Saturday, June 30, 2007

Bị mời ra khỏi bữa tiệc có Chủ tịch Triết - gái VN đẹp ...

21 Tháng 6 2007 - Cập nhật 20h59 GMT

Bị mời ra khỏi bữa tiệc có Chủ tịch Triết

Trần Đông Đức, 34 tuổi
Gửi đến BBC từ New York


Đây chính là Jerry Kiley ngồi một mình một bàn tại bữa tiệc ở Asia Society, New York
Được biết sẽ cuộc nói chuyện với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết do Asia Society tổ chức tại New York hôm 20.06 nên tôi gọi người bạn Mỹ, ông Jerry Kiley và báo cho ông biết là tôi có vé đi “coi show”.
Jerry rất là hứng thú nhưng cũng hơi lo là cái tên của Jerry Kiley không vào được vì ông đã có trong hồ sơ tạt rượu vào ông Phan Văn Khải và John McCain vào hai năm về trước.

Càng gần ngày tôi càng thấy yên tâm và coi đây là cuộc nói chuyện mở rộng với những vấn đáp như báo chí trong nước đưa tin vào ngày đầu tiên ông Triết tới Mỹ hôm 18 tháng 6. Rõ ràng hôm đó cũng có một số câu hỏi liên quan tới nhân quyền mà. Tôi tin chắc là như vậy nếu không thì tại sao lại bán vé công khai trên mạng như vậy.

Tôi cũng nghĩ là họ có kế hoạch dự phòng gì đây cho nên tự nhủ là mình phải ứng xử văn minh và lịch sự. Tôi đi công khai chứ có gì mà phải e ngại. Nếu họ không thích thì có thể chận ngay cửa không cho tôi vào. Tôi cũng chỉ có ý định đi dự để nếu Chủ tịch Triết có trả lời các câu hỏi thì tôi sẽ hỏi về nhân quyền ở Việt Nam.

Tôi tới trễ hơn 10 phút rồi gọi Jerry. Trước khi vào cửa thấy đồng bào đã biểu tình tại cổng và thấy rõ chú Lý Tống đang đứng trong đoàn. Tôi lo ngại đi qua trước đồng hương vì cũng hơi sượng sùng sợ bị đồng bào hiểu sai về “hoạt động báo chí” của mình. Tôi gọi điện bảo Jerry là khoan tới vội vì hãy đợi lúc ông Triết tới bằng cửa sau (do sợ đụng với đoàn người biểu tình) thì hãy vào. Jerry và tôi vào và đều ghi danh bằng tên thật và cũng chấp nhận rằng nếu họ biết mình là ai và có thành kiến gì thì tôi chúng tôi cũng lắm chỉ đòi lại tiền vé mà thôi. Có lẽ ngay lúc rộn ràng này họ không chịu rà soát hồ sơ lần thứ hai nên để Jerry vào.

Khi Jerry vào tới nơi và an vị tại một cái bàn riêng. Tình cờ tôi lại gặp được một vài người quen nên cũng càng khó ứng xử. Tôi chỉ lo cho Jerry nên không biết phải làm gì vì dù sao trên danh nghĩa đó là khách của tôi. Jerry có lẽ bình thản dự tiệc và có ý muốn ngồi chung bàn. Nhưng sau đó cả góc phòng đều nháo nhác. Chúng tôi đã bị phát hiện. Nhân viên phái đoàn cộng sản và bảo an của Hoa Kỳ cứ nhìn chòng chọc một cách đầy dò xét và chuẩn bị gì gì đây.

Tôi nghe tiếng được tiếng mất là làm sao sơ ý để Jerry Kiley vào được trong này. Rõ ràng mọi người còn nhớ vụ tạt rượu năm trước. Nhân viên mật vụ đứng vòng quanh che hết tầm nhìn của Jerry. Lúc đó tôi đi vòng vòng và kiếm chỗ ngồi ở một góc. Mọi chiếc ghế đều có chiếc máy phiên dịch làm tôi cứ tưởng là ghế đã có chủ. Tôi vừa ngồi xuống thì sau đó có một phái đoàn Việt Nam kéo tới ngồi chung. Không khí tuy rất khó thở nhưng dù sao cũng nên ghi nhận rằng là mọi người quanh bàn cũng tỏ ra thân thiện.

Trong thâm tâm tôi cũng thích thú bắt chuyện vì ngồi chung bàn mà cứ dùng cell phone chụp hình như vậy cũng tương đối bất nhã. Có một vị khách nữ đang tuổi trung lưu hỏi chuyện và tôi cũng nói thật tất cả về mình là vì tò mò và quan tâm tình hình mà mua vé vào dự chứ cá nhân tôi thì đã ra khỏi nước cũng 17 năm rồi, đi từ lúc học trong học. Bà tỏ vẻ không vui vì biết chương trình này bị bán vé như vậy. Đối với quan khách Việt Nam từ bên nước sang mà nói thì chương trình này phải có tầm vóc hơn thế. Vị nữ khách này có khuyên tôi hãy về nước để thấy sự thay đổi vì “bây giờ thay đổi nhiều lắm em ạ!”. Có một cô gái ngồi bên cạnh cứ háo hức muốn đi thăm tượng Nữ thần Tự do. Tôi cũng định bụng sẽ bắt chuyện như ông Jerry đang nói chuyện với một ngưòi Mỹ chung bàn nếu không có chuyện gì xảy ra.

Sau khi chào ông Michael Marine, ông Triết nói tới thành tích của Việt Nam và sự gần gũi của Việt Nam và Châu Á.

Ngay lúc này, mật vụ đang có quyết định hành động gì với Jerry cho nên tôi có trấn an với một người đã quen trong đoàn Việt Nam là sẽ không có chuyện gì xảy ra đâu. Đừng lo lắng quá! Gì thì cũng đợi lúc đối thoại theo chủ đề, nếu trả lời thẳng thắn thì chắc là cũng không có gì xảy ra vì Jerry Kiley ngồi cũng khá xa và bị bốn bề mai phục.

Rồi không lâu sau, tại bàn của Jerry đã thấy có sự dao động thật sự. Mật vụ tới và muốn đưa Jerry ra ngoài hỏi chuyện. Jerry lúc đó mới hô vang vào quan khách và ông Triết là hãy thả cha Lý và tù nhân chính trị, và tù binh Mỹ các ông còn giữ…. (Nguyên văn: “Free father Ly, free the Vietnamese people, and free the live American POWs you are still holding.”)

Ngay lập tức Jerry Kiley bị đưa ra ngoài. Ông Triết có định thần nhưng sau đó nói sa đà qua một số việc ông làm trong chuyến đi là hàn gắn quan hệ quá khứ. Ông cũng nhân tiện thăm viếng một số gia đình người Mỹ và người Mỹ gốc Việt.

Đối với người Mỹ gốc Việt, ông còn cường điệu tới từng khúc xương giọt máu. Nghe rất là đậm đà tha thiết! Sau đó hình như ông nói hơi lạc đà sang chuyện quảng bá về đất nước Việt Nam - vốn có thiên nhiên, có nhiều cô gái xinh đẹp có nhiều áo dài duyên dáng. Nhiều người tỏ ra bất bình và buồn cười với cách gợi ý kiểu như thế từ miệng của một quốc gia nguyên thủ.

Không biết tại sao tôi lại bị “hấp dẫn” bởi ngôn từ vừa thuần nông vừa phồn thực lại vừa Nam bộ cho nên loay hoay muốn ghi âm một số câu “danh giá” này làm tài liệu viết báo. Chỉ vài phút sau đứng dậy thì cũng bị một người gần đó kéo xuống bàn ngồi. Anh ta có cử chỉ vừa cầu thân nhưng cũng rất quyết liệt. Tôi hiểu rõ là họ sợ mất mặt với quan khách Mỹ nếu tôi có manh động gì. Tôi cũng còn hy vọng đang lúc ăn uống mọi người không nên làm khó gì nhau. Trong thâm tâm tôi chờ đợi phần hỏi đáp. Thế rồi tôi cũng bị đưa ra một góc cầu thang cứu hỏa rồi khép ngay cửa lại.

Jerry Kiley là ai?

Bốn nhân viên mật vụ và bảo an cứ hỏi tôi vào đây có mục đích gì. Tôi cho họ biết tôi là freelane writer. Họ hỏi viết báo cho ai. Ơn trời! Hôm nay bài của tôi có đăng trên http://www.vietbao.com/ , http://www.calitoday.com/http://www.danchimviet.com/ . Tôi đưa tên website cho họ và họ cứ nghĩ đây là tổ chức gì đây.

Trần Đông Đức cùng Jerry Kiley tại một cuộc biểu tình

Họ hỏi tôi về Jerry Kiley rất nhiều và đinh danh tôi là thủ phạm đưa Jerry vào đây. Tôi bảo Jerry là bạn của tôi. Họ hỏi tôi có biết ông này đã làm gì hai năm về trước không. Tôi bảo là có biết nhưng tòa phán vô tôi rồi. Tôi nhân cơ hội này chỉ trích việc làm của họ đưa Jerry Kiley ra ngoài như vậy là sai. Dù sao chúng tôi có ghi danh đàng hoàng các người không cần phải nghe lời phái đoàn Việt Nam mà ứng xử thô lỗ như vậy. Đây là nước Mỹ chứ đâu phải Việt Nam. Chúng tôi vào đây hoàn toàn hợp pháp mà. Sau đó họ đưa tôi xuống phòng hỏi rất nhiều chuyện. Điều họ quan tâm có phải chúng tôi vào đây định ám sát ai không?

Trong lúc mật vụ chất vấn tôi thì cùng thấy mọi người lục tục kéo xuống. Tôi không biết phần hỏi đáp với ông Triết có xảy ra nhưng cuộc chất vấn với mật vụ đầy thú vị cho tôi vì họ không tìm ra được một lý do nào để câu lưu chúng tôi. Sau một thời lâu tôi mới cảm nhận là họ đang cảm thấy có lỗi với tôi và xin lỗi tôi một cách tha thiết về việc phá hỏng bữa ăn trưa. Cô mật vụ thật duyên dáng và hiểu rõ lý tưởng của chúng tôi. “Dù sao cũng ăn thịt gà thôi, có cá hồi hun khói nhưng hình như không có ly rượu đỏ nào cả”. Cô ta cười hồn nhiên với tôi. Tôi bảo cô ta rằng cô thấy đó có tin được những lời cộng sản nói không. Chưa kịp đối thoại mà ngang nhiên dùng cô làm thế lực loại trừ ý kiến bất đồng. Jerry Kiley làm như vậy là đúng rồi. Ông ta là người Mỹ chân chính.

Sau đó họ phải thả tôi ra về. Có một vài số điện thoại hỏi thăm vì trong lúc ở trong phòng tôi có gởi hình ra cho một số bạn bè. Ra khỏi thành phố New York tôi dừng xe gọi cho Jerry Kiley biết ông bình an vô sự. Tôi kể cho Jerry nghe về chuyện mình bị thẩm vấn ra sao. Jerry bảo là đừng có nói gì cho họ cả. Tôi bảo tôi mới là thật tình dại dột. Tôi cho luôn cả số an sinh xã hội luôn. Tôi cứ là trong sáng 100% đưa luôn cả điện thoại nhà và sở làm cho cái cô mật vụ kia. Có gì mà che dấu chứ.

Hồi tưởng lại chuyện ngày hôm qua, thật là trong lòng còn đọng những hào hứng nhưng không kém phần bức xúc. Rõ ràng là mời đối thoại có chủ đề. Thế mà khi biết được có người bất đồng chính kiến là loại ngay ra ngoài. Trên danh nghĩa là chúng tôi chưa làm gì sai cả.

Trong số quan khách thật sự mà nói là có 50% là do từ cán bộ từ Việt Nam. Tôi thấy trong danh sách chỉ có bốn năm người có tên họ viết theo lối Mỹ họ sau tên trước – có lẽ đó là những người Việt kiều mà ông Triết dành một phần diễn từ đầy “máu xương cô đọng” nhất. Trong đó cũng có những cựu binh Hoa Kỳ mà ông Triết kêu gọi “nồng nàn sâu thẳm” nhất. Vậy mà …

Riêng về quan khách trong này hầu như là người Việt Nam trong nước tháp tùng. Tôi thấy một số vị tai to mặt lớn trong nước ngang hàng như cấp bộ trưởng và phó thủ tướng.

Tôi có bản guest list, theo đó thì phần lớn quan khách gốc Á là người gốc Hoa - lại còn có phóng viên và phân xã của hai tờ Nhân Dân Nhật Báo và Giải Phóng Nhật Báo bên Trung Quốc. “Việt kiều” ở Mỹ như tôi với lối ghi danh tên trước họ sau chỉ có vài người.

Bây giờ nghĩ lại thấy lòng thán phục Jerry Kiley. Ông biết dùng một khoảnh khắc nhỏ để ghi lại dấu ấn lớn trong một bài báo quốc tế cho dù bốn bề như bị bao vây. Thật sự, Jerry và tôi đều không cố tình 100% dàn dựng chuyện phải đối vì hoàn toàn không biết môi trường hoàn cảnh bên trong mà chỉ tuỳ cơ ứng biến.

Phần tôi, chỉ muốn ghi lại những bài báo theo tinh thần mạo hiểm và tò mò. Tuy nhiên bây giờ nghĩ lại càng không hiểu tại sao Jerry lại vào được trong mặc dù hình ông đã nằm trong xấp hồ sơ cấm cửa có hình ảnh hẳn hoi.

Đó là những nét phác họa trong bữa tiệc đối thoại của Chủ tịch Việt Nam trong Asia Society.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/06/070621_incidentasiasociety.shtml
---
Không biết cung cách của chủ tịt Chết như thế nào khi phát biểu câu này mà lại có nhiều người bất bình nhỉ? Triết advertised Vietnam: "Tourists, please come to Vietnam to see the Vietnamese ladies are very charming in their long dresses..." http://www.youtube.com/watch?v=Se5toEsmmuc http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/06/070621_incidentasiasociety.shtml
*
***
*
Tâm thư của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam về chuyến Mỹ du của CTN Triết

Một Vài Thắc Mắc Của Một Số Chính Trị Gia Về Vấn Đề Tự Do Dân Chủ VN

Một Vài Thắc Mắc Của Một Số Chính Trị Gia Về Vấn Đề Tự Do Dân Chủ VN

NGUYỄN CHÍNH KẾT . Việt Báo Thứ Bảy, 6/30/2007, 12:02:00 AM

Khi làm công tác ngoại vận tại Hoa Kỳ và Âu Châu, gặp các nhà chính trị tại Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu, họ đã đặt cho tôi nhiều câu hỏi. Trong số những câu hỏi ấy, có vài câu hỏi mà tôi nghĩ là quan trọng, vì câu trả lời cho chúng có thể phần nào ảnh hưởng đến lập trường và đường lối hành động của các nhà chính trị ấy. Vì thế, trong giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin đưa ra 3 câu hỏi quan trọng nhất cùng với câu trả lời của tôi.

1) Hễ phát triển kinh tế thì tự nhiên sẽ có tự do dân chủ chăng?

Câu hỏi:

Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế. Theo tôi nghĩ, một khi nền kinh tế Việt Nam đã cải thiện tốt đẹp, thì chính trị cũng sẽ được cải thiện theo, nghĩa là sẽ có tự do dân chủ. Các ông phải biết chờ đợi, không thể đốt thời gian được.

Trả lời:

Giữa nhà tù và nhà dân cư có sự khác biệt như sau:

- Tại nhà dân cư, người dân tự do, muốn làm gì thì làm, không phải xin phép ai; nếu có ai xâm phạm quyền tự do hay làm điều gì bất công cho họ thì họ sẽ được luật pháp can thiệp, bênh vực họ; kẻ xâm phạm ấy sẽ bị pháp luật trừng phạt.

- Còn trong nhà tù, tù nhân không được tự do, vì làm gì hay đi đâu cũng phải xin phép; không được phép mà cứ làm, cứ đi là bị phạt. Ngoài ra, cai tù muốn đối xử với tù nhân ra sao cũng được, muốn ăn hiếp, hành hạ họ cách bất công, muốn cúp phần ăn hay ngang nhiên trấn lột đồ đạc của họ cũng chẳng bị sao cả; hầu như không có luật pháp nào can thiệp hay trừng phạt cai tù cả.

Tại những quốc gia tự do dân chủ và phát triển, nhà tù thường được cải thiện đủ mọi mặt: nhà cửa, chế độ ăn uống, tiện nghi, v.v... chẳng kém hay còn hơn một số các nhà dân cư thuộc loại nghèo. Nhưng nếu tù nhân vẫn bị giam giữ, và nếu làm gì, đi đâu cũng phải xin phép, thì nhà tù ấy vẫn là nhà tù. Ai có lương tri cũng thấy: không phải cứ cải thiện nhà tù đủ mọi mặt thì nhà tù tự nhiên sẽ biến thành nhà dân cư tự do được.

Việt Nam hiện nay về chính trị đang theo thể chế độc tài độc đảng, toàn Việt Nam chẳng khác nào một nhà tù lớn, với đầy đủ đặc tính căn bản đã nói trên của một nhà tù. Chỉ có các cán bộ cộng sản (giống như những viên cai tù) mới được tự do thôi. Thậm chí họ còn tự do hơn những cán bộ ở những nước khác, vì trong chế độ nhà tù, họ có thể tự do hiếp đáp, bóc lột dân chúng (tức tù nhân của họ) mà không sợ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Nạn tham nhũng, cửa quyền và tình trạng dân oan lan tràn hiện nay chứng tỏ điều ấy.

Do đó, nếu chỉ cải thiện kinh tế mà không thay đổi chính trị thì Việt Nam muôn đời vẫn là một nhà tù lớn. Dân Việt Nam khao khát ra khỏi cái nhà tù khổng lồ ấy chứ không hề muốn ở mãi trong nhà tù ấy để thụ hưởng những cải thiện hay phát triển trong đó.

Con chim bị nhốt trong lồng chỉ mong muốn được bay ra ngoài, chứ không bao giờ muốn ở lại trong lồng để hưởng thú được sống trong một cái lồng dù đã thành vàng, hay để hưởng những đồ ăn thức uống trong ấy dù đã trở nên ngon và nhiều hơn trước gấp bội. (Trong dụ ngôn của Lafontaine, con chó rừng tuy thiếu thốn và phải kiếm ăn vất vả, nhưng nó thà chấp nhận sống khổ cực nhưng tự do, hơn được làm con chó nhà tuy ăn ngon uống đủ nhưng bị cột một chỗ và phải nô lệ chủ.

Tâm lý của tất cả mọi người đều như vậy cả. Họ thích được tự do và tự quyết hơn là được đầy đủ vật chất.

2) Các con cái của cán bộ cộng sản Việt Nam du học Mỹ sẽ biến Việt Nam thành một nước tự do dân chủ chăng?

Câu hỏi:

Hiện nay rất nhiều lãnh đạo cộng sản cho con cái du học ở Mỹ, Pháp, Đức, và nhiều nước tự do khác. Những đứa trẻ này sẽ học được ở đấy bài học về sự ưu việt của thể chế dân chủ, nên khi về nước lãnh đạo, chúng sẽ áp dụng thể chế dân chủ trong nước. Các ông hãy kiên nhẫn chờ đợi, chuyện gì cũng đòi hỏi thời gian.

Trả lời:

Tôi biết chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay ai cũng biết sự ưu việt của thể chế dân chủ. Chẳng lẽ suốt mấy chục năm cuộc đời họ, họ không nhận ra các nước theo chủ nghĩa cộng sản đều thua xa những nước tự do dân chủ về mọi mặt sao? Biết bao nhiêu người trong nước, trong đó có các nhà tranh đấu dân chủ, đã nói lên điều ấy nhiều lần. Họ biết tất cả nhưng vẫn nhất quyết giữ vững chế độ độc tài toàn trị.

Vấn đề quan trọng để có thể thay đổi là các nhà lãnh đạo Việt Nam có muốn thay đổi sang dân chủ hay không, chứ không phải có thấy được sự ưu việt của dân chủ hay không. Cũng y hệt như thế đối với các con cái của họ, là những nhà lãnh đạo đất nước sau này. Nếu chúng vẫn có tham vọng nắm quyền cai trị đất nước một cách vĩnh viễn như cha mẹ chúng hiện nay để tận hưởng những đặc quyền đặc lợi do chế độ độc tài toàn trị đem lại, thì dù họ có biết rõ hơn ai sự ưu việt của dân chủ, họ vẫn cố thủ chế độ độc tài. Sự việc này không khác gì trường hợp những tên cướp: khi đã cướp được gia tài của một người, có bao giờ chúng ta hy vọng rằng chúng sẽ tự nguyện trả lại những thứ cướp được ấy cho khổ chủ, khi có ai nói cho chúng biết rõ việc làm của chúng là sai trái, là vi phạm luật và có thể ngồi tù chăng?

Cũng vậy, hy vọng con cái những nhà độc tài du học tại Mỹ sau này khi nắm quyền lãnh đạo đất nước sẽ tự động chuyển đất nước sang thể chế dân chủ, hoàn toàn là ảo tưởng. Một khi họ vẫn còn tham vọng muốn giữ vững độc quyền cai trị, thì những kiến thức học được về dân chủ, ngược lại, còn giúp họ khôn khéo và mánh khoé hơn trong việc giữ vững thể chế độc tài ấy.

3) Tại sao các vị chức sắc tôn giáo lại đấu tranh chính trị?

Câu hỏi:

Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn khi muốn ủng hộ các chức sắc tôn giáo như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cụ Lê Quang Liêm... vì những vị này không chỉ đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo như trước kia, mà còn đi vào những lãnh vực chính trị như tranh đấu cho dân chủ, yêu cầu bỏ điều 4 hiến pháp, đòi thay thế chế độ độc tài độc đảng hiện nay bằng thể chế dân chủ đa đảng... Nếu các vị chỉ đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo hay nhân quyền, thì chúng tôi ủng hộ rất dễ, không gặp trở ngại nào. Nhưng khi các vị chuyển sang đấu tranh chính trị thì việc ủng hộ của chúng tôi và của nhiều tổ chức khác dành cho các vị trở nên khó khăn. Tại sao các vị lại hành động như vậy?

Trả lời:

- Tôi cũng là người đã từng đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo suốt 5 năm, từ đầu năm 2001 đến giữa năm 2005. Sau đó, kể từ năm 2005, tôi bắt đầu chuyển sang đấu tranh nhân quyền rồi cho tự do dân chủ như các vị mà ông vừa nêu, nên tôi rất hiểu các vị ấy. Vì thế, tôi có thể trả lời ông một cách rõ ràng và chính xác.

Sau khi đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo được 5 năm, tôi tự nhiên ý thức rằng tôn giáo chỉ là một trong những mặt sinh hoạt của con người. Con người còn có nhiều mặt khác nữa, những mặt này cũng bị tước đoạt tự do không kém gì mặt tôn giáo. Vậy tại sao tôi lại chỉ đấu tranh cho tự do tôn giáo? Sự hợp lý mà một người dạy triết học như tôi phải có là phải đòi tự do cho tất cả mọi mặt của con người chứ không phải chỉ đòi hỏi một cách cục bộ cho mặt tôn giáo mà thôi. Giả như CSVN có chấp nhận cho tự do tôn giáo nhưng không chấp nhận tự do trong những sinh hoạt khác, thì tôi vẫn phải tiếp tục tranh đấu. Vì thế, tôi đã chuyển sang đấu tranh một cách toàn diện hơn, là đấu tranh cho các quyền của con người, tức nhân quyền.

Đấu tranh nhân quyền một thời gian, tôi tự hỏi: tại sao đảng CSVN lại không tôn trọng nhân quyền của người dân? (Chính vì họ độc tài, muốn mọi người dân phải tư tưởng và hành động theo ý của họ, không được suy nghĩ khác hay làm khác. Như vậy, đấu tranh cho nhân quyền chỉ là đòi hỏi cái ngọn. Sự hợp lý buộc tôi phải đòi hỏi tận gốc, nghĩa là phải chống độc tài và đòi hỏi tự do dân chủ. Vì thế, tôi đã dấn thân đấu tranh cho tự do dân chủ đa đảng từ giữa năm 2005.

Như vậy sự hợp lý đòi buộc tôi phải chuyển đổi mục đích đấu tranh như thế. Tôi nghĩ các vị chức sắc tôn giáo mà ông thắc mắc cũng bị sự hợp lý đòi hỏi phải suy nghĩ và hành động như vậy.

NGUYỄN CHÍNH KẾT
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=110341
---

2/ đúng thế !! sau 30/4/75 có biết bao nhiêu sinh viên VN đã và đang du học ở những nước XHCN, tư bản chủ nghĩa của 2 miền Nam bắc. Có một số không nhỏ sv miên Nam (thiên cộng và không), thế mà csvn có giúp đỡ tạo điều kiện cho họ vệ VN dong gop xây dựng đất nước đâu !!! Cs chỉ vắt chanh bỏ vỏ, không tin ai cả, nhất là thành phần "tư sản", cs lo tiêu diệt mầm mống đối kháng, có tư tưởng tự do; cs lo cũng cố quyền lực độc tôn, tham quyền cô vị, lo vơ vét, tướt đoạt mọi quyền cơ bản của người dân ! Đó là tinh thần hòa giải hòa hợp, đoàn kết, quên quá khứ xóa "hận thù" của hcm và cs !
CS có nghĩ tới xây dựng, tương lai dân tộc đâu, việc làm của họ đã chứng minh, phục vụ cho quyền lợi của đảng, của cs quốc tế ??!
Tin vào đám con cháu cán bộ cs du học ở những nước tư bản về cai trị, xây dựng đất nước, con người là HÃO HUYỀN, là nguy hiểm là đàng khác, mặc dầu có một số người tốt, có lý tưởng, lương tri, nhưng KHÔNG có gì chắc chắn cả, họ phải lo bảo vệ quyền lợi của cha chú, ... của họ nữa vì bị gò ép bởi cái cơ chế độc tài toàn trị phi nhân bản, phản dân tộc !
Một vấn đề cơ chế phải thông thoáng, tự do dân chủ pháp trị, đa nguyên đa đảng là cần thiết, là công bằng, là tập hợp được mọi nguồn lực đất nước.

-----
Sunday, July 1, 2007

VC Cộng Sản Dùng Con Giết Cha!

video: Quan điểm giữa quá khích và ôn hòa ...

Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện (phần 5)
Quan điểm giữa quá khích và ôn hòa ... Video
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...

http://www.radiovncr.com/
R. Hoa Mai
Chan Troi Moi
R. Free Asia
SBTN

audio: phỏng vấn - hội luận (30/6/2007)

Audio: phỏng vấn - hội luận (30/6/2007)


• 29/06/2007 - Hội Đồng An Ninh quốc gia Hoa Kỳ hội kiến với các đại diện tổ chức đấu tranh cho dân chủ tự do VN
• 29/06/2007 - Tin đặc biệt: Thư cám ơn chính quyền Hoa Kỳ & người Việt hải ngoại của khối 8406 nhân chuyến Mỹ du của ông Nguyễn Minh Triêt
• 28/06/2007 - Tin giờ chót: Một số nhận định của Gs. Nguyễn Chính Kết, ban điều hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam về chuyến đi của Nguyễn Minh Triết !! (bản chất của cs là gian dối, ...)
• 28/06/2007 - Hàng trăm ngư dân Khánh Hoà bày tỏ thái độ đối với chính quyền
• 27/06/2007 - Khoảng 300 đồng bào Tiền Giang tiếp tục biểu tình kiếu kiện tại Sài Gòn

• 15/06/2007 - Thông tin định hướng xã hội chủ nghĩa: từ bịt miệng đến bịt mắt bịt tai - Bùi Tín

• 8/06/2007 - Diễn Văn Cổ Võ Tự Do Dân Chủ Của Tổng Thống George Bush Tại Praha, Tiệp Khắc 05/06/2007 - Bản dịch tiếng Việt

• 26/06/2007 - Linh mục Phan Văn Lợi, Huế nhận định về chuyến đi của Nguyễn Minh Triết
• 19/06/2007 - Lên tiếng góp phần từ quốc nội cùng đồng bào hải ngoại chống chuyến thăm Hoa Kỳ của phái đoàn Nguyễn Minh Triết - Lm. Phan Văn Lợi, Huế & Ks. Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
• 17/06/2007 - Hội luận cuối tuần: trao đổi với Ts. Lê Minh Nguyên, Tổng thư ký Mạng Lưới Nhân Quyền VN - Thanh Thảo thực hiện
• 12/06/2007 - Thư chúc mừng anh Nguyễn Vũ Bình được thả khỏi nhà từ của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN - Hội luận với ông Lý Thái Hùng liên quan đến việc anh Nguyễn Vũ Bình được phóng thích

• Diễn đàn dân chủ
Hội luận cuối tuần cùng Gs. Nguyễn Ngọc Bích
• 23/05/2007 - Lời trần tình của nhà văn Hoàng Tiến
• 19/05/2007 - Những vấn đề liên quan đến bầu cử quốc hội CSVN: Trao đổi với Gs. Trần Phong Vũ
• 18/05/2007 - Những vấn đề liên quan đến bầu cử quốc hội CSVN: trao đổi với ông Phạm Quế Dương
• 17/05/2007 - Những vấn đề liên quan đến bầu cử quốc hội CSVN: Tâm tình với Linh Mục Phan Văn Lợi VN
• 16/05/2007 - Tâm tình với bà Trần Thị Lệ, má của Ls. Lê Thị Công Nhân
• 15/05/2007 - Sôi sục ý dân mùa bầu cử - Hoàng Lan, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ

• 29/05/2007 - Mấy cảm nghĩ của một công dân nhân ngày bầu cử quốc hội khoá 12 - Vũ Thanh Phương


- Hội luận với Gs. Nguyễn Chính Kết, một chiến sĩ dân chủ VN ...
Hội luận với Gs. Nguyễn Chính Kết, một chiến sĩ dân chủ VN. Phát thanh ngày 27/02/2007 ... Hội luận với Gs. Nguyễn Chính Kết, một chiến sĩ dân chủ VN ...www.radiochantroimoi.com/spip.php?article1435

- Tin giờ chót: Một số nhận định của Gs. Nguyễn Chính Kết, ban điều ...
Tin giờ chót: Một số nhận định của Gs. Nguyễn Chính Kết, ban điều hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam về chuyến đi của Nguyễn Minh Triết ...www.radiochantroimoi.com/spip.php?article2089 - 85k - 28 juin 2007

- Giáo Sư Nguyễn Chính Kết Họp Báo - viettan.org
Giáo sư Nguyễn Chính Kết đã tiếp xúc với đồng bào hải ngoại trong một buổi họp báo, do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức vào trưa ngày Chủ Nhật ...www.viettan.org/article.php3?id_article=2698

- Hai Ngày Công Tác Của Ông Nguyễn Chính Kết tại Thủ Đô Washington ...
Ngày thứ Sáu, 5 tháng 1, 2007, đã tỏ ra là một ngày thật chặt, thật khít khao của ông Nguyễn Chính Kết, đại diện của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam ...www.viettan.org/article.php3?id_article=2722

Việt Weekly phỏng vấn Nguyễn Minh Triết

Việt Weekly phỏng vấn Nguyễn Minh Triết

Ô Quan Hạ thực hiện

Lời giới thiệu của Việt Weekly: Việt Weekly ngỏ ý muốn được phỏng vấn ông Nguyễn Minh Triết trong dịp ông ta công du Hoa Kỳ. Phía tòa đại sứ Việt Nam tại Washington D.C. yêu cầu làm đơn xin và kèm theo những câu hỏi hay đề tài muốn hỏi. Việt Weekly làm đúng thủ tục này và đã gởi vào 15 câu hỏi, bao gồm 3 lãnh vực quan hệ Việt Mỹ, tình hình Việt Nam và quan hệ với cộng đồng. Việc được tiếp xúc với ông Nguyễn Minh Triết để thực hiện cuộc phỏng vấn đã không được xác nhận cho tới giờ chót, vào lúc gần trưa ngày 23 tháng 6, trước lúc ông lên đường trở lại Việt Nam. Khi được gặp, ông Triết giải thích vì vấn đề thì giờ bị giới hạn của chuyến đi cho nên đã trả lời trước 12 trong 15 câu hỏi đã được đặt ra. Và đồng thời, trong thời gian ngắn ngủi của buổi gặp mặt, ông cho phép phóng viên của Việt Weekly được đặt thêm một câu hỏi trực tiếp và ông sẽ trả lời ngay tại chỗ. Sau đây, câu hỏi đầu tiên được trả lời trực tiếp. Tiếp theo đó là 12 câu hỏi được trả lời qua văn bản soạn trước, được trao cho phóng viên Việt Weekly trong dịp gặp mặt.


VW: Hiện nay, sản phẩm báo chí từ phía Việt Nam được tự do phát hành tại hải ngoại, trong khi đó sản phẩm báo chí của cộng đồng hải ngoại lại bị cấm phát hành tại Việt Nam, ông nghĩ sao về vấn đề này?

NMT: Vấn đề báo chí rồi cũng sẽ thông thương thôi. Bởi vì, hiện tại, báo chí nước ngoài tại Việt Nam cũng tương đối phong phú chứ không phải là không có đâu. Nhưng mà cũng phải nói rằng có những bài báo, thậm chí có những tờ báo nữa, thiếu thiện chí, cho nên, có khi cũng phải sàng lọc lại một tí. Cho nên tôi nghĩ rằng về lâu về dài thì cái chuyện thông thương, báo trong nước ra ngoài, báo ngoài nước về Việt Nam là chuyện bình thường.

VW: Ông nghĩ rằng thời gian để chuyện đó xảy ra là bao lâu? Vài năm hay nhiều năm nữa?

NMT: Mọi chuyện không thể nói được, nhưng mà cái xu hướng nó là như thế. Gia nhập vào WTO, mình đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới rồi. Không phải chỉ hội nhập về kinh tế thôi đâu. Mọi việc có những cái bước đi theo đó thôi. Tôi mong là quý anh em cũng vậy. Bởi vì có những thông tin, tôi nói thật là không khách quan. Không khách quan mà đương nhiên là đưa về phổ biến trong nước thì nó sẽ gây một cái tác hại không hay.

VW: Nhiều người cho rằng một nền chính trị đa đảng và một xã hội có tự do ngôn luận sẽ phát triển tiềm năng dân tộc Việt Nam tốt hơn. Đây cũng là mô hình mà rất nhiều nước khác trên thế giới đã áp dụng để đưa nước họ trở nên hùng mạnh. Ông có đồng ý với suy nghĩ đó không?

NMT: Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết thể chế chính trị của mình, mỗi nước có quyền lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với hoàn canûn văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội của mình. Nói cách khác, việc lựa chọn chế độ một Đảng hay nhiều Đảng lãnh đạo là sự lựa chọn của mỗi dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam, từ nhân dân mà ra, Đảng đã lãnh đạo, dìu dắt nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Vì vậy, nhân dân Việt Nam đã thừa nhận và lựa chọn theo Đảng. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng trong hơn 20 năm qua đã thực sự làm thay đổi diện mạo đất nước, tăng cường cả thế và lực cho Việt Nam cả ở trong nước và trên trường quốc tế. Các quyền tự do dân chủ cơ bản của nhân dân Việt Nam, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được qui định trong hiến pháp và các văn bản pháp luật và được tôn trọng trên thực tế. Với đường lối đúng đắn của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự huy động được sức mạnh toàn dân, đồng lòng nhất trí hướng mục tiêu xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

VW: Đối với những người ở bên trong Việt Nam lên tiếng đòi dân chủ, ông nghĩ gì về họ và sẽ đối xử với họ ra sao?

NMT: Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân về mọi lĩnh vực, kể cả những vấn đề còn tồn tại trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.

Điều tôi muốn nói ở đây là, Việt Nam có đủ cơ chế, chính sách đảm bảo các quyền tự do dân chủ của người dân. Các quyền đó được ghi trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp quy. Nhà nước cũng thực thi nhiều chính sách nhằm bảo đảm và phát huy các quyền tự do, dân chủ của người dân với việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để người dân thực hiện tốt quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tham gia công việc chung của đất nước. Ơ Việt Nam không có ai bị bắt giữ vì lý do chính kiến, chỉ có những người vi phạm luật pháp sẽ bị xét xử theo đúng qui định của pháp luật.

VW: Nền công lý của Việt Nam có bị điều khiển bởi chính quyền hay đảng Cộng sản Việt Nam không? Làm sao để người dân và giới đầu tư yên tâm rằng nếu có tranh tụng, họ sẽ được xét xử một cách công bằng?

NMT: Pháp luật Việt Nam có những qui định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như vai trò của các cơ quan này trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Trong quá trình tố tụng, các cơ quan thực thi pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của pháp luật về trình tự thủ tục điều tra, giam giữ, xét xử, bảo đảm quyền lợi cho những người bị truy tố và xét xử.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình cải cách tư pháp, hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, thiết lập môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việc các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng đầu tư vào Việt Nam đã cho thấy sự tin tưởng của họ của môi trường làm ăn, kinh doanh ở Việt Nam.

VW: Về mặt cơ cấu chính trị, Việt Nam sẽ đi theo khuynh hướng nào? Nếu tiếp tục đi theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, có nguy cơ xảy ra bạo động lật đổ chính quyền như đã xảy ra ở Đông Âu không?

NMT: Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại. Điều đó thể hiện sự đúng đắn trong việc lựa chọn con đường phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đã được toàn thể nhân dân Việt Nam ủng hộ. Việc hơn 99% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua đã cho thấy lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với Nhà nước Việt Nam và con đường phát triển của Việt Nam. Con số biết nói này là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi này.

VW: Tham nhũng có phải là một nguy cơ trầm trọng hiện nay không? Làm sao để có thể giải quyết được vấn đề này mà không có một cơ chế chính trị thực sự có khả năng giám sát và phân quyền?

NMT: Tham nhũng là vấn đề mà hầu hết mọi quốc gia đều gặp phải. Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm chống và đẩy lùi tham nhũng. Chống tham nhũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị. Nếu không chống tham nhũng sẽ không thể huy động được nguồn lực cho phát triển và làm xói mòn lòng tin của nhân dân.

Việt Nam hiện có hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế để thực hiện phòng chống tham nhũng như Luật phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở Trung ương và các địa phương… Chúng tôi chủ trương điều tra, xử lý nghiêm minh và công khai các vụ tham nhũng đã được phát hiện.

Bên cạnh đó, để phòng chống tham nhũng có hiệu quả, nhà nước khuyến khích nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng tham gia tích cực giám sát, phát hiện và ngăn ngừa các hành động tham nhũng.

VW: Mỹ là siêu cường duy nhất còn của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời cũng từng là một đối thủ của Việt Nam trong chiến tranh. Tính chất quan hệ Việt – Mỹ hiện nay như thế nào? Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam được lợi và hại gì?

NMT: Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Trong thời gian qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp và đạt được những kết quả to lớn. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, tôi và ngài Tổng thống Bush đã thảo luận các biện pháp phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đưa quan hệ hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới trên nền tảng sâu rộng, ổn định và hiệu quả.

Việt Nam và Hoa Kỳ có những lợi ích và quan tâm chung từ những lợi ích kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo… đến lợi ích trong hợp tác duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, chống khủng bố, ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoạt động mang tính nhân đạo nhằm phòng chống các bệnh thế kỷ HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm và khắc phục hậu quả chiến tranh. Việc phát triển hơn nữa quan hệ song phương là phù hợp với lợi ích của cả hai nước và có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

VW: Việc thiết lập quan hệ mà nhiều người cho là có tính cách chiến lược với Mỹ có làm cho Trung Quốc khó chịu không?

NMT: Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, việc phát triển quan hệ với một nước này sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với nước khác.

Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nước lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế. Việt Nam mong muốn có quan hệ hữu nghị và hợp tác với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lợi ích của hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

VW: Trong quan hệ với Trung Quốc, vấn đề biên giới đất liền và lãnh hải có phải là một việc khó giải quyết hay không? Và còn có những vấn đề khó khăn nào khác nữa?

NMT: Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững với Trung Quốc. Quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt – Trung thời gian qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực cho cả hai nước.

Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai nước thống nhất về nguyên tắc giải quyết những khác biệt một cách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Thời gian qua, việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ đã đạt được kết quả tích cực. Hai nước tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, quyết tâm hoàn thành toàn bộ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Việt – Trung và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008. Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ đã đi vào cuộc sống và được các bên tuân thủ, thực hiện tương đối tốt. Hai bên thỏa thuận cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình biển Đông, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được.

VW: Trong môi trường cạnh tranh sau khi gia nhập WTO, làm thế nào để các công ty trong nước có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả với các công ty lớn trên thế giới có nhiều ưu thế về kỹ thuật, nhân sự và tài chính?

NMT: Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đem lại những cơ hội lớn đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Một trong những thách thức đó là môi trường kinh doanh sẽ trở nên cạnh tranh hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của nhà nước.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của nhà nước để giúp các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt những cơ hội do WTO mang lại như thu hút đầu tư, mở rộng thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phát huy những lợi thế so sánh của mình so với doanh nghiệp nước ngoài như sự hiểu biết về thị trường nội địa, khả năng tiếp cận các nguồn nguyên liệu và phân phối… để cạnh tranh. Tôi cũng rất vui khi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã rất năng động, sáng tạo, tranh thủ được những cơ hội do WTO mang lại và phát huy được lợi thế của mình. Những doanh nghiệp này không những cạnh tranh có hiệu quả với doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa mà còn mở rộng được hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình ra thị trường bên ngoài.

VW: Thử thách lớn nhất của Việt Nam trong 5 năm tới và 10 năm tới là gì?

NMT: Thách thức lớn nhất với Việt Nam trong 5 và 10 năm tới là làm sao tiếp tục duy trì phát triển nhanh và bền vững nhằm đuổi kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực.

20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử nhưng vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, điều quan trọng là làm thế nào để phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, làm thế nào để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt nam cơ bản thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, xây dựng thành công một nước Việt nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một nước Việt Nam như vậy là mục tiêu và khát vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam trong đó có cá nhân tôi.

VW: Chuyến viếng thăm Mỹ lần đầu tiên của một chủ tịch nhà nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt gì đối với Việt Nam? Ông có nhận xét gì về nước Mỹ?

NMT: Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, tôi đã thăm chính thức Hoa Kỳ từ 18 đến 23/06/2007. Chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, đưa sự họp tác nhiều mặt giữa hai nước sang một giai đoạn mới, trên một nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả. Trong chuyến thăm lần này, tôi đã có nhiều gặp gỡ tiếp xúc với cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, gửi đến bà con những thông tin mới nhất tình hình trong nước, thúc đẩy mối liên hệ gắn bó giữa bà con Việt kiều ở Hoa Kỳ với quê hương đất nước.

Như những người Việt Nam khác, tôi rất ấn tượng trước sự năng động, sáng tạo và sự cởi mở của người dân Mỹ.

VW: Ông nghĩ sao về tập thể cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đa số ra đi từ miền Nam Việt Nam, đã từng đứng bên kia chiến tuyến và vẫn còn đang có chính kiến khác biệt với ông? Quan hệ Việt Nam muốn có với những cộng đồng này như thế nào?

NMT: Tôi muốn khẳng định là bà con ta ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc. Đại đa số đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở Mỹ nói riêng, luôn hướng về quê hương đất nước, mong muốn chung lòng góp sức cùng nhau xây dựng quê hương.
Tuy nhiên, tôi cũng lấy làm tiếc là do hệ quả của lịch sử, một số rất ít kiều bào vẫn có sự chia rẽ về chính trị, và một số nhóm người vẫn còn giữ thái độ cực đoan không chấp nhận những chuyển biến to lớn đang diễn ra ở trong nước.

Tôi muốn nói thế này, những ai còn có những suy nghĩ băn khoăn, ngờ vực hãy về thăm đất nước, tận mắt chứng kiến thực tế của nước nhà, gặp gỡ, trao đổi với những người dân trong nước. Hãy đến với nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, thu hẹp được sự cách biệt.

Tổ quốc Việt Nam là quê hương thân yêu của mọi người Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ luôn luôn thực hiện trách nhiệm của mình đối với mọi người Việt Nam. Đất nước đang đổi mới mạnh mẽ và nhà nước cũng đã, đang và sẽ tiếp tục đổi mới các chủ trương, chính sách liên quan đến kiều bào, đáp ứng mong muốn của bà con và yêu cầu phát triển của đất nước.

-------------------------
Nguồn: Việt Weekly

*
***
*
- Tâm thư của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam về chuyến Mỹ du của CTN Triết
- 10 Dân Biểu Hoa Kỳ gởi thư cho TT. Bush về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
- Hết Triết Đến Dũng Được Triệu Tập Sang Mỹ Để Lên Lớp Về Nhân Quyền

Thursday, June 28, 2007

Dùng gái đẹp trói thanh niên

Dùng gái đẹp trói thanh niên
http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=5418

NHỮNG CON THIÊU THÂN TRONG LÀNG BÁO VIỆT

NHỮNG CON THIÊU THÂN TRONG LÀNG BÁO VIỆT

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Việt Nam ta từ ngày có nạn giặc cờ đỏ tung hoành trên đất nước, luôn luôn có những loài thiêu thân tự nguyện đâm đầu vào đống lửa (CS) để tự đốt cháy mình và đốt cháy luôn cả quê hương. Tôi xin nói về những con thiêu thân trong làng báo, và trước hết là những con thuộc mấy tờ báo của cái gọi là Lực-Lương-Thứ-3 tại miền Nam (VNCH) trước đây.


Hiệp Định Paris 1973 như ta thấy chẳng giải quyết được vấn đề gì. Trái lại chiến tranh vẫn tiếp diễn và càng ngày càng khốc liệt hơn. Một mặt Hoa Kỳ rút ra, không những quân đội, mà còn quân trang, quân dụng và yểm trợ. Mặt khác, mức độ xâm nhập người và vũ khí của CS miền Bắc đổ vào miền Nam tăng theo tỷ lệ nghịch. Vấn đề miền Nam rơi vào tình trạng bế tắc và bất lợi trông thấy. Trước tình hình đó, một nhóm người gọi là Lực Lượng Thứ 3 do CS dấu mặt nặn ra để làm ung thối miền Nam cũng ráo riết gia tăng hoạt động. Họ đa số là những người trẻ xông xáo muốn làm công việc đội đá vá trời là khai sáng con đường để giải quyết vấn đề chiến tranh. Con đường đó là con đường bắt tay với bọn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam dưới chiêu bài hòa hợp hòa giải dân tộc. Một số những bộ mặt nổi năng nổ nhất nằm trong các tờ báo Tin Sáng, Điện Tín, và Đại Dân Tộc như Lý Qúy Chung, Ngô Công Đức, Nguyễn Văn Binh, Kiều Mộng Thu v.v. Đám này nhân danh quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của miền Nam để tung hoành lũng đoạn. Nhờ bọn người này, cộng sản miền Bắc mới thôn tính được miền Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng như đã thấy.


Khi CS xích hóa được miền Nam rồi, bọn này được gì? Điều mơ ước của họ như khoe mẽ là một mền Nam độc lập (khỏi ảnh hưởng Mỹ) và trung lập. Nhưng độc lập chẳng thấy. Trung lập cũng không. Một chế độ CS Marxit duy nhất phủ chụp lên toàn đất nước sau đó. Số phận của những con thiêu thân báo chí cũng chết theo cùng với mảnh đất miền Nam . Kẻ thì chạy mối vỉa hè hoặc xoay nghề buôn lậu kiếm sống. Người thì lột xác trở thành bút nô cho chế độ. Có kẻ vỡ mộng nên tìm đường vượt biên trở thành người tỵ nạn bất đắc dĩ. Số phận các tờ báo của bọn này tất nhiên cũng đều cùng chung số phận.

Lịch sử xem chừng lại tái diễn trong cộng đồng người Việt tỵ nạn trên đất Mỹ. 32 năm rồi, nhiều người cảm thấy là một thời gian quá dài. Cuộc chống cộng bị coi như công dã tràng. Không thiếu cá nhân và đoàn thể đang loay hoay tìm cách khai thông con đường cứu nước. Họ cho rằng chống cộng là một lối mòn vô hiệu quả. Rốt cuộc người ta thấy rất rõ con đường mà họ đang lăm le bước vào thì cũng lại là con đường của nhóm Thành Phần Thứ 3 trước kia tại Miền Nam mà thôi. Nghĩa là con đường đầu hàng CS. Trong làng báo và truyền thông, một số mới liệng hòn đó dò đường bằng những bài báo nửa nạc nửa mỡ chứ chưa dám công khai chối bỏ thân phận tỵ nạn CS của mình. Nhưng mới đây tờ tuần báo VietWeekly tại miền nam Cali đã công khai xé rào tính chuyện lớn. So với nhóm Tin Sáng, Điện Tín, và Đại Dân Tộc trước kia, VietWeekly có rất nhiều điểm kể là tương đồng. Cả hai đều gồm những thành phần trẻ năng động và có căn bản học vấn. Cả hai đều cho mình là những tiên phong đứng ra mở đường khai lối cho bế tắc của thời cuộc. Cả hai cùng tự xác nhận căn cước (identification) không phải là CS, cũng không thân cộng. Nhưng lối làm truyền thông của họ lại để lòi cái đuôi con chồn, chẳng khác gì tự mình hô lên “lậy ông tôi ở bụi này”, chứ chẳng ai vu vạ đổ oan. Cả hai đều trương bảng hiệu tự do ngôn luận, tự do báo chí khi hành động. Dư luận tin chắc cả hai nếu thật sự thành tâm thì đúng là họ chẳng hiểu CS, nhất là CSVN là cái gì. Từ nhược điểm này, nhóm truyền thông của Thành Phần Thứ 3 đã không ngờ tự biến thành công cụ của CS. Điều hết sức đau đớn xẩy đến cho họ là những mơ ước ngây thơ của họ đã chết tức khắc và tức tưởi ngay sau khi CS chiếm đoạt được miền Nam. Không một lời điếu. Không một vòng hoa. Không một người thân đưa tiễn. Hoàn toàn im lặng. Chó chết hết chuyện. Các người trẻ của tờ Viet Weekly không biết có nhìn ra được điểm này không?

Thú thực tôi chưa bao giờ đọc tờ Viet Weekly. Tôi chỉ chú ý tới tờ báo này sau khi có cuộc họp báo của một số nhân vật dưới nam Cali tố cáo VietWeekly thân cộng, bôi xấu chế độ VNCH, cổ võ khủng bố v.v. Rất may một hôm cuối tuần đi ăn sáng với bạn bè, tôi lượm được một số báo VietWeekly nên mới có dịp để đọc nó. Trong số này hầu như các bài vở đều tập trung vào việc phản biện các điều tố cáo kia, đồng thời gián tiếp nêu lên chủ trương, đường lối của tờ báo đối với độc giả. Nhờ đó tôi mới có thể có được một nhận xét khái quát về tờ báo này.

Luận điểm của VietWeekly đưa ra để tự biện hộ là chủ trương tự do ngôn luận, thông tin hai chiều (Lê Vũ: Chúng tôi chủ trương tự do ngôn luận). Phương pháp VietWeekly áp dụng để tìm ra giải pháp cho vấn đề của đất nước hiện nay là đối thoại (Đông Duy: Điều chính yếu là sự đối thoại. Chính trong đối thoại rốt ráo người ta sẽ tìm ra được một giải pháp đứng đắn). Và quan trọng hơn hết, niềm tin hỗ tương của hai bên đối thoại, tức VietWeekly và nhà cầm quyền CSVN là cần thiết (Đông Duy: Mặt khác là những tia hy vọng đầu tiên qua sự bầy tỏ thiện chí của phía bên kia như trong lời tuyên bố mới đây nhất của chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết với báo chí Đức “Chúng tôi đã làm hòa với dĩ vãng”. Đây là một câu nói mà người ta chờ đợi từ hơn nửa thế kỷ qua ….). Tôi xin khái quát đi vào 3 điểm trên.

Trước hết về vấn đề đối thoại. Trên mục Thư Tòa Soạn của số báo tôi có trong tay, Viet Weekly viết: Chuyến đi của ông Triết đánh dấu sự sẵn sàng tiếp cận, đối chất, tranh luận với những vấn đề nhậy cảm của phía cộng đồng hải ngoại đưa ra. Có thể coi đó là một tiến bộ chung.

Đối thoại. Đối thoại. Nếu cứ nói khơi khơi không chừng sẽ lại là việc nói chuyện với đầu gối. Trong các vấn đề xung khắc giữa con người với con người, chủ trương đối thoại là điều tốt. Nhưng chuyện gì cũng phải có cái lý của nó. Cần thiết phải biết đối thoại là gì, đối thoại với ai, đối thoại về vấn đề gì, và nhất là đối thoại trên tinh thần nào. Người bình dân hiểu một cách nôm na, chữ đối thoại (dialog) là nói chuyện giữa hai người hoặc hai bên. Mục đích cuả đối thoại là tìm ra một chân lý đồng thuận. Cuộc đối thoại phải dựa trên tinh thần hiểu biết, bao dung, tương kính, và tôn trọng lẫn nhau. Nếu không dựa trên tinh thần đó thì đối thoại không thể gọi là đối thoại thực sư. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên về đối thoại, chúng ta có thể khẳng định VC không hề biết đối thoại là gì. Trong mỗi kỳ họp đại hội đảng, VC luôn kêu gọi người dân đóng góp ý kiến. Dân chúng đóng góp ý kiến rất nhiều và là những ý kiến xây dựng cho CS. Đó là một hình thức đối thoại. Nhưng có bao giờ CS lắng nghe những ý kiến đó đâu. VC đã không nghe ý kiến của người dân trong nước thì dễ gì chúng lắng nghe người tỵ nạn chúng ta? Nếu CS muốn đối thoại với với tập thể tỵ nạn chúng ta thì tại sao chúng áp lực các chính phủ Indonesia và Mã Lai đập phá các bia tưởng niện thuyền nhân? Tại sao trong khi VC đập phá các bia tưởng niệm thuyền nhân, chúng lại hứa hẹn cho một số người tỵ nạn trùng tu nghĩa trang QĐ Biên Hòa? Giả sử nếu tập thể chiến sĩ QLVNCH đứng ra nêu yêu cầu đó, liệu VC có sẵn sàng chấp nhận không? Tôi tin rằng còn khuya. Những đòn phép kiểu đó trong nghề làm chính trị chỉ là những cái mồi câu để nhử những con cá đói ăn và khờ dại. Những người trẻ đầy bầu nhiệt huyết của Viet Weekly có bao giờ thắc mắc để tìm hiểu những lắt léo trong các vấn đề đại loại như thế không?

Nguyễn Minh Triết sang Mỹ tiếp xúc với những cộng đồng người Việt nào để đối chất, tranh luận về nhữngvấn đề nhậy cảm mà gọi là một tiến bộ chung. Tin túc cho biết Triết chỉ gặp một người Việt tại Mỹ là bà Bs Quỳnh Kiều, và hình như có cà Nguyễn Cao Kỳ nữa? Mà Quỳnh Kiều và Cao Kỳ là ai thì người Việt tỵ nạn hẳn đều biết rõ. Sự thể cho thấy CS chỉ gặp gỡ nói chuyện với những kẻ đã đầu hàng và phục vụ cho chúng. Một mình Quỳnh Kiều hay có thêm cả Nguyễn Cao Kỳ nữa cũng không thể gọi là cộng đồng người Việt tỵ nạn. Cuộc nói chuyện giữa vài ba người trong tư thế và thân phận của họ như thế, tôi tin rằng chỉ là cuộc trao đổi, mặc cả mối làm ăn giữa các con buôn. Hành động của Triết không thể coi là dấu chỉ của một tiến bộ nào hết. Đối thoại với VC còn khó hơn là lên sao Hỏa. Trong vòng chừng 20 năm nữa có thể con người sẽ đặt chân lên được Hỏa tinh. Nhưng khẳng định một triệu năm sau chúng ta vẫn không thể nào đối thoại sòng phẳng được với VC. Lý do rất dễ hiểu. Bản chất của con người CS là bản chất của quỉ dữ: lưu manh, lừa lọc, phản trắc và cực kỳ ngoan cố …. Còn chúng ta dù sao cũng còn là những con người nhân chi sơ tính bản thiện.

Hơn nữa, việc xây dựng được một niềm tin đối với CS trong việc đối thoại hoàn toàn là điều không tưởng. Thực tế và lịch sử VN đã chứng minh. Những Hiệp Ước và cam kết quốc tế mà VC còn dám xé giục thùng rác, những lời hứa nhăng hứa cuộc của chúng lại đáng tin sao. Thật là vô lý. Chỉ cần ôn lại một chút lịch sử chúng ta sẽ thấy ngay đó là một điều không tưởng. Năm 1946, một chính phủ liên hiệp mới thành hình chưa kịp đi vào sinh hoạt ổn định thì CS đã tiên hạ thủ vi cường các đảng phái quốc gia trong chính phủ đó. Năm 1973 Hiệp Định Paris ký chưa ráo mực thì CS Bắc Việt đã ồ ạt xua quân vào miền Nam bởi chúng bết rõ HK rút ra không còn bao giờ trở lại. Mỗi năm tết đến hai bên đều có tuyên bố ngưng chiến, nhưng không năm nào VC không vi phạm lệnh ngưng bắn. Hành động vi phạm trắng trợn, thô bạo, và đẫm máu nhất xẩy ra dịp tết Mậu Thân 1968. Những sĩ quan và viên chức hành chánh VNCH nghe lời phỉnh gạt đi học tập cải tạo 10 ngày, nhưng thực tế là trung bình trên 10 năm. Những trò lừa gạt trắng trợn như thế bảo sao mà còn tin tưởng được nữa! Chỉ bằng vào việc Nguyễn Minh Triết tuyên bố với báo chí Đức “Chúng tôi đã làm hòa với dĩ vãng” mà ViêtWeekly cho rằng CS có thiện chí, đáng tin thì quả thực các người trẻ tuổi này là những người điếc không sợ súng. CS có đáng tin hay không, đưa ra những lý luận hùng biện mấy cũng không bằng nhìn vào tấm gương của những con người thực cả đời đã tin vào CS. Các người trẻ Viet Wekly về trí đã chắc gì bằng những Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Về công cán hẳn không thể nào qua mặt được bà Cát Thanh Long, người đàn bà được CS tôn vinh là bà mẹ kháng chiến. Những người này đều là những nạn nhân của lòng tin của mình vào CS. Với CS chỉ có một chân lý là “thuận ta thì sống, nghịch ta phải chết”. Đó là một chân lý bất biến. Còn chuyện tin hay không tin, với CS đều không phải là vấn đề.

Nói đến chủ trương tự do ngôn luận của Viet Weekly mà không nói đến Tu Chính Án Số 1 (TCA1) thì hẳn là một thiếu sót.

Người viết còn nhớ rõ. Cách đây khoảng 10 năm khi ông Vũ Bình Nghi đăng bài phỏng vấn lãnh sự CS Nguyễn Xuân Phong trên tờ Thời Báo rồi bị công luận lên án gắt quá, ông bèn đưa TCA1 ra làm bia đỡ đạn. Ông biện luận rất triết lý như sau: Tự do báo chí là tự do báo chí. Theo Hiến Pháp nước Mỹ, người làm báo có quyền muốn viết gì thì viết, muốn đăng gì thì đăng, vì đó là tự do báo chí.

Sự thực, theo TCA1, người làm báo có được hoàn toàn thoải mái trong khi hành nghề như nhiều người nghĩ không? Câu trả lời sẽ không đơn giản. Ta hãy nghe thẩm phán Oliver W. Holmes giải thích bằng một thí dụ dí dỏm nhưng rất hàm xúc như sau: Việc đảm bảo tự do ngôn luận không cho phép một công dân đùa giỡn la lối cháy nhà, cháy nhà trong một căn phòng đang có đông người hội họp. Anh ta rất xứng đáng bị trừng phạt.

TCA1 bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí v.v. Dựa trên sự giải thích của thẩm phán Oliver W. Holmes, nếu ai nói nhà báo có toàn quyền muốn viết gì thì viết, muốn đăng gì thì đăng là lối nói lấy được. Tự do báo chí cũng có cái giới hạn của tự do báo chí. Ta có thể kể ra các hạn chế sau đây:

1. Do Luật Pháp Qui Định – TCA1 bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, hội họp, báo chí v.v. nhưng người làm báo không thể dựa vào đó để phỉ bang, mạ lị người khác. Không được phép xâm phạm vào đời tư người khác. Không được phép tiết lộ bía mật quốc gia, an ninh quốc phòng v.v. Tóm lại, nhà báo không được phép đi quá giới hạn mà luật pháp quốc gia, tiểu bang, hay địa phương qui định trong khi hành nghề. Những hạn chế này đặt ra cốt để bảo đảm trật tự xã hội và an ninh của quốc gia.

2. Nguyên Tắc Hỗ Tương Cam Kết – Đây là một thứ luật bất thành văn, nghĩa là chỉ dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau, hay một sự cam kết mặc nhiên giữa một bên là nguồn tin và một bên là người ký giả. Chẳng hạn trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, các ký giả thường được cho biết trước một thời gian ngắn nào đó ngày quân đội đồng minh mở cuộc tấn công. Hoặc trong chiến tranh VN, các ký giả Mỹ nhiều khi cũng được thuyết trình trước khi một cuộc hành quân bắt đầu khởi diễn. Đó là thứ tin tức tuyệt mật. Các phóng viên được yêu cầu giữ kín cho đến sau khi cuộc hành quân xẩy ra.

3. Lương Tâm Nghề Nghiệp – Không thể viện dẫn TCA1 để đăng hình một em bé gái trần truồng trên trang bìa của một tờ báo thiếu nhi. Lương tâm của người làm báo không cho phép họ làm chuyện đó. Lương Tâm nghề nghiệp là một phạm vi rất khó phân định ranh giới, nhất là trong nghề làm truyền thông. Nhà báo có lương tâm phải tự hạn chế bớt tự do của mình khi lẽ phải đòi hỏi. Theo tiêu chuẩn của nghề làm truyền thông Tây phương, người ký giả phải là người có khả năng, nghĩa là được huấn luyện đầy đủ và chu đáo. Để bảo đảm cho việc thông tin được trung thực, họ còn phải là người có lương tâm. Tuy nhiên, lý thuyết thì vậy, nhưng còn thực tế thì lại là chuyện khác. Báo chí HK vẫn được coi là một mẫu mực tuyệt hảo của một nền truyền thông tự do và trung thực mà qua đó, người dân HK được biết một cách đầy đủ mọi sự việc xẩy ra và mọi diễn biến trên khắp thế giới mà không sợ bị lừa gạt. Thật sự là một sai lầm lớn nếu chúng ta tin như thế. Chúng ta thấy rõ sự thật là trong chiến tranh VN, người dân HK đã bị báo chí của họ lừa gạt thê thảm như thế nào. Hầu như tất cả các báo chí Mỹ, kể cả đài phát thanh BBC của Anh Quốc lúc đó đều cố ý đưa tin sai lạc và tường thuật một cách thiên lệch về cuộc chiến với một dụng ý xấu. Ngày nay chúng ta đã biết rằng dụng ý đó là để hỗ trợ cho một âm mưu của một số chính quyền HK chủ trương triệt hạ cho bằng được chính phủ VNCH. Kết quả là những dối trá và những điều nói láo của cả một chiến dịch thông tin bất lương đã làm nghiêng cán cân quyết định cuộc chiến về cho phe CS Hanoi. Câu nói của Paul Joseph Goebbels, bộ trưởng tuyên truyền của Đức Quốc Xã áp dụng vào trường hợp này không còn gì đúng cho bằng: Nói láo một lần thì không ai tin, nhưng nói láo một triệu lần thì điều dối trá sẽ trở thành sự thật. Ai tin thì cứ tin. Bằng vào kinh nghiệm đau thương của dân tộc, người tỵ nạn VN dứt khoát không nên hoàn toàn tin tưởng vào tính trung thực và sự lương thiện của ngành truyền thông HK để khỏi bị lầm. Cái gì cũng cần phải tìm hiểu, phân tích rồi mới lượng định được. Một người bạn tôi thường đùa dỡn và châm biếm rằng các ông nhà báo Mỹ thường cất cái lương tâm của họ vào tủ sắt trước khi anh ta rời nhà để tới tòa soạn làm việc. Như thế thì chẳng bao giờ anh ta sợ bị đánh mất lương tâm được. Nếu cứ đem cái tiêu chuẩn trung thực của nền báo chí Mỹ ra làm thước đo để biện minh cho việc làm của mình thì e rằng có ngày mất cả chì lẫn chài.

Nếu thực sự có lương tâm nghề nghiệp, người ký giả hẳn không nên biện giải hoặc đề cao những cuộc thiêu sống tập thể (holocaust) của Đức Quốc Xã trước một cộng đồng Do Thái. Nếu thực sự có lương tâm nghề nghiệp, người ký giả tỵ nạn không nên biện minh hoặc cho phép người khác biện minh về vụ VC thủ tiêu hoặc chôn sống đồng bào hàng loạt hồi tết Mậu Thân tại Huế trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta như Viêt Weekly đã làm. Nếu chủ trương truyền thông trung thực thì tại sao VietWeekly không cho đăng hình cha Lý bị công an bịt miệng. Có nên nói rằng đó là lối tờ báo này kiểm duyệt thông tin? Vậy có chi khác với truyền thông CS? VietWeekly giải thích thế nào thì cũng không bịt miệng được tiếng nói lương tâm của chính mình. Tự nhiên khi không Viet Weekly moi ra một bài cũ rích từ diễn đàn điện tử Talawas đã hai năm rồi của một cán bộ CS ở trong nước chửi bới đủ thứ một chính thể đã chết, rồi bảo rằng mình làm truyền thông hai chiều. Vậy chứ còn chiều kia đâu không moi ra cho đủ cặp? Có ẩn ý gì đây? Liệu Viet Weekly có che giấu nổi ẩn ý này trước lương tâm nghề nghiệp của mình không? Những người trẻ làm thông tin trung thực và hai chiều là chuyện rất đáng khen, nhưng chỉ làm cho cộng đồng tỵ nạn thôi thì có gì là công bằng, chính đáng và thiết thực. Người Việt tỵ nạn ở hải ngoại thực tế không thiếu bất cứ một thứ thông tin nào, thừa mứa nữa là khác. Đồng bào trong nước mới là những người đói khát thông tin. Tại sao VietWeekly không gởi những tin tức và bài vở của người Việt hải ngoại về cho đồng bào trong nước đọc? Sợ VC không cho? Nếu đã thông tin hai chiều cho người Việt hải ngoại thì tai sao lại cúi mình chấp nhận thông tin một chiều ở trong nước? Đường lối truyền thông như thế mà dám tự hào là truyền thông trung thực và hai chiều sao? VietWeekly làm truyền thông kiểu này cho người tỵ nạn có lẽ xứng đáng được thẩm phán Oliver W. Holmes ra phán quyết như sau: Việc bảo đảm tự do ngôn luận không cho phép một nhà báo tỵ nạn CS trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền cho chế độ đã từng đàn áp và tước bỏ các quyền tự do của anh ta. Anh ta rất xứng đáng bị đuổi cổ về nước.

Khi đã ý thức được bổn phận và trách nhiệm đối với Dân Tộc thì tự nhiên người ký giả sẽ biết được mình nên làm gì và nên tránh những gì trong khi hành nghề. Không thiếu gì những kinh nghiệm xương máu và nước mắt trong vấn đề hành sử quyền tự do ngôn luận. Khi tên nhà báo Vũ Hạnh bị bắt vì tội viết lách tuyên truyền cho CS, báo chí Saigon nhao nhao lên phản đối. Lm Thanh Lãng dám nhân danh quyền tự do báo chí, lấy cái áo chùng thâm che chắn để đưa tên này ra khỏi khám Chí Hòa. Một chuyện cá nhân khác nữa cũng tại Saigon, một anh nhà báo lớn, Phạm Xuân Ẩn, chuyên kết giao với các tổng bộ trưởng, tướng tá, và những cây cổ thụ báo chí trong làng. Được cái dù tự do báo chí che chở, hắn ngày ngày ngồi phét lác ở nhà hàng Continental trên đường Tự Do, vừa nhâm nhi cà phê vừa gởi tin ra Rờ (R, trung ương cục miền Nam của CS). Sáng ngày 30-4-75, hắn hiện nguyên hình là một tên đại tá VC với dép râu nón cối. Ẩn đã núp kỹ dưới cái dù tự do ngôn luận để bán đứng miền Nam cho CS. Các tờ Tin Sáng, Điện Tín, Đại Dân Tộc với một lô các nhà báo trẻ tuổi tài cao cũng đã nhân danh quyền tự do ngôn luận để rước CS vô Saigon. Những câu chuyện về báo chí như thế thì rất nhiều dưới chế độ VNCH.

Tình trạng này lại đang thấy xuất hiện trong các cộng đồng tỵ nạn của chúng ta. Người ta vẫn bài bản cũ dưới cái dù tự do ngôn luận. Chính sự lạm dụng tự do ngôn luận của một số người đã làm chúng ta mất nước. Bây giờ bọn báo chí bất lương được chỉ đạo bởi Nghị Quyết 36 của CS cũng đang âm mưu thôn tính các cộng đồng tỵ nạn của chúng ta dâng vào tay CS. Một ngàn năm giặc Tầu đô hộ, cha ông ta kiên trì chiến đấu hết thế hệ này qua thế hệ khác mà không kể là lâu. Một trăm năm nô lệ giặc Pháp, cha ông ta cũng đã kiên trì chiến đấu cũng vẫn không kể là lâu. 32 năm so sánh xem đã thấm vào đâu. Sao tuổi trẻ nóng lòng và chóng mất kiên nhẫn thế! Cha ông ta chống giặc, có kiếm dùng kiếm, có giáo dùng giáo, có gậy dùng gậy. Ngày nay người Việt tỵ nạn chúng ta chỉ còn thứ vũ khí là biểu tình, kiến nghị, vận động v.v. Tại sao các người trẻ VietWeekly lại bắt đồng bào của mình liệng những vũ khí này đi: “Đấu tranh không phải là hô hào đả đảo lỗ miệng …..” Ôi nhát giao oan nghiệt của tuổi trẻ chém xuống thân thể Mẹ VN! Với cái nhìn thiển cận của mình, người viết thực sự nghĩ rằng nếu không có các cuộc xuống đường biểu tình thì lá cờ máu của CS đã cắm tràn lan trong cộng đồng chúng ta rồi, và Nguyễn Minh Triết sang Mỹ đã có thể thong dong ra vào khu Phước-Lộc-Thọ như chỗ không người.

Tự do ví như một căn nhà mở toang cửa. Trên đất nước tự do này, cánh cửa của căn nhà tự do càng mở rộng hơn. Chúng ta vô được thì CS cũng vô được. CS nó không phải lẻn vô mà nó vô một cách công khai và dễ dàng hơn người làm báo chống công nhiều, vì nó có nhiều tiền, và có khi còn có cả bùa hộ mạng của Mỹ nữa. Nếu nó mang dép râu, quấn khăn rằn, đội nón cối thì rất dễ nhận ra. Nhưng bây giờ nó cũng đã biết mặc đồ lớn, xách samsonite, và còn có thể cặp kè một anh Mẽo có bề thế nhởn nhơ đi vô làng báo một cách rất thoải mái nữa là khác. Biết đấy, nhưng ai dám chận lại đòi xem chứng minh nhân dân của nó. Làm thế nào mà điểm mặt nó đây? Chỉ còn cách dựa vào kinh nghiệm và trực giác mà thôi. Đòi bằng chứng thì xin chịu. Đem lương tâm, dân tộc, đất nước ra mà biện bạch liệu có tin nổi không? Nguyễn Cao Kỳ không phải là CS, hắn chỉ là một tên điếm đàng. Khi khom lưng đầu hàng bọn điếm CS, hắn cũng đưa chiêu bài tổ quốc tổ cò và dân tộc ra để lừa bịp. Từ ngày đem thân về làm tôi cho CS, hắn đã làm được gì cho Dân Tộc, cho đất nước? Mặt nạ nào rồi cũng rớt xuống để trơ cái mặt thịt ra cho người đời nguyền rủa.

Báo chí HK thường ví nhà báo như người lính gác của công ích. Trong khi có những cơ quan truyền thông chăm lo phục vụ cộng đồng, thì cũng không thiếu cơ quan truyền thông khác lợi dụng quyền tự do báo chí để phục vụ cho tham vọng riêng tư. Sức mạnh của một cơ quan truyền thông là sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, chứ không phải thu được nhiều quảng cáo. Như vậy đúng ra một tờ báo càng hăng say và tận tâm phục vụ lợi ích của cộng đồng bao nhiêu thì càng có nhiều độc giả bấy nhiêu mới phải. Nhưng thực tế thường xẩy ra khác hẳn. Thật đáng buồn khi có những tờ báo cố ý câu độc giả bằng cách tạo biến cố. Ông Vũ Bình Nghi của tờ Thời Báo ở San Jose trước đây đã xác nhận điều đó. Chính ông ta đã tiết lộ với ký giả của tờ San Jose Mercury News là mỗi khi ông gây chuyện trong cộng đồng thì tờ báo của ông lại tăng thêm trang. Người đọc có khi không thích tờ báo của ông, nhưng vẫn tìm nó để đọc vì tò mò. Tôi thực sự không muốn tin tờ VietWeekly bắt chước làm báo theo cung cách đó.

“Đối với những người trẻ này (nhóm VietWeekly), cũng xin đừng khoe, đừng dậy họ thế nào là cộng sản, tại sao phải tranh đấu cho tự do và phải tranh đấu như thế nào.Tuy nhiên, vì là những người trẻ được huấn luyện trong không khí cởi mở đa dạng và dung nạp của Hoa Kỳ, họ không sợ hay thù ghét cộng sản theo cung cách cũ mòn, phản xạ của thế hệ trước.”

Trích đoạn trên rút ra từ bài viết của tác giả Đông Duy trên số VietWeekly thượng dẫn, người viết muốn lấy nó làm gợi ý cho phần kết luận của bài này. Đọc trích đoạn trên người viết rút ra đựợc nhận xét là những người trẻ VietWeekly đã học đưọc rất nhiều từ nhà trường và xã hội Mỹ, học được cả tinh thần, cách suy nghĩ, và lối sống của lớp thanh niên, sinh viên Mỹ hồi cuối thập niên 60 đầu 70; có tinh thần tự tin rất cao và có thể cả tự phụ nữa, rất xứng đáng được khen câu “hậu sinh khả úy”. Nền giáo dục Hoa Kỳ sản sinh được những con người tự tin, tài giỏi, tháo vát, và hào khí như thế mà không hiểu tại sao người Mỹ đi đến đâu cũng bị coi thường, khinh khi và xua đuổi. Đó là một sự thực hiển nhiên. Thiết nghĩ sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Việt Mỹ có thể giải thích được hiện tượng này. Người VN trọng lễ nên bao giờ cũng tiên học lễ đã, rồi mới hậu học văn. Người Mỹ trái lại họ lấy đồng dollar làm quí nên trước sau và tiên hậu gì cũng chỉ có học cách làm tiền mà thiếu mất hẳn phần học lễ giáo. Việc học làm người rất khác với việc học làm tiền. Có người nói nước Mỹ thừa văn minh nhưng thiếu văn hóa là vì vậy. Một thắc mắc nữa đáng nêu lên để mà học hỏi là nước Mỹ hùng mạnh và tài giỏi như rứa mà sao lại phải thất bại tại Việt Nam, và hiện nay đang bị sa lầy tại Irak, không tìm được lối thoát? Còn những thất bại nào khác nữa bạn đọc nào biết xin cứ tự ý thêm vào và cũng xin tự tìm lấy giải đáp. Người viết xin chân thành cám ơn.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=2083

Wednesday, June 27, 2007

Chỉ có tự do ngôn luận mới thắng được độc tài!

Chỉ có tự do ngôn luận mới thắng được độc tài!
DỐC THƯỢNG


Người thanh niên thực thi
đúng tinh thần tự do ngôn luận
ở Little Saigon


°Nếu báo chí không được tự do, quyền ngôn luận không được độc lập và bị giới hạn, nếu đầu óc con người bị gông xiềng, hoặc bị bại liệt vì sự hãi, dù cho thể chế chính quyền nào mà anh đang sống, cũng vô ích, bởi vì anh là một đồ vật chớ không phải là một công dân.
William E. Borah

°Khi không có tự do ngôn luận, không một cuộc tìm kiếm sự thật nào có thể xảy ra; khi không có tự do ngôn luận, không có một phát hiện nào là hữu ích.
Charles Bradlaugh

Tại buổi tưởng niệm ngày 30 tháng 4, trong khuôn viên tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster, một thanh niên tự mang biểu ngữ “Hãy vạch mặt bọn Việt gian Việt Weekly làm tay sai cho nhà nước cộng sản”. Đây là một thể hiện của tự do ngôn luận. Ở xã hội này sẽ không có ai bắt bớ làm khó dễ gì những người muốn tự lên tiếng như thế cả. Nhưng điểm đáng nói ở đây là nội dung của biểu ngữ này gán ghép tội danh “Việt gian, làm tay sai” một cách không có chứng cớ, mà thực chất chỉ vì phản đối việc Việt Weekly về Việt Nam làm phóng sự và trong đó có phỏng vấn một số quan chức trong chính quyền. Tức là anh ta đã dùng quyền tự do ngôn luận của mình để kêu gọi sự giới hạn quyền tự do ngôn luận của một cơ quan báo chí. Thậm chí, trong ngôn từ của tấm biểu ngữ ngầm có một sự xúi giục và đe dọa nữa.
Phóng viên của Việt Weekly có mặt tại hiện trường tôn trọng tiếng nói đó, đến phỏng vấn anh ta và đăng tải trên báo. Anh ta đã từ chối lên tiếng trên Việt Weekly. Hỗ trợ phụ họa cho anh ta, là một vài người, trong đó có người hăm dọa đòi đánh cả phóng viên của Việt Weekly. Đám đông cũng bàng quan, không bênh, không cản, có vẻ muốn xem hai bên phản ứng ra sao.
Thực ra, nếu việc có ẩu đả xảy ra, cũng chắc cho vui thôi chứ sẽ không có thương tích nặng nề, bởi vì nhân viên giữ gìn an ninh trật tự hiện diện khá nhiều. Nhưng, chuyện mang tầm ý nghĩa quan trọng về sự kiện này là vấn đề “tự do ngôn luận” đã vô tình xảy ra trong một tình huống chồng chéo hội tụ quá oái ăm.
Quần chúng tập họp, dùng quyền tự do ngôn luận được hiến pháp công nhận của xã hội này để lên tiếng đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngôn luận cho người dân Việt Nam. Việt Weekly cho rằng mình cũng có quyền tự do ngôn luận để về Việt Nam phỏng vấn các nhân vật trong chính quyền về các vấn đề mà cộng đồng quan tâm. Một số người trong đám đông cũng dùng quyền tự do ngôn luận của mình để cáo buộc rằng, Việt Weekly là tay sai cho nhà nước cộng sản, và ngầm đòi hỏi Việt Weekly phải giới hạn quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách đừng làm như thế nữa.
Dĩ nhiên, tất cả, cũng chưa có ai làm điều gì vượt ra ngoài phạm vi “tự do ngôn luận” cả, trừ vụ đòi ẩu đả, nhưng đó cũng chỉ là chuyện nhỏ, không đáng kể, và có thể coi như là không có. Nhưng quả tình là ý niệm “tự do ngôn luận” đang bị làm rối lên một cách không gỡ được. Nếu không hiểu một cách tường tận và có một thái độ rốt ráo với ý niệm “tự do ngôn luận”, làm sao chúng ta có thể đấu tranh để đòi tự do ngôn luận cho ai được?
Vậy hãy thử từ từ gỡ rối xem sao...
Trước hết hãy bắt đầu bằng nhận định rằng, hiện nay tình hình Việt Nam đang phát triển nhanh về nhiều mặt từ văn hóa, kinh tế cho đến chính trị, mà ai cũng muốn biết. Nếu không cho báo chí về Việt Nam để giúp lấy thông tin mang lại cho người đọc, ai sẽ làm công việc này?
Đồng ý cho báo chí về, nhưng làm sao biết được báo chí không nhận tiền của nhà nước Việt Nam để giúp tuyên truyền cho những mục tiêu của họ? Câu hỏi này thực ra, dẫn tới vấn đề ai sẽ là người sẽ giám sát báo chí?
Tập thể giám sát báo chí đầu tiên hết là người đọc, tuy nhiên, người đọc rải rác và không có tổ chức, làm sao sự đánh động của của một vài cá nhân người đọc có thể được nhiều người biết đến?
Vì thế cho nên, báo chí phải có mục “diễn đàn bạn đọc.” Và phải thật sự tôn trọng nguyên tắc phản ánh tất cả những luồng ý kiến khác nhau. Bạn đọc nếu không đăng được ý kiến của mình trong một tờ báo này, vẫn có thể đăng được ở những tờ báo khác.
Tập thể thứ hai, có tổ chức hơn, có kiến thức hơn và có phương tiện hơn, là tập thể báo chí và truyền thông. Họ có thể tự giám sát lẫn nhau một cách có hiệu quả. Để làm được điều đó, họ nên can đảm truy hô, phê bình nhau khi cần thiết.
Những suy luận trên dẫn tới những tập quán báo chí mới đối với cộng đồng Việt Nam , đó là độc giả nên mạnh dạn lên tiếng, báo chí phải có bổn phận đăng tải, và báo chí nên mạnh dạn giám sát lẫn nhau. Một khi đã có một nền tảng sinh hoạt báo chí như thế, việc vào “đất địch” để làm thông tin, không có gì là đáng sợ nữa, bởi vì sẽ không có việc “nhận tiền” mà không bị “nhận diện.”
Chính vì vậy cho nên Việt Weekly đã đi tiên phong trong việc tạo diễn đàn, và cam kết đăng tải ý kiến từ mọi phía, kể cả phía chống đối Việt Weekly. Chỉ có một cam kết rốt ráo như vậy mới bảo đảm được sự khả tín và sự tồn tại của diễn đàn đó.
Trở lại với một số vấn đề cụ thể, Việt Weekly vào Việt Nam và chấp nhận sự giới hạn của nhà nước Việt Nam để vẫn có thể thu thập được một số thông tin mới mẻ. Khi có dịp quan sát hoặc phỏng vấn, luôn luôn chủ động đặt câu hỏi, và đặt câu hỏi từ quan tâm của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại. Những thông tin khai thác được trong những hoàn cảnh giới hạn như thế, dĩ nhiên là chưa phản ánh được mọi khía cạnh của vấn đề, nhưng ít nhất là mang lại cho người đọc gần với sự thật hơn.
Một số người có ý kiến rằng Việt Weekly đăng hình có tượng Hồ Chí Minh, cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm là có tính cách tuyên truyền cho cộng sản. Cụ thể đó là tấm hình chụp khuôn viên phòng tiếp khách, nơi phóng viên Việt Weekly phỏng vấn ông Nguyễn Lam Hồng của Ban Tôn Giáo địa phận Thừa Thiên Huế, khi hỏi về vấn đề Cha Lý hoặc hòa thượng Thích Quảng Độ. Nếu nhìn một cách khác, bức hình đó có thể nói lên nhiều điều, trong đó có việc Ban Tôn Giáo được nằm dưới sự dẫn đạo của chủ nghĩa cộng sản mà biểu tượng là cờ búa liềm.
Còn việc đăng bức hình cột cờ bên bờ sông Bến Hải có cần thiết hay không? Cần thiết ở chỗ, nó ghi lại được hiện thực cảnh quan của địa danh lịch sử cầu Hiền Lương và sông Bến Hải. Bài báo cốt trình bày một sự thật, dù là một sự thật làm khó chịu người đọc. Nhưng đừng gán ghép và nhầm lẫn trình bày sự thật của Việt Weekly với tuyên truyền. Tuyên truyền là khi cố ý nhồi nhét một thông điệp chính trị rõ rệt nào cho phía Việt Nam. Bài báo nếu nhìn kỹ, hoàn toàn không có không khí đó.
Một vấn đề được đặt ra nữa là tại sao trong khi các báo khác đăng tải hình cha Lý bị bịt miệng, mà không thấy Việt Weekly đăng tấm hình đó? Bộ Việt Weekly sợ Việt Nam hay sao? Không, hoàn toàn không đúng. Việt Weekly không sợ đăng tải những điều gì có tính cách phê bình chỉ trích nhà nước Việt Nam. Từ trước cho tới nay vẫn thế, thậm chí còn có nhiều bài chỉ trích một cách nặng nề nữa là khác. Thế nhưng, Việt Weekly đã chọn không đăng tấm hình đó, bởi vì, khi họp báo tại Hà nội, và phải trả lời câu hỏi về đề tài này, ông đại sứ Michael Marine đã khẳng định rằng những hành động gây náo động của cha Lý như thế nếu xảy ra tại một tòa án Mỹ, cũng sẽ phải chịu những đàn áp vũ lực để tái lập trật tự. Mặc dầu ông mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng tiếng nói trong tinh thần dân chủ và tự do ngôn luận của cha Lý, nhưng ông cũng không ủng hộ hành động của cha Lý tại tòa án. Việt Weekly đã có mặt tại cuộc họp báo đó, và đã nghe ông Marine nói những điều đó, Việt Weekly không thể đăng tải bức hình đó của cha Lý như biểu tượng của sự bức hại tự do ngôn luận được, bởi vì nó bất cân xứng. Đăng tấm hình đó trong ý nghĩa đó là đi ngược lại với lương tri của nhà báo. Biết một điều không thực mà vẫn đăng để kích động quần chúng là một việc không nên làm đối với vai trò của một nhà báo.
Tóm lại, chủ trương báo chí của Việt Weekly bắt nguồn từ những suy nghĩ về những nhu cầu của cộng đồng, và được thực hành nhằm để phục vụ tập thể người đọc và đồng thời nâng cao nền báo chí tại hải ngoại. Chỉ có khi nào cộng đồng hải ngoại dám theo đuổi nguyên tắc tự do ngôn luận và báo chí một cách triệt để, mới có hy vọng đòi hỏi được quyền tự do báo chí và ngôn luận cho đồng bào bên trong Việt Nam.ª

http://65.45.193.26:8026/cms/acct/vietweekly/issues/vw5n19/tuDoNgonLuan.html

----

"Chỉ có tự do ngôn luận mới thắng được độc tài!"
- Tai sao VW, tác giả bài viết KHÔNG lập một tờ báo với tôn chỉ trên ở VN mà lại làm ở hải ngoại, viết một cách lắt léo "trắng trắng đen đen, trộn lẫn nhiều thứ, gom góp vài mãnh phát biểu đó đây ... đánh đồng những mâu thuẫn về bản chất công/tội của người/sự việc", thiếu trung thực, để đưa độc giả đi hướng có lợi cho cs, cho tác giả, cho VW ???

- Đọc nhiều bài viết trên VW, nhìn hành động, độc giả có thể "nghi ngờ" "lập trường và phương pháp" của VW, của tác giả !!?? Lợi dụng tự do ngôn luận, tự do dân chủ ??? Đội mũ quốc gia, dân tộc (giống HCM) ??? Ngụy luận ???

- Hãy nhớ lại thời gian miền Nam trước 1975, có nhiều nhà báo, dân biểu làm nội gián, làm lợi, thân cộng, làm rối loạn chính quyền, xã hội miền Nam.

Làm gì có cái gọi là lập trường! Đó là nhân cách!

Làm gì có cái gọi là lập trường! Đó là nhân cách!
Vũ Xảo Trường Gian

Sau khi hàng trăm cá nhân trong cộng đồng người Việt ở Nam California cùng công bố sự bất bình của họ trong một buổi họp báo về việc Việt Weekly liên tục đăng tải những bài viết, trong đó ca tụng Hồ Chí Minh là một “thánh nhân”, phỉ nhổ chính thể Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, xuyên tạc ý kiến của ông Michael Marineđại sứ Hoa Kỳ để hạ thấp giá trị hành động phản kháng của Linh Mục Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa do Cộng Sản Việt Nam tổ chức để xử ngài tại Huế hôm 30 Tháng Ba, 2007,... Việt Weekly đã biện luận khá dông dài để bào chữa cho mình.


Theo Việt Weekly, việc ca tụng Hồ Chí Minh, phỉ nhổ chính thể Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam,... là ý kiến của ông Hà Văn Thùy. Việt Weekly đăng bài viết của ông Hà Văn Thùy vì nhóm chủ trương muốn biến Việt Weekly thành một “diễn đàn đa chiều”, sẵn sàng đăng tải phát biểu của những người có khuynh hướng khác nhau. Việt Weekly tự nhận là một tờ báo hiếm hoi trong làng báo tại hải ngoại đi theo khuynh hướng này và đã trung thành với chủ trương này từ khi ra đời cho đến giờ. Còn về việc xuyên tạc ý kiến của ông Michael Marine - đại sứ Hoa Kỳ nhằm hạ thấp giá trị hành động phản kháng của Linh Mục Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa do Cộng Sản Việt Nam tổ chức để xử ngài tại Huế hôm 30 Tháng Ba, 2007,... thì Việt Weekly khẳng định họ có mặt trong buổi họp báo tổ chức vào ngày 6 Tháng Tư, 2007, có ghi âm cẩn thận và đã ghi lại để mọi người cùng tham khảo.



Lối lập luận của Việt Weekly có nhiều điểm bất ổn.


1.- Tuy báo chí có thể và nên là “diễn đàn đa chiều” nhưng điều đầu tiên mà mỗi cơ quan truyền thông cần làm khi muốn tổ chức diễn đàn, đó là minh định yếu tố “diễn đàn”. Khi sử dụng bài của Hà Văn Thùy, Việt Weekly đã không làm điều này. Vì không làm điều này, người ta có thể xem đó là quan điểm của Việt Weekly.


Bên cạnh đó, cần nhớ rằng, “diễn đàn” của các cơ quan truyền thông luôn luôn có giới hạn nhất định. Ở đây, trong trường hợp Việt Weekly, “diễn đàn đa chiều” chỉ là một cách nói, không phải là lý do đủ vững để có thể chấp nhận việc bỗng nhiên chọn sử dụng bài viết của Hà Văn Thùy. Điều đó vô lý như đề cao, tranh đấu, bảo vệ cho tự do ngôn luận theo hướng giới thiệu các ý kiến cổ xúy thiên hạ “cướp, hiếp, giết”.


2.- Nghe thật kỹ phần ghi âm cuộc họp giữa đại sứ Michael Marine với báo giới tại Hà Nội mà Việt Weekly trưng ra như bằng chứng để bảo vệ mình, người ta không thấy đại sứ Michael Marine có bất kỳ lời nào, ý nào phê phán hành vi của Linh Mục Nguyễn Văn Lý trong phiên xử ngài. Do vậy, rõ ràng Việt weekly đã bịa đặt khi khẳng định đại sứ Michel Marine “không ủng hộ hành động của Cha Lý tại Tòa án”. Sau khi bịa đặt điều vừa kể, Việt Weekly đã tự phỉ nhổ chính mình khi giải thích “có mặt tại cuộc họp báo đó và đã nghe ông Marine nói những điều đó, Việt Weekly không thể đăng tải bức hình đó của Cha Lý như biểu tượng của sự bức hại tự do ngôn luận được, bởi vì nó bất cân xứng”. Giả sử thật sự đại sứ Michael Marine không tán thành hành động của Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại tòa án Cộng sản thì ông ta cũng chỉ là một cá nhân, Michael Marine không phải chân lý, không thể chỉ vì ông ta “không ủng hộ hành động của Cha Lý tại tòa án” mà Việt Weekly “không thể đăng tải”. Kiểu tư duy và kiểu hành xử (ăn theo, nói leo) đó là của bồi bút, không phải của kẻ cầm bút có lương tri.


Khi phê phán “đăng tấm hình đó trong ý nghĩa đó là đi ngược lại với lương tri của nhà báo. Biết một điều không thực mà vẫn đăng để kích động quần chúng là một việc không nên làm đối với vai trò của một nhà báo”, Việt Weekly tự nhận mình hàm hồ và thiển cận. Chính thực tế là bằng chứng rõ ràng nhất về giá trị của tấm hình. Quần chúng - đối tượng mà Việt Weekly cho là ngu độn, dễ bị kích động - đã nổi giận và Việt Weekly cuống cuồng phân bua “không phải là Cộng Sản”.


3.- Việt Weekly thường xuyên vỗ ngực ti toe về khát vọng trở thành “tiên phong” trong làng báo Việt ngữ ở hải ngoại. Tuy nhiên theo tiết lộ của ông Từ Vấn - tác giả bài “Sự việc Bài học khó thuộc của Hà Văn Thùy trên tuần báo Việt Weekly và vấn đề sử dụng bài trên các trang mạng điện tử” (đã đăng trên Diễn đàn điện tử Talawas: http://www.talawas.org, độc giả có thể xem lại trên Nhật Báo Người Việt ra ngày 20 Tháng Sáu, 2007) - bài viết “Bài học khó thuộc” không phải do Hà Văn Thùy viết cho Việt Weekly. Bài này được tác giả gửi cho Talawas để tham dự một cuộc tranh luận có chủ đề “Chiến tranh nhìn từ nhiều phía” và Talawas đã đưa lên Internet hôm 19 Tháng Năm, 2005 rồi Việt Weekly “chôm” để đăng lại trong số ra ngày 24 Tháng Năm, 2007.


Để trở thành “tiên phong”, Việt Weekly thường xuyên “chôm chỉa” bài vở của người khác, biến nó thành của mình theo kiểu như vậy (chỉ riêng trong số ra ngày 10 Tháng Năm, 2007, Việt Weekly chôm từ Talawas năm bài: “Việt Nam, con người từ những bóng ma - kỳ 2” của Nam Dao, “Quá khứ một thế hệ” của T. Vấn, “Báo chí, đạo đức và tự do cá nhân” của Đoàn Tiểu Long, “Những người đi tìm tổ quốc” của Trần Trung Đạo, “Phát triển và dân chủ” của Bruce Bueno de Mesquita và George W. Downs - bản chuyển ngữ tiếng Việt của Nguyên Trường. Khi sử dụng các bài này, Việt Weekly không ghi xuất xứ, không có lời tòa soạn, mặc nhiên xem nó là của mình).


Phải chăng Việt Weekly muốn định nghĩa lại cụm từ “diễn đàn đa chiều” theo hướng: Về bản chất, “diễn đàn đa chiều” là nơi để bày những sản phẩm “chôm chỉa”. Điều không ai làm nhưng chúng tôi thì dám (?)cho đến khi bị... lộ.


Nếu đúng, hậu sinh không còn khả úy. Đó là những kẻ khả ố hành xử theo kiểu: “Ở đời muôn sự của chung. Hơn nhau ở chỗ... ai dùng mà thôi”!


Thứ tư: Nhiều người cho rằng Việt Weekly là Cộng Sản nhưng kẻ viết bài này không tin điều đó. Cộng sản không non nớt như vậy!


Việt Weekly rất tự hào về việc đã phỏng vấn Võ Văn Kiệt. Đây là điều trước nay không cơ quan truyền thông nào của cộng đồng người Việt ở hải ngoại thực hiện được. Vì sao? Vì họ không thể “tiếp cận” lãnh đạo Đảng và chính quyền Cộng Sản. Giới này không thể “định hướng” được nội dung cuộc trao đổi với họ nên không chịu ngồi trả lời phỏng vấn. Võ Văn Kiệt nói riêng và lãnh đạo Đảng cũng như chính quyền Cộng Sản ở Việt Nam nói chung chấp nhận trả lời phỏng vấn của Việt Weekly vì hai bên có thể thỏa hiệp được với nhau.


Hãy lấy bài Việt Weekly phỏng vấn Võ Văn Kiệt đặt bên cạnh những bài mà báo chí Việt Nam phỏng vấn nhân vật này hoặc những bài mà nhân vật này đã viết, sẽ thấy không có gì mới. Cái đúng thì không mới còn cái mới thì không đúng. Công việc mà Việt Weekly đã làm với Võ Văn Kiệt không phải là “vấn”. Đó là sự phối hợp để tung hứng những nội dung mà giới lãnh đạo Đảng và chính quyền Cộng Sản muốn phổ biến đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại.


Không phải Cộng Sản và cũng không thể làm Cộng Sản, Việt Weekly chỉ muốn chứng tỏ thiện chí của mình với Cộng Sản, bởi Việt Weekly hy vọng sự hậu thuẫn của Cộng Sản về tài chính thông qua chuyện độc quyền quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam trên Việt weekly sẽ giúp Việt Weekly đủ tài lực trở thành “tiên phong” trong làng báo Việt ngữ ở hải ngoại. Đâu phải ngẫu nhiên mà Việt Weekly công khai tuyên bố với công chúng trước khi đi tham dự APEC tổ chức tại Hà Nội: “Sau chuyến đi Việt Nam về, Việt Weekly sẽ chuyển thành nhật báo!”


Nói báo Việt Weekly có “lập trường thân Cộng” là oan cho Việt Weekly. Việt Weekly chỉ là một cơ quan truyền thông duy lợi.


Trước đây, theo Việt Weekly, Nguyễn Quốc Lân vừa là một luật sư thuộc loại mạt hạng, vừa là tay sai thân tín của Trần Thái Văn. Thế nhưng mới đây, trên Việt Weekly số ra ngày 21 Tháng Sáu, Nguyễn Quốc Lân được Việt Weekly tâng bốc như một đại diện dân cử sáng suốt, hiểu thời cuộc (xin xem “Luật Sư Nguyễn Quốc Lân trả lời với đài BBC”). Vì sao vậy? Vì vào lúc này, Việt Weekly đang cần “phao”. Ý kiến mà Nguyễn Quốc Lân trả lời BBC (Theo tôi, muốn phát triển đất nước hay muốn sử dụng nguồn nhân lực là người Việt nước ngoài thì cả hai bên cần bỏ qua mọi chuyện quá khứ, dị biệt để nhìn đến quyền lợi chung của đất nước) được Việt Weekly “vồ” lấy để tán: “...Tiếng nói của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, đại diện cho những cử tri đã bỏ phiếu cho anh...” rồi lồng vụ chống Việt Weekly vào để bảo rằng “những thành phần thiểu số chống Cộng cực đoan hay hận thù đã bị chính người họ bỏ phiếu tín nhiệm phản bác lại”. Phải chăng khi nhân danh “tiên phong, hiện đại”, người ta có quyền ứng xử vô liêm sỉ và đó là bản sắc của cái gọi là “tự do ngôn luận tuyệt đối”?


Trước nay, trừ những bài “chôm chỉa có định hướng”, nội dung do nhóm chủ trương Việt Weekly thực hiện chỉ xoáy vào mạ lỵ cá nhân, “xui nguyên, giục bị”. Việt Weekly sẵn sàng bán tất cả miễn là có lợi. Hiểu điều đó nên Đảng và chính quyền Cộng Sản Việt Nam cũng chỉ cần dùng Việt Weekly như một công cụ để bôi bẩn, khiến từng thành viên trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại hoang mang vì tất cả mọi thứ có liên quan đến họ đều lố bịch, thảm hại.

http://www.vnfa.com/anews/0706_239.html

Họp báo công bố bản lên tiếng về báo Việt Weekly

Họp báo công bố bản lên tiếng về báo Việt Weekly
Ngày 15/06/2007 - Trích Người Việt online


Một nhóm nhân vật trong cộng đồng, trong đó có các nhà báo, nhà tranh đấu, dự trù họp báo vào Thứ Bảy tại hội trường báo Viễn Ðông để công bố bản lên tiếng chống lập trường bị xem là “thân Cộng” của tuần báo Việt Weekly. Mặt khác, tổng thư ký tòa soạn báo Việt Weekly khẳng định: “Chúng tôi không phải Cộng Sản!”

Một bức “Thư mời họp báo” do các ông Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Xuân Tùng và Trần Phong Vũ mang đến báo Người Việt cho biết nhóm này sẽ công bố một bản “Lên tiếng tố cáo lập trường thân Cộng và xuyên tạc lịch sử của tuần báo Việt Weekly.”

Bức thư mời cho rằng báo Việt Weekly đã “Tâng bốc chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản”, “Ðề cao... Hồ Chí Minh”, “Thóa mạ lý tưởng dân chủ, nhân quyền”, “Bịa đặt tin tức nhằm hạ thấp giá trị lịch sử, chính trị của bức hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bạo quyền Cộng Sản Việt Nam đấu tố và bịt miệng trước tòa án”, v.v...

Buổi họp báo sẽ diễn ra từ 1 giờ đến 4 giờ chiều, Thứ Bảy, ngày 16 Tháng Sáu, 2007.

Ðịa điểm của buổi họp báo là hội trường Nhật Báo Viễn Ðông, địa chỉ 14891 Moran Street, Westminster, CA 92683.

Nội dung bản lên tiếng, tuy sẽ chỉ được chính thức công bố chính thức sau buổi họp báo, nhưng trong những ngày qua đã được chuyền qua mạng Internet tới nhiều địa chỉ email và đăng trên các trang web.

Bản văn này mệnh danh là “Bản lên tiếng về ’lập trường thân Cộng’ của báo Việt Weekly”. Trong đó, bản văn rút ra cụ thể hai bài viết, một của tác giả Hà Văn Thùy, mang tựa đề “Bài học khó thuộc”, và một của tác giả Dốc Thượng, mang tựa đề “Chỉ có tự do ngôn luận mới thắng được độc tài”.

Trước lời tố cáo là có “lập trường thân Cộng”, ông Nguyễn Trường, bút hiệu Etcetera, tổng thư ký tòa soạn báo Việt Weekly, khẳng định với báo Người Việt: “Chúng tôi không phải Cộng Sản!”

Bài viết của tác giả Hà Văn Thùy bị tố cáo là có những lời lẽ tôn sùng Hồ Chí Minh, miệt thị Việt Nam Cộng Hòa, thậm chí “vinh danh khủng bố.” Bản lên tiếng trích một số đoạn trong bài viết của tác giả Hà Văn Thùy như:

Việt Nam “được sự hướng dẫn bởi Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa thế giới, một thánh nhân mang tầm vóc Ðế Nghiêu Ðế Thuấn”;

“Ðó là nền dân chủ què quặt và không vững bền bởi lẽ trên nó là chính quyền tham nhũng vừa là bù nhìn vừa là tay sai của ông giời con mũi lõ... Thảm họa Tháng Tư năm bảy lăm là số phận tất yếu của một chính quyền tay sai”;

“Sự kiện 11 Tháng Chín là cái giá đích đáng mà người Mỹ phải trả vì những gì họ đã gây ra cho thế giới”.

Bài viết của Dốc Thượng thì bị cho là đã, theo lời trong bản lên tiếng, “bịa đặt tin tức” về những lời phát biểu của Ðại Sứ Michael Marine trong một cuộc họp báo tại Việt Nam.

Bản lên tiếng trích bài viết của Dốc Thượng, trong đó tác giả này viết là Ðại Sứ Marine đã “khẳng định rằng những hành động gây náo động của cha Lý như thế nếu xảy ra tại một tòa án Mỹ, cũng sẽ phải chịu những đàn áp vũ lực để tái lập trật tự.”

Tuy nhiên, bản lên tiếng trích một bức thư email của nhân viên đại sứ quán gửi đến bà Jean Libby, ký giả báo VietAm Review, trong đó người nhân viên này viết, “Ngài đại sứ KHÔNG được hỏi về điều đó và vì thế không bình luận về phiên tòa xử cha Lý, hoặc cách hành xử của cha tại đây”, theo bản dịch tiếng Việt trong bản lên tiếng.

Ðược hỏi về sự khác nhau giữa tin đăng trên báo Việt Weekly và bức thư email của nhân viên đại sứ quán, ông Etcetera nói với báo Người Việt: “Ðiều gì đã đăng giấy trắng mực đen trên báo Việt Weekly, là có.”

Ông Etcetera đặt vấn đề với việc tin vào bức email thay vì tin vào bài viết của Dốc Thượng. Ông Etcetera không nói thêm chi tiết về vụ này và dành quyền trả lời trên báo của mình: “Tôi sẽ trả lời trên báo của tôi. Tôi sẽ không trả lời với những người đặt ngược tiền đề.”

Một trong những nhân vật đã ký tên vào bản lên tiếng là cựu Dân Biểu Nguyễn Lý Tưởng. Ông nói: “Tôi biết là đụng nhau với báo chí thì ai cũng ngán, nhưng lối của báo Việt Weekly không phải là chính nhân quân tử.”

Ông giải thích thêm: “Việt Weekly đã dùng con đường tự do ngôn luận để cho Cộng Sản trà trộn vào, trong khi mình tranh đấu không phải bạo lực mà chỉ để cái chính quyền đó phải thực thi nhân quyền cho người dân.”

Ông Nguyễn Chí Thiện cho biết, “Tôi rất phẫn nộ khi báo Việt Weekly lại đăng những lời lẽ xem Hồ Chí Minh như một thánh nhân mang tầm vóc Ðế Nghiêu Ðế Thuấn.”

Ngoài bản lên tiếng, tới nay đã thu góp được trên 100 chữ ký của nhiều nhân vật trong cộng đồng, còn có một “Bản lên tiếng phản đối tuần báo Việt Weekly” của các hội đoàn trong cộng đồng, đăng trên trang “Diễn đàn” báo Người Việt số ra hôm nay.

http://www.huongduong.com.au/article_1805.html?PHPSESSID=4d5

Những thông điệp cần phải hiểu

Những thông điệp cần phải hiểu
Monday, June 25, 2007


(Nhận định của VNCR 062707)


Cuộc biểu tình phản đối Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam Cộng Sản Nguyễn Minh Triết tại trước khách sạn St. Regis Monarch Beach Resort ở quận Cam hai ngày cuối tuần vừa qua đã là một thông điệp mạnh mẽ gởi cho chính phủ và đảng Cộng Sản Việt Nam, đó là trừ phi đảng Cộng Sản Việt Nam trả lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho 80 triệu dân Việt Nam, những nhà lãnh đạo Việt Nam đi đâu cũng sẽ bị săn đuổi như vậy. Cuộc biểu tình còn cho thấy sự đoàn kết của cộng đồng Việt Nam đối với những việc phải làm. Những kẻ môi giới để cho người Cộng Sản xâm nhập gây chia rẽ trong cộng đồng cũng cần nhìn và nghe những phản ứng của đồng hương trong cuộc biểu chống Nguyễn Minh Triết để bỏ đi những ý định thiếu lương thiện. Cộng đồng Việt Nam ở quận Cam có thể không đồng ý kiến với nhau về nhiều vấn đề, nhưng điều chắc chắn là hầu hết không chấp nhận Cộng Sản. Lý do dễ hiểu: tuyệt đại đa số đồng hương đều là những nạn nhân của Cộng Sản.

Lần đầu tiên, Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam Cộng Sản Nguyễn Minh Triết đến thăm một nơi gần thủ đô của người Việt tị nạn Cộng Sản nhất. Vậy mà trước ngày ông Triết lên đường, chưa bao giờ hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam lại tệ hại đến như vậy. Chính giới Hoa Kỳ cũng ngạc nhiên là sau khi chính phủ của Tổng Thống Bush bật đèn xanh để chấp nhận cho gia nhập tổ chức WTO, Hà Nội đã phản bội ngay bằng cách gia tăng việc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến, mở cuộc tấn công vào Tòa Tổng Giám Mục Huế, bắt giam và đưa ra tòa Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Hà Nội đã chuẩn bị cho chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết bằng cách bịt miệng Linh Mục Lý ngay trong phiên tòa. Ảnh chụp này đã được chuyển đi khắp thế giới và những ảnh hưởng của hình ảnh này là điều mà Hà Nội đã không lường trước được. Nó đã trở thành một trái bom nổ tung tại những diễn đàn chính trị và tôn giáo quốc tế. Cứ cho rằng Linh Mục Nguyễn Văn Lý lên tiếng phê phán chế độ vì việc bắt giữ ông là hành động phi pháp, thì đó cũng chỉ là một chuyện bày tỏ thái độ một cách bất bạo động. Một nhà nước tập trung quyền lực trong tay, một nhà nước độc đảng, độc tài như nhà nước Việt Nam thì sao lại vẫn phải sợ hãi tiếng nói của một tu sĩ đến như thế. Nếu mọi người nhìn kỹ lại bức hình chụp công an bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý thì sẽ thấy cái ác của cả một chế độ được thể hiện trong hành động bịt miệng vị tu sĩ đơn độc này. Ðôi mắt, cánh tay và bàn tay có luyện tập của tên công an mặc thường phục tuy bịt miệng Linh Mục Lý nhưng ở trong tư thế sẵn sàng bẻ gãy cổ vị tu sĩ này. Từ năm 1947 đến nay, theo lệnh của Hồ Chí Minh và đám môn đồ của ông ta sau này, đã biết bao nhiêu người bị bắt, bị bịt miệng và bị bẻ cổ như thế?

Những hình ảnh trên thực sự là một phản diện với những hình ảnh xuất hiện trên tuần báo Việt Weekly vài tháng trước đây mô tả những cuộc họp giữa Võ Văn Kiệt và nhóm chủ trương của tuần báo này. Nhưng quan trọng nhất vẫn là nội dung của cuộc gặp gỡ. Người ta có thể đọc được lời kêu gọi hòa hợp hòa giải của cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt. Vào năm 2006, vấn đề hòa hợp hòa giải không còn là điều cấm kỵ thảo luận trong cộng đồng Việt Nam nữa, nhưng hòa giải như thế nào mới là điều quan trọng. Trước hết, người đưa ra ý kiến hòa giải là một ông cựu thủ tướng Cộng Sản và đối tượng để hòa giải là khối người tị nạn đã vì những người như ông Võ Văn Kiệt mà phải bỏ nước ra đi tìm đường sống. Sau nữa là tư thế của ông Võ Văn Kiệt khi đưa ra vấn đề hòa hợp hòa giải. Tư thế của ông như thế nào? Có nói bao nhiêu, có xưng tụng bao nhiêu về nhân vật này cũng bằng thừa, bởi vì trước mắt, ông Võ Văn Kiệt vẫn còn là một cựu thủ tướng chưa hòa giải được ngay với đảng Cộng Sản của ông ta, chưa hòa giải được với những cựu đồng chí của ông ta như các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần... hoặc giới trẻ thuộc thế hệ trẻ sau này như Phương Nam Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Ðài, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân... huống chi là đối với những nhân vật bất đồng chính kiến không Cộng Sản như Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, Giáo Sư Ðoàn Viết Hoạt, Hòa Thượng Quảng Ðộ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, ông Nguyễn Ðình Huy. Ông Võ Văn Kiệt chưa hòa giải được với những người chống Cộng Sản ở gần ông thì làm sao ông với tới được cộng đồng người Việt ở hải ngoại mà hầu hết là những nạn nhân của đảng Cộng Sản đang cầm quyền tại Việt Nam.

Cho nên, vấn đề hòa giải mà cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đưa ra làm chúng tôi nhớ lại rằng, trong năm 1968, tức là vào dịp Tết Mậu Thân, Cộng Sản Hà Nội ra lệnh cho những đơn vị của họ vi phạm lệnh ngưng bắn do chính họ đưa ra mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy vào các thành phố miền Nam và thủ đô Sài Gòn. Cuộc tổng tấn công thất bại đã đành, nhưng cũng chẳng có nổi dậy. Ngược lại qua cuộc tổng tấn công, đường dây đặc công, giao liên và bọn nằm vùng Cộng Sản đã bị lộ nên bị phá nát. Cái thắng lợi duy nhất trước khi lực lượng Cộng Sản rút khỏi cố đô Huế là họ đã đập đầu, siết cổ và chôn sống gần 6,000 thường dân trong đó gồm cả những tu sĩ công giáo. Trong khi đó, hàng ngày, đám cán bộ tuyên truyền Cộng Sản vẫn ra rả hát những đĩa hát cũ là “chính sách 12 điểm hòa hợp hòa giải của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng miền Nam”, một công cụ chính trị và quân sự của Hà Nội. Khi phải nói tới hòa hợp hòa giải dân tộc trong bối cảnh máu lửa, giết chóc tàn bạo như trên, vị thế của các ông Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát lúc đó cũng giống như vị thế của ông Võ Văn Kiệt bây giờ. Chỉ có khác là hiện tại, ông Võ Văn Kiệt không còn chức và vấn đề ông đưa ra vào đúng dịp chính quyền Cộng Sản Hà Nội xuống tay đàn áp những người không cùng tiếng nói và quan điểm giống chính phủ và đảng Cộng Sản, giữa lúc hồ sơ nhân quyền của Hà Nội ngày một dày thêm.

Dư luận quốc tế bày tỏ sự ngạc nhiên là đúng lúc người Cộng Sản cần phải hòa dịu để cải thiện bộ mặt dân chủ, nhân quyền của họ thì họ lại gia tăng việc đàn áp những tiếng nói đối lập. Nhưng cộng đồng Việt Nam thì không ngạc nhiên. Sau 32 năm, họ đã trưởng thành, đã nhìn thấy được cái thật, điều giả, đâu là chính, đâu là tà. Nhiều đồng hương khi được hỏi đã bày tỏ một ý kiến rất xác đáng: ông Võ Văn Kiệt cũng như các ông thủ tướng Cộng Sản khác, họ không dại gì hòa hợp hòa giải với đối thủ khi họ còn nắm quyền, huống hồ với các nạn nhân Cộng Sản. Ðồng hương trong nước thì mỉa mai: “Các ông đầu sỏ Cộng Sản chỉ thích hòa giải với người Việt hải ngoại chứ không muốn hòa giải với dân đen trong nước. Lý do dễ hiểu: họ thích khối tiền gần 4 tỷ mà hàng năm những người Việt hải ngoại gởi về cho gia đình nay trở thành một thứ con tin trong tay nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Sản”.

Cuối cùng đài VNCR nhận định rằng, những điều kiện khách quan, chủ quan và bối cảnh trong nước chưa đủ chín mùi để đặt vấn đề hòa hợp hòa giải. Xin đừng vì một ít quyền lợi nhỏ nhen mà đứng ra làm môi giới cho việc giải quyết một vấn đề lớn lao như vậy của đất nước trong lúc mà Việt Nam còn thiếu tự do, dân chủ và nhân quyền, bởi vì làm như thế chỉ thêm gây chia rẽ trong cộng đồng này mà thôi.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=61768&z=12

Hòa hợp hòa giải?

Hòa hợp hòa giải?
Monday, June 25, 2007


Ðoàn Hợp

Khi ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng Việt Nam Cộng Sản, đặt vấn đề hòa hợp hòa giải trên tuần báo Việt Weekly là ông đã đụng chạm đến một nguyện vọng sâu xa của người Việt Nam không những ở hải ngoại mà còn ở trong nước. Người xưa thường nói làm việc gì thì cũng cần “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Những yếu tố quyết định sự thành công của một công việc như cổ nhân đã chiêm nghiệm cho đến nay vẫn còn nhiều giá trị. Chuyện này làm tôi nhớ lại thời gian xảy ra cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Khi Việt Cộng tấn công vào Sài Gòn và một số tỉnh khác ở miền Nam Việt Nam và sau khi cuộc tấn công thất bại và xảy ra chuyện Việt Cộng giết và chôn sống 6,000 người tại Huế thì hàng ngày trên các đài phát thanh Hà Nội và đài phát thanh Giải Phóng, nhà cầm quyền Cộng Sản ra rả kêu gọi thi hành “chính sách 12 điểm hòa hợp hòa giải dân tộc”. Sự nghịch lý đó là điều rất dễ nhận ra, vì người miền Nam Việt Nam qua cuộc tổng tấn công nhưng không có nổi dậy này đã thấy rõ cái mồi hòa hợp hòa giải dân tộc mà Cộng Sản đưa ra chỉ nhằm khích động những phần tử thân Cộng nổi dậy ngay trong lòng thủ đô Sài Gòn lúc đó. Nhưng cuộc nổi dậy đã không hề xảy ra. Ngược lại, đường dây nằm vùng và kinh tài Cộng Sản ở khắp nơi bị phá nát.

Cho nên, khi ông Võ Văn Kiệt đặt vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc trên một tuần báo ở Little Saigon vào lúc nhà cầm quyền Hà Nội thẳng tay đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, giữa lúc nạn tham nhũng hoành hành, giữa lúc Hà Nội đã kiểm soát toàn bộ Việt Nam trong 32 năm, nhưng bất cứ lúc nào cũng ngửa tay xin tiền nước ngoài, ông Kiệt đã viết một câu chuyện khôi hài đen trong một cộng đồng mà hầu hết là những nạn nhân của chế độ Cộng Sản. Không những thế, ông còn đòi cho những người Cộng Sản hiện nay một vị trí yêu nước. Thật ra thì không ai cấm được ông đòi như thế. Nhưng ông cũng thừa biết rằng khi có những người Cộng Sản yêu nước, chẳng hạn như các ông Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần... và những người trẻ thuộc thế hệ sau này như Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình, Phương Nam Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân và rất nhiều người khác nữa lên tiếng đòi làm sạch chế độ, làm sạch chính quyền hoặc lên tiếng phản đối những hành động đàn áp, chà đạp nhân quyền thì họ vẫn bị coi như là kẻ thù của chính quyền.

Nếu ngay từ thời ông Võ Văn Kiệt còn ngồi ở ghế thủ tướng Việt Nam Cộng Sản mà ông đưa ra vấn đề hòa hợp hòa giải kèm theo những biện pháp triệt để diệt trừ tham nhũng, triệt để loại bỏ những viên chức lãnh đạo lạm quyền, ăn hối lộ, đục khoét ngân sách quốc gia, những kẻ làm giàu phi pháp, làm giàu bằng mồ hôi của công nhân, nông dân Việt Nam, cho dân tự do ngôn luận, tự do báo chí, thiết lập được hệ thống tư pháp sạch sẽ và độc lập, thì vấn đề ông ta đưa ra bây giờ lại được nhìn một cách khác. Ðàng này, dưới thời ông Kiệt làm thủ tướng, vẫn không có sự kiện nào hay ho hơn tình hình hiện nay tại Việt Nam. Lúc có quyền trong tay, ông không có những món quà thích đáng bước trước để nói về hòa hợp hòa giải, thì nay ông không cầm quyền nữa, liệu ông có thể hòa hợp hòa giải với những kẻ thù ông tại Việt Nam được không? Ông có thể hòa giải với chính nhân dân Việt Nam trong nước được không? Trong số những ý kiến về lời kêu gọi hòa hợp hòa giải của ông Võ Văn Kiệt trên tờ Việt Weekly, được gởi ra từ Việt Nam có nhiều ý kiến bày tỏ sự ngạc nhiên là ông Kiệt chỉ thích nói chuyện hòa hợp hòa giải với người Việt Nam ở hải ngoại, còn lại thì ông chẳng cần hòa hợp hòa giải ngay với người dân trong nước.

Người kế nhiệm ông Võ Văn Kiệt có khá hơn không? Báo chí nước ngoài và tại Việt Nam mô tả Thủ Tướng Việt Nam Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng là người trẻ tuổi nhất trong hàng thủ tướng từ trước đến nay. Ông biểu diễn màn nhượng bộ Tòa Thánh Vatican, rồi ông vui vẻ đón tiếp phái đoàn Vatican thăm Việt Nam, ông chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết để cho thuận buồm xuôi gió. Nhưng rồi đột nhiên, Tòa Tổng Giám Mục Huế bị tấn công, Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bắt và bị đưa ra tòa. Vị tu sĩ này lên tiếng phản đối việc bắt giữ ông trái phép và bị bịt miệng. Bức hình chụp cảnh này trở thành một tượng của các hành động phi nhân của nhà cầm quyền Cộng Sản, trong đó có hệ thống tòa án thiếu độc lập, thậm chí trở thành một công cụ tồi của chính quyền Cộng Sản. Một chế độ tập trung quyền hành trong đó chính phủ có đủ các phương tiện bạo lực, chuyên chính như Việt Nam hiện nay mà sao một tòa án phải sợ những lời phản đối của một tu sĩ như thế?

Các nhà phân tích, các nhà chính trị, những nhà hoạt động cho quyền con người đã phải thực sự lúng túng trước hành động bất ngờ này của một cường quyền như cường quyền tại Việt Nam. Cuối cùng, người ta đành phải nhìn vào chi tiết của bức hình để nhận ra hành động của nhân viên an ninh chìm: hành động của hắn giống như hành động sẵn sàng bẻ cổ Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Bức hình bộc lộ sự ác độc của một chế độ đã ngự trị trên đất nước Việt Nam từ năm 1947 tới nay, một chế độ đã gây ra bao nhiêu cái chết của lương dân và những người yêu nước qua cuộc giết hại các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Ðảng cũng như các đảng phái quốc gia khác, qua cuộc thanh trừng chính những người đã đóng góp cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà điển hình là cuộc đấu tố ruộng đất, qua việc bức tử và đưa vào tù những người yêu nước đã sát cánh với Hồ Chí Minh điển hình là vụ Nhân Văn và Giai Phẩm, qua sự dối trá và lừa bịp điển hình là nguyên tắc “Ðảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ”. Ngày nay, sự dối trá ấy vẫn còn được đảng Cộng Sản nguy trang bằng “đổi mới kinh tế, đổi mới tư duy”.

Trước đây, nhiều người Việt Nam đã tin rằng, một vài thay đổi từ những năm cuối của thập niên 80 sẽ là một luồng gió mới thổi vào Việt Nam. Thực tế, đã có một số thay đổi tại Việt Nam, nhưng đã 2 thập niên rồi, sự thay đổi ấy không tạo nổi một luồng gió mát mà chỉ tạo ra những cơn cuồng phong của gió Lào, thứ gió mang những khối lửa phà vào mặt mọi người mà người Quảng Trị từng biết. Tôi không phải là người thủ cựu, chống Cộng một cách cực đoan, thấy cái gì mà Cộng Sản làm đều xấu cả. Tôi cũng chẳng phải là người thích hay ủng hộ những nhà chính trị, những nhà hoạt động cộng đồng có đầu óc thiển cận... nhưng tôi nghĩ rằng, một người như ông Võ Văn Kiệt không đủ uy tín và tư thế nói đến chuyện lớn lao này. Ông chẳng có được miếng trầu nào để làm đầu câu chuyện, cũng chẳng có địa lợi, nhân hòa và thời thì cũng đã hết ở tuổi của ông.

Chúng tôi ở phía những người bại trận, phải rời bỏ đất nước để làm những người Việt Nam lưu vong. Nhưng ngày nay, hàng năm chúng tôi đã có thể gởi về quê hương gần 4 tỷ Mỹ Kim, con cái chúng tôi đã trở thành công dân của một đất nước tự do và dân chủ so vào bậc nhất thế giới, đã có một quan niệm rất rõ rệt về tự do, dân chủ và nhân quyền, những hội đoàn bác ái và thiện nguyện ở đây đã đóng góp phần khá lớn vào việc làm giảm những đau khổ của một xã hội mà chênh lệch giàu nghèo quá lớn do chính quyền Cộng Sản tạo ra... chẳng ai dại gì chấp nhận kiểu hòa giải mà những người Cộng Sản đưa ra hồi Tết Mậu Thân. Những đảng viên Cộng Sản như ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Nguyễn Minh Triết thực hiện những hành động ve vãn cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, nói ra những lời hoa mỹ, tâng bốc họ, nhưng đồng thời các ông vẫn tiếp tục nhốt nhân dân Việt Nam, những đồng hương của chúng tôi trong những nhà tù vĩ đại ở Việt Nam.

Việc công an nửa khuya đến nhà bắt người đem đi thủ tiêu hay đẩy vào hàng ngàn nhà tù không được xét xử như thập niên 80 được thay thế bằng việc bắt bớ có chuẩn bị dư luận và bị đưa ra tòa với tội danh ngụy tạo, có luật sư biện hộ, nhưng bản án thì đã được định trước như hiện nay, không có gì khác nhau cả. Vẫn chỉ là vu cáo, ngược ngạo, sử dụng bạo lực một cách trí trá nhằm dập tắt những chính kiến ngược lại với nhà cầm quyền mà thôi. Bằng chứng hùng hồn nhất là việc Hà Nội bắt giữ Nguyễn Vũ Bình và kết tội gián điệp. Trong một xứ mà đảng cầm quyền là đảng Cộng Sản, một người bị kết tội gián điệp tất khó có ngày ra tù. Nhưng chỉ vài năm sau, dưới áp lực của Hoa Kỳ, Hà Nội phải thả Nguyễn Vũ Bình. Một nền tư pháp như thế tất không thể tạo niềm tin được cho ai, ngoài việc làm công cụ cho chính quyền để đàn áp người dân thấp cổ, bé miệng. Một đất nước mà nền tư pháp và lập pháp chỉ là công cụ cho hành pháp, thì chính quyền ấy là một tai họa cho người dân. Cho nên, khi được hỏi ý kiến, nhiều người Việt tị nạn tại Little Saigon cho rằng chẳng qua, vì đã không còn quyền lực, ông Võ Văn Kiệt đã viết chuyện khôi hài đen, chọc mà không cười được trên tuần báo Việt Weekly.

Riêng cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng ông Võ Văn Kiệt đã không có thiên thời, địa lợi và nhân hòa để đưa ra lời kêu gọi hòa hợp hòa giải mà ông còn phạm phải một lầm lỗi là đã dùng một tuần báo ít quan tâm đến những vấn đề như vấn đề mà ông đưa ra để làm phương tiện. Chủ trương của tờ tuần báo này là tin đường phố, “xui nguyên, giục bị” cốt tạo dư luận trong cộng đồng để bán báo. Ðột nhiên, cô tổng thư ký hay gì gì đó về Việt Nam, khi trở lại Mỹ viết vài bài báo để chứng tỏ rằng cô ấy không sợ những dư luận bảo thủ trong cộng đồng Việt Nam ở quận Cam. Vâng, chả có gì đáng sợ đối với quan điểm chống Cộng bảo thủ và cực đoan, vì tự nó đã không gây được ảnh hưởng gì trong thời đại tin học ngày nay nữa. Chứ có gì ghê gớm đâu? Nhưng đến khi hình ảnh ông Võ Văn Kiệt xuất hiện trong buổi phỏng vấn với nhóm chủ trương tuần báo Việt Weekly thì dư luận bắt đầu chú ý, không phải vì hình ảnh mà là chú ý đến nội dung, trong đó những câu hỏi cho thấy cuộc phỏng vấn không được cân bằng. Nếu tôi nói ra thì sợ là các tác giả cuộc phỏng vấn cho là bắt bẻ, bới lông tìm vết, nhưng quí vị cứ thử đọc lại những bài in trên tuần báo này về chuyện hòa hợp hòa giải của ông Võ Văn Kiệt để đánh giá. Cho đến khi tờ tuần báo này không đăng tải bức hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý chỉ vì một lời nhận định về Linh Mục Lý của Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Marine tại Việt Nam thì mọi việc trở thành sắc nét. Việc kiểm duyệt, không cho đăng tải bức hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý chỉ vì nhận định của một đại sứ Hoa Kỳ không liên can gì đến chủ trương tờ báo của mình, khiến cho cộng đồng đánh dấu hỏi liệu điều ấy có có phù hợp với một người làm báo chuyên nghiệp, độc lập hay không. Riêng bài báo nhan đề “Bài học khó thuộc” của ông Hà Văn Thùy trong chuyên mục “Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Nhiều Phía” là diễn đàn của Talawas năm 2005, không phải là diễn đàn của Việt Weekly năm 2007. Rút một bài trong toàn bộ một diễn đàn chuyên mục của một website đã được đưa ra từ lâu để đặt sang tờ báo của mình, lại không được phép, không nằm trong mục diễn đàn là một việc làm nguy hiểm, nhất là bài báo đó lại là một bài mà cộng đồng coi là một điều lăng mạ và thách thức họ.

Cho nên, muốn nói gì thì nói, muốn tranh luận cách nào đi nữa, những diễn tiến trên tuần báo Việt Weekly trước khi bài “Bài học khó thuộc” xuất hiện là những dữ kiện khiến nhiều người Việt Nam trong cộng đồng này phải suy nghĩ và phải đối phó.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=61704&z=12