Thursday, June 21, 2007

Có tiền mua tiên cũng được

Có tiền mua tiên cũng được


Lê Hùng Bruxelles.


Trong một xã hội thiếu hẳn luật pháp như Việt nam hôm nay, chúng ta thấy gì ?. Cán bộ thì hạch sách hối lộ nhân dân. Chính quyền thì ăn trộm tiền bạc công quỷ. Và Đảng thì bày đủ chiến thuật cho chuyện bao che và cải chày cải cối, rút tiền mua chuộc tài phiệt ngoại quốc. Đã hơn 3 năm, cả thế giới đều nghe vụ PMU 18, và tôi xin trích dẫn sơ lược sau đây :


Trích báo Pháp luật Việt cộng trong nước.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/03/25/ReviewDomesticPress_NNguyen/

http://vietnamnet.vn/xahoi/phapluat/2006/01/533983/

http://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_PMU_18

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?TopicID=104

http://www.thanhnien.com.vn/Phapluat/2006/4/15/145398.tno

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?TopicID=545


TGĐ Bộ GTVT lấy đâu ra 1,8 triệu USD chơi cá độ?

14:20' 18/01/2006 (GMT+7)

Mới đây, trong báo cáo của Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ về việc khám phá các đường dây tiêu cực trong bóng đá, thượng tướng Lê Thế Tiệm, thứ trưởng Bộ Công an đã báo cáo về đường dây cá độ quốc tế do Bùi Quang Hưng cầm đầu.

>> Tổng Giám đốc PMU18 – Con bạc triệu đô
>> Dư luận về việc một Tổng Giám Đốc cá độ 1,8 triệu USD/tháng
>> Tổng giám đốc cá độ 1,8 triệu USD là ai?
>> Bộ Giao thông truy tìm Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng
>> Người cá độ 1,8 triệu USD/tháng: Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng
>> Vụ 22 công an đánh bạc: Một người là trùm cá độ
>> Hà Nội: Bắt quả tang 20 công an đánh bạc


Tùng Duy - Phùng Sưởng (Theo Tiền Phong)



Bộ GTVT sẽ đình chỉ công tác ngay khi biết rõ cán bộ cá độ

Ngày 17/1/2006, Bộ GTVT đã có văn bản chính thức về việc có thông tin liên quan đến một cán bộ của Bộ GTVT tham gia cá độ.

Theo đó, sáng 17/1/2006, Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình đã chỉ đạo Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho rà soát trong hàng ngũ Tổng GĐ của các Tổng Cty, Cty và các Ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT đồng thời làm việc ngay với Cơ quan Cảnh sát điều tra- Bộ CA xin cung cấp thông tin để Bộ GTVT có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong ngày 17/1/2006, ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức- Bộ GTVT đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo cơ quan Cảnh sát điều tra-Bộ CA. Vào cuối giờ chiều qua, Bộ GTVT đã soạn thảo văn bản để hôm nay (18/1/2006) gửi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đề nghị cho biết thông tin chính thức liên quan đến cán bộ thuộc Bộ GTVT.

Thông báo này cũng nêu rõ: Quan điểm của Bộ GTVT là đề nghị cơ quan công an làm rõ, xử lý nghiêm minh cho dù người đó là ai. Ngay khi có thông tin chính thức từ phía cơ quan công an về danh tính của cán bộ tham gia cá độ, Bộ GTVT sẽ đình chỉ công tác ngay cán bộ này và sẽ có các biện pháp xử lý tiếp theo theo đúng thẩm quyền.


Thứ Năm, 23/11/2006, 09:29 (GMT+7)

Tìm người thay thế trưởng ban chuyên án vụ PMU 18

Ngày 22-11, Tổng cục Cảnh sát công bố quyết định nghỉ hưu với thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14). Ông Quắc đang là Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và là Trưởng ban chuyên án vụ PMU 18.

Theo quyết định của Thủ tướng, từ 1-12, tướng Quắc không giữ cương vị Trưởng ban chuyên án vụ PMU 18; đồng thời bàn giao công việc tại Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) cho người kế nhiệm.

Theo nguồn tin của riêng, Bộ Công an đang tìm người thay thế ông Phạm Xuân Quắc để tiếp tục chỉ đạo điều tra mở rộng vụ tiêu cực tại PMU 18.



Thứ Bảy, 13/01/2007, 04:08 (GMT+7)

Vụ PMU18: đề nghị truy tố 6 bị can chạy án

TT (Hà Nội) - Ngày 12-1, nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã kết thúc điều tra mảng chạy án trong vụ tham nhũng, tiêu cực xảy ra tại Ban quản lý các dự án 18 (PMU18, Bộ GTVT).

Theo đó, cơ quan điều tra dự kiến chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố các bị can Bùi Tiến Dũng (nguyên tổng giám đốc PMU18), Vũ Mạnh Tiên (nguyên phó văn phòng PMU18), Lương Mạnh Hoa (nguyên lái xe của Bùi Tiến Dũng), Nguyễn Mậu Thôn (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoa Việt), Tôn Anh Dũng (phó giám đốc Công ty cổ phần Thái Bình Dương) về hành vi đưa hối lộ; riêng Nguyễn Đình Toản (nguyên trung tá, phó trưởng Công an phường Ngã Tư Sở, Đống Đa) bị đề nghị truy tố về hành vi môi giới hối lộ.

Đến nay, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi chạy án của Bùi Tiến Dũng. Cụ thể, sau khi Bùi Quang Hưng (nguyên lái xe Phòng CSGT - Công an Hà Nội) bị bắt, do lo sợ bị lộ tẩy việc tham gia cá độ bóng đá quốc tế với Hưng, Bùi Tiến Dũng đã đưa cho một số cá nhân tổng số 59.500 USD và 550 triệu đồng để nhờ chạy tội theo nhiều hướng. Trong đó, Dũng chỉ đạo hai cấp dưới là Vũ Mạnh Tiên và Lương Mạnh Hoa liên hệ và đón Tôn Anh Dũng (Dũng “Huế”) từ Huế ra Hà Nội, ở tại khách sạn Guoman trên đường Lý Thường Kiệt. Tại đây, Tiên và Hoa đã giao cho Dũng “Huế” số tiền 30.000 USD của Bùi Tiến Dũng.

Sau khi cầm tiền, Dũng “Huế” tổ chức một bữa cơm tại khách sạn Melía trên đường Lý Thường Kiệt, mời thiếu tướng Cao Ngọc Oánh (khi đó là thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an, có quen biết Dũng từ khi ông Oánh còn ở Công an tỉnh Bình Trị Thiên), ông Nguyễn Văn Lâm (khi đó là phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) và một số cán bộ khác. Trong bữa ăn, có người đề cập đến vụ án đánh bạc của Bùi Quang Hưng như một sự kiện thời sự nóng, tuy nhiên không có sự nhờ vả can thiệp nào đưa ra đối với tướng Cao Ngọc Oánh.

Bùi Tiến Dũng cũng nhờ Nguyễn Mậu Thôn dùng số tiền 500 triệu đồng Dũng cho vay trước đây để chạy án. Nguyễn Mậu Thôn có đứng ra mời một số người dùng cơm thân mật tại một nhà hàng nhưng ý định không thành. Biết bị lộ, trước hôm bị bắt, Thôn đã nộp lại cơ quan công an số tiền 500 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đình Toản được Bùi Tiến Dũng đưa 9.500 USD và 50 triệu đồng để nhờ tìm giúp người trong ngành công an có thể chạy tội cho Dũng. Ông Toản đã chủ động nộp lại cho cơ quan điều tra một phần số tiền trên.

Khép lại mảng chạy án trong vụ PMU18, cơ quan điều tra chưa làm rõ được thực tế đâu là những đích đến của toàn bộ các “nhánh” chạy án trên.

MINH QUANG


Thứ Bảy, 09/12/2006, 00:13 (GMT+7)


Thứ Ba, 05/12/2006, 09:19 (GMT+7)

Tiếp tục tạm giam ông Nguyễn Việt Tiến


VKSND Tối cao vừa gia hạn tạm giam lần thứ 2 với ông Nguyễn Việt Tiến (nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải). Việc này tạo điều kiện để cơ quan điều tra xác minh, làm rõ các sai phạm của ông Tiến, theo yêu cầu trước đó của VKSND Tối cao.

Theo nguồn tin của chúng tôi, gia đình ông Nguyễn Việt Tiến đang cùng luật sư chuẩn bị thủ tục xin bảo lãnh cho ông Tiến được tại ngoại trong quá trình điều tra.

Trước đó, gia đình ông Tiến đã gửi đơn tới lãnh đạo Bộ Công an và một số cơ quan chức năng đề nghị xem xét không áp dụng biện pháp bắt tạm giam với nguyên thứ trưởng. Tuy nhiên, việc này không được chấp nhận do vụ án đang có những diễn biến mới, cần áp dụng biện pháp ngăn chặn với ông Tiến.

Liên quan những dấu hiệu tham ô, rút ruột công trình tại một số dự án do PMU 18 được giao quản lý, giữa tháng 10, VKSND Tối cao yêu cầu cơ quan điều tra phải khẩn trương làm rõ, xác định trách nhiệm của những người liên quan. Trong đó, tập trung xác minh hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của nguyên tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng và ông Nguyễn Việt Tiến.

Ngày 4-4, ông Tiến bị cơ quan điều tra bắt tạm giam, khám xét nhà riêng và nơi làm việc về tội cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước. Tháng 8, hết thời gian tạm giam, VKSND Tối cao đã phê chuẩn đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, gia hạn tạm giam lần thứ nhất 4 tháng đối với nguyên thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến.

Theo một nguồn tin, cơ quan điều tra đang gặp khó khăn trong việc củng cố chứng cứ để định tội bị can nguyên là thứ trưởng này.


Thứ Bảy, 13/01/2007, 04:08 (GMT+7)

Vụ PMU18: đề nghị truy tố 6 bị can chạy án

TT (Hà Nội) - Ngày 12-1, nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã kết thúc điều tra mảng chạy án trong vụ tham nhũng, tiêu cực xảy ra tại Ban quản lý các dự án 18 (PMU18, Bộ GTVT).

Theo đó, cơ quan điều tra dự kiến chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố các bị can Bùi Tiến Dũng (nguyên tổng giám đốc PMU18), Vũ Mạnh Tiên (nguyên phó văn phòng PMU18), Lương Mạnh Hoa (nguyên lái xe của Bùi Tiến Dũng), Nguyễn Mậu Thôn (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoa Việt), Tôn Anh Dũng (phó giám đốc Công ty cổ phần Thái Bình Dương) về hành vi đưa hối lộ; riêng Nguyễn Đình Toản (nguyên trung tá, phó trưởng Công an phường Ngã Tư Sở, Đống Đa) bị đề nghị truy tố về hành vi môi giới hối lộ.

Đến nay, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi chạy án của Bùi Tiến Dũng. Cụ thể, sau khi Bùi Quang Hưng (nguyên lái xe Phòng CSGT - Công an Hà Nội) bị bắt, do lo sợ bị lộ tẩy việc tham gia cá độ bóng đá quốc tế với Hưng, Bùi Tiến Dũng đã đưa cho một số cá nhân tổng số 59.500 USD và 550 triệu đồng để nhờ chạy tội theo nhiều hướng. Trong đó, Dũng chỉ đạo hai cấp dưới là Vũ Mạnh Tiên và Lương Mạnh Hoa liên hệ và đón Tôn Anh Dũng (Dũng “Huế”) từ Huế ra Hà Nội, ở tại khách sạn Guoman trên đường Lý Thường Kiệt. Tại đây, Tiên và Hoa đã giao cho Dũng “Huế” số tiền 30.000 USD của Bùi Tiến Dũng.

Sau khi cầm tiền, Dũng “Huế” tổ chức một bữa cơm tại khách sạn Melía trên đường Lý Thường Kiệt, mời thiếu tướng Cao Ngọc Oánh (khi đó là thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an, có quen biết Dũng từ khi ông Oánh còn ở Công an tỉnh Bình Trị Thiên), ông Nguyễn Văn Lâm (khi đó là phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) và một số cán bộ khác. Trong bữa ăn, có người đề cập đến vụ án đánh bạc của Bùi Quang Hưng như một sự kiện thời sự nóng, tuy nhiên không có sự nhờ vả can thiệp nào đưa ra đối với tướng Cao Ngọc Oánh.

Bùi Tiến Dũng cũng nhờ Nguyễn Mậu Thôn dùng số tiền 500 triệu đồng Dũng cho vay trước đây để chạy án. Nguyễn Mậu Thôn có đứng ra mời một số người dùng cơm thân mật tại một nhà hàng nhưng ý định không thành. Biết bị lộ, trước hôm bị bắt, Thôn đã nộp lại cơ quan công an số tiền 500 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đình Toản được Bùi Tiến Dũng đưa 9.500 USD và 50 triệu đồng để nhờ tìm giúp người trong ngành công an có thể chạy tội cho Dũng. Ông Toản đã chủ động nộp lại cho cơ quan điều tra một phần số tiền trên.

Khép lại mảng chạy án trong vụ PMU18, cơ quan điều tra chưa làm rõ được thực tế đâu là những đích đến của toàn bộ các “nhánh” chạy án trên.



Thứ Bảy, 03/02/2007, 02:16 (GMT+7)

Vụ PMU18: yêu cầu làm rõ đích đến của các đối tượng “chạy án”

TT (Hà Nội) - Hôm qua 2-2, tin từ Viện KSND tối cao cho biết cơ quan này đã trả hồ sơ mảng “chạy án” trong vụ án PMU18. Trước đó, công an đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố sáu bị can với tội danh “đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ”. Riêng mảng đánh bạc và tổ chức đánh bạc, Viện KSND tối cao cũng đã trả hồ sơ để cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ


Viện KSND tối cao cho rằng lời khai của các bị can trong vụ án có nhiều mâu thuẫn; chứng cứ, tài liệu để buộc tội các bị can còn yếu, đặc biệt là chưa làm rõ đích đến của các đối tượng định “chạy án”. Do đó, kết quả điều tra chưa thể đủ căn cứ truy tố Bùi Tiến Dũng, Vũ Mạnh Tiên, Tôn Anh Dũng, Lương Mạnh Hoa về tội đưa hối lộ và Nguyễn Đình Toản, Nguyễn Mậu Thôn về tội làm môi giới hối lộ.

Về khoản tiền 500 triệu đồng Bùi Tiến Dũng đã chi cho Nguyễn Mậu Thôn, Viện KSND tối cao yêu cầu cơ quan điều tra cần làm rõ đây là số tiền cho vay hay số tiền đưa để “chạy án”; đồng thời làm rõ về khoảng thời gian bị can Nguyễn Đình Toản (nguyên phó trưởng Công an phường Ngã Tư Sở) nhận tiền của Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Mậu Thôn. Ngoài việc đưa tiền, Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Đình Toản đã gặp nhau như thế nào để trao đổi việc “chạy án”.

Viện KSND tối cao còn yêu cầu phải làm rõ số tiền các bị can nhận của Bùi Tiến Dũng đã được chuyển đến tay ai chưa? Nếu có thì các bị can đã liên hệ với ai? Số tiền Bùi Tiến Dũng sử dụng đưa hối lộ “chạy án” được lấy từ đâu?...

Vì không đủ giấy mực mà trích dẫn cho hết chuyện tham nhũng trong bộ máy Việt cộng, nên tôi xin ngừng trích. Nhưng vừa hôm qua lại có tin do BBC chuyễn tải sau đây :


Thứ Hai, 28/05/2007, 18:22 (GMT+7)

WB: "Không có bằng chứng tham nhũng tại PMU 18"


TTO - Chiều nay (28-5), Bộ GTVT và Văn phòng quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đã họp báo tại Hà Nội công bố Kết quả đánh giá chi tiết việc thực hiện dự án Giao thông Nông thôn 2 (RTP2) và dự án Nâng cấp hệ thống đường bộ (RNIP) Việt Nam. Kết luận: không có bằng chứng về sự gian lận hay tham nhũng của cán bộ PMU 18.

Đánh giá này chỉ ra những thiếu sót trong việc kiểm soát quản lý một cách minh bạch và có trách nhiệm, ví dụ như thiếu hệ thống kế toán thống nhất. Một số dấu hiệu bất thường chủ yếu diễn ra ở các Ban Quản lý dự án của các tỉnh tham gia dự án như: đơn rút vốn có thông tin chưa chính xác; thời gian thanh toán quá dài; các hành vi làm sai lệch, chưa tuân thủ đầy đủ thủ tục của Ngân hàng Thế giới và gây ảnh hưởng đối với việc trao hợp đồng...

Đánh giá cũng cho rằng chất lượng thi công một số hạng mục công trình nhìn chung chưa đạt đúng tiêu chuẩn, đặc biệt là trong dự án Giao thông nông thôn 2. Một số sai sót, yếu kém trong thủ tục đấu thầu, quản lý tài chính, thực hiện dự án ở các mức độ khác nhau ở mỗi cấp quản lý.

Ông Martin Rama, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Đánh giá đã chỉ ra các yếu kém về hệ thống trong việc thực hiện hai dự án RPT2 và RNIP. Chúng tôi sẽ không tuyên bố đấu thầu sai quy định và không yêu cầu phải điều tra thêm. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới vẫn bảo lưu khả năng đó trong tương lai. Nhưng chúng tôi thấy cần phải rút ra bài học từ đánh giá này.”

Hợp tác giữa WB và Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo tinh thần Chiến lược Hợp tác quốc gia giai đoạn 2007 - 2011 mới được phê chuẩn hồi đầu năm nay.

Những cột mốc trong quá trình hợp tác gần đây và sắp tới bao gồm: Hiệp định về dự án GTNT 3 ký ngày 17/5/2007; thương thảo về Chương trình Tín dụng Xoá đói giảm nghèo lần thứ 6 ngày 21/5/2007; Phê duyệt Dự án cải thiện Cơ sở hạ tầng Giao thông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; Hội nghị Tư vấn Nhóm các Nhà tài trợ giữa kỳ ngày 01/6/2007 sẽ do Chính phủ và WB đồng chủ trì và một loạt các khoản vay ưu đãi trị giá 465 triệu USD sẽ được phê chuẩn vào các ngày từ 21-26 tháng 6 tới.


Bản đánh giá đã đưa ra một số khuyến nghị về các biện pháp ngắn hạn và trung hạn mà Ngân hàng Thế giới sẽ phối hợp cùng phía Việt Nam thực hiện:

+ Giải pháp ngắn hạn bao gồm xây dựng một kế hoạch hành động phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án ODA thuộc Ngành giao thông ở Việt Nam và củng cố hệ thống quản lý tài chính của các Ban quản lý dự án.

+ Giải pháp trung hạn bao gồm tăng cường thể chế về việc xử lý các khiếu kiện và đẩy mạnh cung cấp thông tin về dự án cho công chúng để nâng cao hiệu quả giám sát cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Hồng Trường phát biểu: “Bộ GTVT và các tỉnh sẽ xem xét kỹ báo cáo này. Trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam và Bộ GTVT đã có nhiều cải tiến căn bản trong công tác quản lý đầu tư để chấn chỉnh. Một số bất cập trong Dự án Giao thông nông thôn 2 đã được rút kinh nghiệm trong Dự án Giao thông Nông thôn 3, mà Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam vừa ký hai tuần trước. Chúng tôi sẽ xem xét rất kĩ những kiến nghị của Đánh giá này để áp dụng vào những dự án trong tương lai”

Ông Martin Rama nói thêm: “Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác với Chính phủ để có các hệ thống tốt hơn để quản lý và thực hiện các dự án ODA và các dự án đầu tư công. Những phát hiện trong đánh giá không gây tác động hay ảnh hưởng bất lợi đến chính sách hợp tác của WB với chính phủ Việt Nam, khẳng định cam kết của WB hỗ trợ Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình”.

Đây là cuộc kiểm tra, nghiên cứu đánh giá độc lập do Cơ quan Liêm chính nội bộ của Ngân hàng Thế giới tiến hành từ tháng 5 đến tháng 9-2006 tại Việt Nam, được khởi xướng sau vụ tiêu cực được phát hiện tại Ban Quản lý PMU 18.

………….


Khi Việt cộng đã chui vào được WTO, đã thoát được nạn CPC và PNTR cuả tư bản rồi thì những chuyện còn lại như dân chủ, độc lập, thỏa hiệp, anh em, đồng chí, đồng bào hay…chuyện bỏ tù Nguyễn tiến Dũng hoặc Nguyễn minh Triết không đi Hoa kỳ cũng là một chiến thuật trì hoản mà thôi.


Ai dám bảoViệt cộng không biết áp dụng câu nói Ông Bà : « Có tiền mua tiên cũng được » ?. Hôm nay Việt cộng thừa thải tiền bạc nên đang áp dụng chiến thuật « tiền và đàn bà » mua đứt tên RAMA, quyền chức Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Hà nội, và đồng bọn thanh tra trong WB, để giải thoát đảng viên là chuyện không lạ.


Chỉ cần nêu ra một điều nầy cũng đủ giúp cho các tổ chức đối diện với Việt cộng hảy cố gắng cùng nhau tìm một mãnh đất chung để công cuộc tranh đấu hữu hiệu hơn. Không nên lỡn vỡn chạy theo ai mà mệt cả đám.

Lê Hùng Bruxelles (28-5-2007)
http://anhduong.net/binhluan/Jun07/LeHung-CoTienMuaTien.htm

No comments: