta đã làm điều này một cách phản dân chủ. Ở Thựơng viện Hoa Kỳ có một quy định, hay nói đúng hơn, là một truyền thống, cho phép cá nhân một Thượng nghị sĩ có quyền ngăn chặn một dự luật. Đó là lý do vì sao dự luật của tôi không đựơc tiến hành. Nếu như Thựơng viện có thể bỏ phiếu biểu quyết về dự luật này, chúng tôi tin rằng nó sẽ đựơc đa số thông qua cũng giống như ở Hạ viện vậy. Thế nhưng, thựơng nghị sĩ John Kerry không cho phép bỏ phiếu dự luật này.

Tôi cho rằng truyền thống cho phép thựơng nghị sĩ ngăn cản dự luật có thể sẽ sớm bị bãi bỏ ở Thựơng viện Hoa Kỳ. Một chiến dịch cải tổ đang đựơc thực hiện để chấm dứt việc đó, không chỉ đối với dự luật này thôi, mà với bất kỳ dự luật nào khác, để các dự luật đều được đưa ra bỏ phiếu biểu quyết. Tôi rất tin tửơng rằng một ngày không xa, dự luật này sẽ đựơc thông qua ở Thượng viện.

RFA: Ông dự đoán lần này sẽ như thế nào? Nếu mọi việc vẫn diễn tiến như 2 lần trước, ông sẽ làm thế nào để chuyển tải thông điệp của mình?

Dân biểu Chris Smith: Cái truyền thống cho phép một thựơng nghị sĩ có quyền ngăn cản một dự luật, không để có cơ hội đưa ra Thựơng Viện biểu quýêt thật sự là vô lý, mà chính những Thựơng nghị sĩ cũng muốn dẹp bỏ đi. Bởi thật bất công khi không cho phép tất cả đại biểu ở Thựơng viện xem xét và biểu quyết 1 dự luật, chỉ vì một thành viên muốn cản trở.

Tôi hy vọng rằng Thựơng viện sẽ cân nhắc về việc này. Việc Ủy ban đối ngoại ở Hạ viện thông qua dự luật này với đa số ủng hộ từ cả phe Dân chủ và Cộng hoà cho thấy nó đựơc lữơng đảng đồng ý và là một mối quan tâm chung ngày càng sâu sắc về tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam.

RFA: Mặc dù gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng về mặt nào đó, dự luật vẫn có một sự tác động, ảnh hưởng gì chăng, thưa ông?

Dân biểu Chris Smith: Tôi hy vọng rằng nó sẽ khơi mào cho một loạt các cuộc đối thoại nghiêm túc với những ai chỉ đơn thuần nghĩ rằng Hoa Kỳ chỉ cần mở rộng mậu dịch với Việt Nam thì chính quyền Hà Nội sẽ giảm bớt hay chấm dứt đàn áp ngừơi dân. Điều này chưa xảy ra tại một chế độ độc tài nào khác và cũng không xảy ra tại Việt Nam.

Tôi là người bảo hộ chính cho "đạo luật dân chủ Belarus" giờ đã thành luật, tôi cũng là một trong nhữngh người bảo hộ chính cho "đạo luật nhân quyền Ethiopia" cũng tương tự như "dự luật nhân quyền Việt Nam" này, cũng đã đựơc lựơng viện ủng hộ. Hiện có nhiều thành viên ở Quốc hội cuối cùng đã nhận ra rằng mậu dịch không là yếu tố giúp thúc đẩy lĩnh vực nhân quyền.

Nếu thể chế độc tài có cơ hội phát triển và tăng cường đàn áp thì quan hệ mậu dịch với quốc gia ấy càng tiến triển, tình hình nhân quyền của nước đó càng tồi tệ. Điều này đã xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

RFA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.

- RFA: Dân biểu Chris Smith: Hà Nội không hiểu hết Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2007

No comments: