2/ Bản dịch tiếng Việt trên mạng:
Chủ tịch Triết trả lời phỏng vấn CNN
Chủ tịch Triết trả lời phỏng vấn CNN
http://nguyenannguyen.com/?p=95
posted in Ngoại giao, Chính trị |
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hạ tuần tháng Sáu được giới thông tấn quốc tế đánh giá là chuyến thăm lịch sử. Trong chuyến thăm này, ông đã có hai cuộc phỏng vấn quan trọng với hai hãng thông tấn hàng đầu thế giới là CNN và AP. Hơn 10 ngày sau, mới chỉ có BBC Việt ngữ và báo Nhân Dân điện tử đưa tin tóm lược, nhưng với nội dung khá khác biệt. Bản dịch này nhằm cung cấp thêm thông tin về cuộc phỏng vấn vốn có thể coi là thông điệp của chính phủ VN với giới thông tấn quốc tế.
Người dịch cố gắng hết mức để dịch sát với bản ghi của CNN đăng ngày 24/6/2007. Toàn văn bản ghi được đăng trên website của CNN . Phụ lục A là bản tin đăng trên BBC Việt Ngữ 11:00 GMT 4/7/2007, Phụ lục B là bản tin đăng trên Nhân Dân điện tử 13:12 GMT+7 4/7/2007
Cập nhật ngày 7/6/2007: (1) Video cuộc phỏng vấn; (2) Một số từ tiếng Việt nghe được từ video này được thêm vào bản dịch
Bản tin Muộn CNN với Wolf Blitzer.
Phỏng vấn với Nguyên thủ Việt Nam
Phát sóng ngày 24 tháng Sáu, 2007 – 11:00 giờ Đông Hoa Kỳ
Ông Blitzer: Sự kiện Tổng thống Bush niềm nở chào đón Chủ tịch nước Việt Nam đến Nhà Trắng đã đi vào lịch sử. Tôi đang nói chuyện với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm Washington của ông.
Ngài Chủ tịch, rất cảm ơn ngài đã tham gia [chương trình] với chúng tôi. Chào mừng ngài đến với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Hãy bắt đầu từ cuộc gặp của ông với Tổng thống Bush. Ông có hài lòng với cuộc đối thoại giữa ông với Tổng thống hay không?
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Việt Nam (qua người phiên dịch): Tôi rất hài lòng với cuộc đối thoại, với cuộc hội đàm với Tổng thống Bush. Chúng tôi đã trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề rất hữu ích cho cả hai bên, và trên tinh thần hiểu biết chung.
Ông Blitzer: Hiện nay, điều gì là quan trọng nhất trong quan hệ giữa đất nước của ngài và Hoa Kỳ?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Điều quan trọng nhất trong quan hệ của chúng ta lúc này là phát triển hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác của chúng ta.
Ông Blitzer: Nhưng, có vẻ như có một trở ngại, một vấn đề lớn (major problem), và đó là vấn đề mà Hoa Kỳ tuyên bố là ông đang lạm dụng quyền con người của chính nhân dân ông ở Việt Nam. Tổng thống Bush nói ông đã đặt vấn đề này với ông ngày hôm nay. Phần đối thoại đó diễn ra thế nào?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Chúng tôi có trao đổi quan điểm trực tiếp và cởi mở về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ và Việt Nam, [có] lịch sử khác nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau, và vì thế chuyện chúng ta có nhận thức khác nhau về những thứ khác nhau là tự nhiên.
Ông Blitzer: Tổng thống Hoa Kỳ có nêu ra trường hợp cụ thể nào với ông, các nhân vật, tên người mà Hoa Kỳ cảm thấy là – quyền con người của họ bị vi phạm ở Việt Nam?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Chúng tôi đã thỏa thuận là đây là vấn đề trao đổi quan điểm giữa hai chúng tôi, và không công bố ra bên ngoài. [nguyên văn lời ông Triết: Tổng thống Bush có thông nhất với tôi đây là vấn đề chúng tôi chỉ bàn với nhau thôi…]
Ông Blitzer: Vì tôi hỏi câu hỏi cụ thể đó, vì tổng thống [Hoa Kỳ] trong cuộc hội thảo ngày 5 tháng Năm về dân chủ và an ninh, cuộc hội thảo mà ông tham dự ở Praha, ông có đề cập đến một cái tên cụ thể, Cha Nguyễn Văn Lý của Việt Nam, một người mà ông nói—ông gộp vào nhóm những người khác trên khắp thế giới mà quyền con người của họ đang bị vi phạm.
Ông Triết (qua người phiên dịch): Linh mục [nguyên văn: Ông] Nguyễn Văn Lý bị xét xử trước tòa vì những vị phạm pháp luật. Nó hoàn toàn không liên quan đến vấn đề tôn giáo.
Ông Blitzer: Tôi sẽ cho ông xem một tấm ảnh đã được khắp thế giới xem, và nó gây ra rất nhiều quan ngại, đặc biệt là ở đây, Hoa Kỳ. Có lẽ ông cũng đã quen thuộc với tấm ảnh này.
Ông Triết (qua người phiên dịch): Có, tôi có biết tấm ảnh này. Trong phiên tòa, Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng đã hô những từ thô tục và bạo lực (uttered violent and bad words at his trial) trong phiên tòa của ông. Và đây là lí do ông thấy điều gì đã xảy ra trong tấm ảnh.
Tôi có thể đảm bảo rằng bịt miệng ai đó như thế là không tốt. Cần phải có giải pháp tốt để giải quyết vấn đề này [?] (It would take a good measure in order to take care of this matter). Và đấy là sai lầm mà người nhân viên đã mắc phải ngay đó. Hành động đó không phải là chủ trương của nhà nước.
Ông Blitzer: Tôi muốn chuyển sang các đề tài khác, nhưng một câu hỏi cuối cùng xung quanh các nhà bất đồng chính kiến, phần về quyền con người. Ngay trước khi ông đến thăm đây, ông đã thả hai người tù, hai người tù chính trị, như người ta vẫn mô tả. Có ít nhất là nửa tá, nếu không nói là hơn, những người [bất đồng chính kiến] cũng đang bị giam giữ. Ông có nghĩ là những người khác cũng sẽ được thả trong thời gian tới đây, gồm cả Cha Nguyễn Văn Lý?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Những người vi phạm pháp luật đó, họ bị bắt giữ vì những vi phạm của họ. Và việc họ được thả hay không tùy vào thái độ và nhận thức về những việc sai lầm mà họ làm.
Tôi muốn nói với ông rằng Việt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh, và trong thời kì đó, nhân dân Việt Nam không được hưởng nhân quyền đầy đủ. Nhiều người trong chúng tôi bị bỏ tù, tra tấn mà không có xét xử trước tòa. Chúng tôi thực hiện chiến tranh giải phóng để giành lại nhân quyền của chúng tôi.
Và vì thế, hơn ai hết, chúng tôi yêu nhân quyền, và chúng tôi tôn trọng nhân quyền. Có thể anh không thể thực sự hiểu hay cảm nhân chúng tôi đề cao nhân quyền đến mức nào.
Ông Blitzer: Tôi không rõ liệu ông có biết rằng, bên ngoài Nhà Trắng, khi ông đang ở đó với Tổng thống [Bush], có mấy cuộc biểu tình, những người Mỹ gốc Việt quan tâm.
Tôi tự hỏi liệu ông có thông điệp nào tới cộng đồng người Mỹ gốc Việt, những người vẫn còn rất tự hào về di sản Việt Nam của họ, nhưng cũng muốn thấy tình hình ở Việt Nam được cải thiện, và đó là lí do nhiều người đã biểu tình bên ngoài Nhà Trắng.
Ông Triết (qua người phiên dịch): Thông điệp của chúng tôi là người Việt sinh sống ở nước ngoài nói chung, và ở Hoa Kỳ nói riêng, là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Máu của họ là máu Việt Nam. Thịt của họ là thịt Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam muốn thấy họ thành công ở Hoa Kỳ, và chúng tôi cũng muốn thấy họ thành cầu nối giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Về những khác biệt trong quan điểm và ý kiến, chúng ta cần trao đổi đối thoại để giải quyết những khác biệt đó. Chúng tôi mời họ trở lại Việt Nam để thấy tận mắt sự thay đổi, tiến bộ của chúng tôi.
ÔNG Blitzer: Xin phép hỏi ngài một câu hỏi, thưa ngài Chủ tịch, về những người Mỹ vẫn còn mất tích ở Đông Nam Á. Theo Bộ Quốc phòng, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, có 483 quân nhân Mỹ vẫn chưa được tính trong cái trước đây gọi là Bắc Việt Nam; và 882 ở Nam Việt Nam, khoảng 1365 người.
Tôi biết là chủ đề này đã được Tổng thống [Hoa Kỳ] nêu ra trong cuộc gặp với ngài ở Nhà Trắng, và ông ấy đã cảm ơn vì sự giúp đỡ của các ngài. Nhưng tôi thắc mắc là ông có thông tin nào mới về các binh sỹ Mỹ mất tích ở Việt Nam?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Trong những năm qua, Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong các vấn đề liên quan đến MIA. Chúng tôi làm việc đó vì lí do nhân đạo. Và VIệT NAM sẽ tiếp tục hợp tác với HOA Kỳ để giải quyết các vấn đề này.
ÔNG Blitzer: Nhưng ngài không có thông tin gì mới về các trường hợp cụ thể, không có hài cốt nào mà các ngài tìm thấy gần đây, hay bất kì thông tin gì về Mất tích trong Chiến Tranh và Tù binh Chiến tranh, hay bất kì cái gì tương tự?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Tôi không có số liệu cụ thể về vấn đề đó.
ÔNG Blitzer: Nhưng với tư cách là nguyên thủ Việt Nam, ông có thể cam kết với người dân Mỹ là chính quyền của ông sẽ làm mọi thứ có thể để tìm ra cái gì đã xảy ra với những người lính Mỹ này?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Chắc chắn 100%. Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ hợp tác toàn diện để làm hết sức mình nhằm giúp Hoa Kỳ kiểm kê MIA. Chúng tôi làm điều này, và chúng tôi làm điều đó—bất kì cái gì có thể để kiểm kê các MIA Mỹ , trong khi chúng tôi vẫn còn rất nhiều MIAs phía mình.
ÔNG Blitzer: Có một chủ đề khác cũng được đặt ra trong cuộc hội đàm của ông với Tổng thống, Tổng thống Bush, và nó liên quan đến vấn đề rất nhạy cảm là Chất Da Cam. Quốc hội Hoa Kỳ gần đây đã tạo ra các quỹ để giải quyết [hậu quả] của việc rải hóa chất chết người này, vốn được dùng trong chiến tranh. Ông có hài lòng với việc Hoa Kỳ đang làm hiện nay để giải quyết những tàn dư của Chất Da Cam ở Việt Nam?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Tôi biết ơn các nỗ lực của Tổng thống Bush và của Quốc hội về việc hỗ trợ cho các nạn nhân dioxin và Chất Da cam. Trong buổi hội đàm, tôi cũng bày tỏ sự cảm ơn tới tổng thống Bush. Nhưng còn nhiều nạn nhân bị tổn thương bởi chất Da cam, và cuộc sống của họ rất khó khăn, và môi trường bị tổn thương cũng cần được phục hồi.
ÔNG Blitzer: Liệu chính quyền của ông có quan hệ tốt hơn với chính quyền HOA Kỳ hay chính quyền Trung Quốc?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Chính sách ngoại giao của Việt Nam dựa trên độc lập và tự chủ. Và Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, muốn làm đối tác tin cậy với nước khác.
Trung Quốc là nước láng giềng với quan hệ truyền thống với VIệT NAM. Cả Trung Quốc và VIệT NAM đều muốn thúc đẩy hợp tác vì phát triển. Các quan hệ hợp tác giữa VIệT NAM và Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng xấu đến quan hệ của chúng tôi với các nước khác, và chúng tôi cũng muốn tìm kiếm một sự tăng cường trong tình hữu nghị và hợp tác với Hoa Kỳ.
ÔNG Blitzer: Vậy là ông muốn có quan hệ tốt với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tôi nghe một câu trả lời rất ngoại giao.
Ông Triết (qua người phiên dịch): Không, đấy không phải là câu trả lời ngoại giao tí nào, và đó là mong muốn thực sự của chúng tôi. Đấy là cái chúng tôi muốn.
ÔNG Blitzer: Ngài Tổng thống, trong chiến tranh, có bao giờ ông nghĩ rằng ông sẽ thành nguyên thủ của Việt Nam, và rằng ông sẽ đến HOA Kỳ và được tổng thống HOA Kỳ tiếp đón niềm nở ở Nhà Trắng không?
Ông Triết (qua người phiên dịch): Tôi không bao giờ nghĩ, thậm chí sau chiến tranh, trên cương vị một công dân bình thường, tôi cũng không nghĩ là sẽ đến—có cơ hội đến thăm Hoa Kỳ. Và đấy là lí do mà chuyến thăm của tôi đến Hoa Kỳ là lịch sử.
Rồi Tổng thống Bush và tôi đã có cuộc trao đổi quan điểm tốt về cách đẩy mạnh hơn nữa quan hệ của chúng ta, và cả Tổng thống Bush và tôi đều hài lòng về cuộc gặp.
ÔNG Blitzer: Cảm ơn ngài rất nhiều, ngài Chủ tịch, và chào mừng ngài đến Hoa Kỳ.
Trich: Doi thoai, ...
Wednesday, July 11, 2007
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment