Tuesday, June 26, 2007

Cựu thủ tướng muốn tăng tốc cải tổ ...

Cựu thủ tướng muốn tăng tốc cải tổ


25 Tháng 6 2007 - Cập nhật 10h38 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/06/070625_vovankiet_straits_times.shtml

http://www.doi-thoai.com/baimoi0607_256.html
Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tiếp tục đưa ra kêu gọi tăng tốc cải tổ

Trả lời phỏng vấn của một tờ báo Singapore, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt bày tỏ sự không hài lòng về tốc độ cải cách ở Việt Nam.

Ông Kiệt tỏ ý thất vọng là chính phủ hiện nay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không tăng tốc tiến trình đổi mới để theo kịp thế giới toàn cầu hóa.

Báo The Straits Times chạy bài phỏng vấn ngày 25-6, trong đó ông Kiệt nói: "Cải cách đang đi theo một lộ trình đúng đắn, nhưng chưa đủ tốc lực."

"Có thể trước đây khi vừa có chính sách Đổi mới, như vậy là chấp nhận được, nhưng bây giờ thì không, vì đất nước đã thay đổi và tiến về phía trước rất nhiều."

'Đối thoại'

Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt của BBC, ông Võ Văn Kiệt lên tiếng rằng nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến.

Ông nói với BBC khi ấy rằng "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng."


Ông Kiệt ấn tượng vì quyết tâm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ông cũng nói thêm chính phủ không nên áp dụng "biện pháp hành chính đi đầu" với họ, trừ phi là " con người hoặc sự việc đó có nguy hại đối với đất nước, nhưng không được quy chụp người ta".

Theo nhiều nhà quán sát, ông Võ Văn Kiệt, cả sau khi đã nghỉ hưu, vẫn giữ nhiều ảnh hưởng.

Những chính khách miền Nam vừa được thăng tiến trong Đại hội Đảng lần thứ X như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được xem là chia sẻ nhiều quan điểm của ông Kiệt.

Không phải mọi ý kiến của vị cựu Thủ tướng đều được Đảng Cộng sản cầm quyền tán thưởng, nhưng những phát ngôn gần đây của ông Kiệt vẫn có sức nặng.

Nói với báo The Straits Times tại TP. HCM, ông Kiệt cho rằng chính phủ cần đẩy mạnh hội nhập với kinh tế toàn cầu và chống tham nhũng, quan liêu mạnh mẽ hơn.

Ông ca ngợi những công dân dũng cảm chống tệ hối lộ và nói cần thiết lập đường dây nóng để người dân có thể trình báo những hành vi phi pháp và có thể bày tỏ sự không hài lòng với nhà chức trách.

Theo ông, mặc dù quyết tâm chống tham nhũng, quan liêu của chính phủ là rất cao, nhưng tính hiệu quả thì chưa được như mong muốn.

Lạc quan

Dù vậy, ông bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng khi chính phủ có sự thay đổi nhân sự trong mấy tuần nữa, nội các mới có thể hiệu quả hơn và sẽ thúc đẩy tiến trình cải cách.

Ông nhấn mạnh ông ủng hộ việc giới thiệu thêm các bộ trưởng trẻ, cởi mở để thay thế một số nhân vật bảo thủ.

Theo báo The Straits Times, ông Kiệt nhắc đến ba nhân vật: Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát, và Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải.

Ba người này được cho là sẽ được thăng chức, hoặc bộ của họ sẽ được mở rộng trong lần thay đổi nhân sự sắp tới.

Mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng, người mà vào thứ Tư này sẽ đánh dấu một năm trong cương vị thủ tướng, được xem là đã làm tốt trong năm đầu tiên, ông Kiệt cảm thấy vẫn còn quá sớm để có đánh giá.


Nếu một đảng có thể lãnh đạo đất nước, phát triển kinh tế, duy trì ổn định và làm người dân hài lòng, thì không cần có thêm đảng mới


Võ Văn Kiệt nói với Straits Times

Ông bình luận: "Tôi không thể nói là tôi hài lòng hay không hài lòng về một số khía cạnh trong hoạt động của thủ tướng, vì tôi cần thêm thời gian để đánh giá. Nhưng tôi ấn tượng vì quyết tâm của ông ấy."

Ngoài cải tổ kinh tế, ông Kiệt cho rằng các lĩnh vực khác của xã hội cũng cần được cởi trói. Nhưng ông không thấy cần phải có thêm đảng phái chính trị.

"Nếu một đảng có thể lãnh đạo đất nước, phát triển kinh tế, duy trì ổn định và làm người dân hài lòng, thì không cần có thêm đảng mới," ông kết luận.

Tuy nhiên, ông thừa nhận kết quả bầu cử Quốc hội hồi tháng Năm chưa chứng tỏ có sự tiến bộ.

"Tôi nghĩ lẽ ra Việt Nam nên đưa cuộc bầu cử lên tầm cao mới vì chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi để làm điều đó."

Mặc dù quan hệ với Hoa Kỳ đang cải thiện, ông Kiệt cũng phê phán Hoa Kỳ vì những lời chỉ trích với Việt Nam.

"Mỗi quốc gia có quan điểm riêng về nhân quyền và dân chủ, và mỗi nước có quyền chỉ trích nước khác, kể cả Hoa Kỳ."

"Chúng tôi có quyền định nghĩa điều gì phù hợp cho chúng tôi về dân chủ và nhân quyền."


Đối Thoại : Đây Ông Kiệt ! Có dấu hiệu bất thường về sức khỏe

"Nếu một đảng có thể lãnh đạo đất nước, phát triển kinh tế, duy trì ổn định và làm người dân hài lòng, thì không cần có thêm đảng mới," ông kết luận.

"Mỗi quốc gia có quan điểm riêng về nhân quyền và dân chủ, và mỗi nước có quyền chỉ trích nước khác, kể cả Hoa Kỳ."

"Chúng tôi có quyền định nghĩa điều gì phù hợp cho chúng tôi về dân chủ và nhân quyền


*
***
*

Vietnam's ex-premier pushes for faster reforms

June 25, 2007

ASIA INTERVIEW

Outspoken leader also calls for greater tolerance of political dissent
By Roger Mitton, Vietnam Correspondent

NO TIME TO WASTE: Mr Kiet hopes the move towards more openness and a market-oriented system will gather pace after the Vietnamese Cabinet is reshuffled in the next few weeks. ST PHOTO: ROGER MITTON

HO CHI MINH CITY - VIETNAM'S former prime minister Vo Van Kiet is not pleased about the pace of reform in the country he ran for more than six years.

Mr Kiet is the architect of doi moi, the economic renewal programme that set the country on the path to more openness and a market-oriented system.

But he is disappointed that the present government under Prime Minister Ngu-yen Tan Dung has not accelerated the renewal process to keep pace with today's globalised world.

In an exclusive interview with The Straits Times earlier this month, Mr Kiet said: 'The reforms are following the right road map, but not at the right speed.

'It might have been acceptable in the past when we first introduced doi moi, but not now when the country has changed and moved ahead so much.'

Appearing as fit and feisty as ever, the 84-year-old former premier always speaks out when he feels his successors have blundered.

Over the past year, he has chastised the ruling communist regime for trying to close down a private tiger park that helped maintain stocks of the dwindling Indochina species.

He also controversially suggested that perhaps the Communist Party should be more tolerant of criticism by political dissidents, as long as it is done within the bounds of the law.

And despite Vietnam's economy humming along at around 8 per cent growth annually, his criticism indicates that he feels far more can and should be done.

In his view, the government should speed up integration with the global economy and should fight domestic constraints such as corruption and red tape more robustly.

He praises private citizens who have exposed bribery and calls for hotlines to be set up so that people can report unjust practices and express dissatisfaction with the authorities.

Said Mr Kiet: 'The government's determination to fight corruption and red tape is quite high, but the effectiveness of the fight has not lived up to expectations.'

He added: 'Prime Minister Dung and the rest of the Cabinet have not been perfect.'

Still, he expressed guarded optimism that when the Premier reshuffles his Cabinet in the next few weeks, the new team may be more effective and rev up the reform process.

Mr Kiet made it clear that he supports the induction of more youthful, forward-looking ministers to replace some of the diehard conservatives.

He said: 'Generally, I support young forces who are brave, responsible and accountable.'

He mentioned young technocrats such as Education Minister Nguyen Thien Nhan, Agriculture Minister Cao Duc Phat and Industry Minister Hoang Trung Hai.

The three are widely expected to receive promotions or have their ministries enlarged in the coming reshuffle.

The former premier had shepherded the careers of several current leaders, including PM Dung, President Nguyen Minh Triet and former premier Phan Van Khai - all of whom are fellow southerners.

Although Prime Minister Dung, who celebrates one year in office on Wednesday, is viewed as having done well in his first year in office, Mr Kiet felt it was too early to give an assessment.

'I cannot say whether I am happy or unhappy with certain aspects of the PM's performance, because I need more time for my evaluation. But I've been impressed by his determination.'

As well as faster economic reform, Mr Kiet said, other areas of society need to open up more. But he saw no need to allow more political parties.

'If a single party can lead the country and develop the economy, maintain stability, and satisfy the people, then it's not necessary to have new parties,' he said.

Still, he expressed disappointment that within the one-party system, there has been little evolution in the National Assembly, Vietnam's legislature.

In last month's legislative polls, there was a widespread sense of apathy among voters, which analysts said may have accounted for the reduced number of non-party members and independents who were elected.

Mr Kiet, who has criticised the candidate selection process as too restrictive, said he hoped there would be changes in the future to ensure the election of a stronger legislature.

He said: 'Personally, I think Vietnam should have raised the level of the election to new heights because we have lots of favourable conditions to do that.

'We should have a more intellectually capable and powerful National Assembly.'

As for foreign affairs and relations with the world's superpowers, Mr Kiet said Vietnam was trying to maintain a good relationship with its giant northern neighbour, China.

In the past, the two have clashed often and Mr Kiet conceded that even now there are still thorny issues to be resolved, namely the sovereignty dispute in the East Sea (South China Sea).

That said, he insisted that Vietnam would never work with one nation to hold back another.

'We are not developing our ties with the US and Japan in order to obstruct China or any other country, and vice-versa,' he said.

While ties with the US are improving, Mr Kiet still chided the US for its criticism of Vietnam.

'Each country has its own views about human rights and democracy, and each has the right to criticise others, including America,' he conceded.

But he queried whether Washington's chastisement was appropriate, given Vietnam's culture and current state of development.

'We have the right to define what is proper for us in terms of democracy and human rights,' he said.

And despite the criticism and the tragic loss of his first wife and four children in the Vietnam War, Mr Kiet displayed no animosity towards the US or the American people.

rogermitton@gmail.com

http://www.doi-thoai.com/baimoi0607_256.html
*
***
*

Phỏng vấn Võ Văn Kiệt

Roger Mitton – Phan Tường Vi lược dịch

Cựu thủ tướng Việt Nam muốn thúc đẩy để đổi mới nhanh và cũng kêu gọi khoan dung hơn với những người không cùng chính kiến


TP HỒ CHÍ MINH, Việt Nam – Cựu thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt không mấy hài lòng về nhịp độ cải cách ở một quốc gia nơi mà ông đã làm thủ tướng trong sáu năm.

Ông Kiệt là người sáng tạo và xây dựng tiến trình đổi mới (tại Việt Nam - PTV), là một chương trình cải tổ kinh tế đã giúp Việt Nam bước vào hệ thống kinh tế thị trường và cởi mở hơn.

Nhưng ông không vừa lòng vì chính phủ hiện thời dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không tăng nhanh tốc độ tiến trình đổi mới để kịp bước với thế giới trong nhịp toàn cầu hóa ngày nay.

Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho báo The Straits Times hôm đầu tháng này, ông Kiệt nói:

Những công cuộc cải cách đi đúng đường, nhưng không đúng tốc độ.

Tốc độ này này có thể được chấp nhận trong quá khứ khi chúng tôi mới mở đầu sự đổi mới, nhưng bây giờ thì không chấp nhận được khi mà cả đất nước đã đang thay đổi và tiến lên rất nhiều.


Võ Văn Kiệt
Nguồn: The Straits Times/Ảnh Roger Mitton
--------------------------------------------------------------------------------

Trông tráng kiện và linh hoạt, ông cựu thủ tướng 84 tuổi luôn luôn nói thẳng thừng khi ông cảm nhận những người thừa kế ông mắc phải sai lầm.

Năm ngoái, ông đã nghiêm khắc lên án nặng nề chính phủ cộng sản đương quyền vì đã đóng cửa một trại nuôi hổ tư nhân đã giúp duy trì những giống hổ Indochina đang dần hiếm đi.

Ông cũng đưa ra đề nghị gây nên nhiều tranh luận khi ông cho rằng có lẽ Đảng Cộng Sản nên khoan dung hơn đối với sự chỉ trích của những người bất đồng chính kiến, miễn là những bày tỏ quan điểm đó nằm trong những giới hạn luật pháp.

Và mặc dầu nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh với khoảng 8 phần trăm một năm, sự chỉ trích của ông cho thấy ông cảm nhận còn rất nhiều điều có thể làm được và nên làm.

Trong quan điểm của ông, chính phủ nên tăng tốc sự hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và nên chống những mặt tiêu cực trong nước thẳng tay hơn chẳng hạn như tệ nạn tham nhũng và lề lối làm việc quan liêu.

Ông đề cao những thường dân đã vạch trần sự hối lộ và ông kêu gọi thành lập những đường dây nóng cho dân chúng gọi vào báo cáo những thủ tục pháp lý bất công và bày tỏ những bất bình của họ với chính quyền.

Ông Kiệt nói: “Quyết tâm chống tham nhũng và tính quan liêu của chính phủ rất cao, nhưng hiệu qủa của nó thì không cao như lòng mong đợi.”

Ông nói thêm: “Thủ tướng Dũng và nội các của ông ta không hoàn hảo.” Tuy vậy, ông bày tỏ lạc quan với sự thận trọng của mình về việc Thủ tướng Dũng sẽ cải tổ nội các trong vài tuần tới, cái ê-kíp mới có lẽ sẽ làm việc hiệu qủa hơn và gia tăng tiến trình cải cách.

Ông Kiệt nhấn mạnh rằng ông ủng hộ việc đưa vào nội các những vị bộ trưởng trẻ trung hơn, hướng về tương lai hơn, để thay thế những người bảo thủ ngoan cố.

Ông cho hay: “Nói chung, tôi ủng hộ cánh trẻ là những người can đảm, có trách nhiệm và biết nhận trách nhiệm cho việc mình làm.”

Ông nhắc đến những nhà kỹ trị trẻ như Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Kỹ nghệ Hoàng Trung Hải.

Cả ba người này có thể sẽ được nâng chức hay các bộ của họ sẽ được gia tăng trọng trách lớn hơn trong cuộc cải tổ nội các sắp tới.

Ông cựu thủ tướng đã từng hướng dẫn sự nghiệp của nhiều nhà lãnh đạo hiện thời, kể luôn cả Thủ tướng Dũng, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và cựu Thủ tướng Phan Văn Khải - tất cả họ đều là người đồng hương miền Nam.

Mặc dầu Thủ tướng Dũng, người sẽ đánh dấu một năm nhậm chức vào thứ Tư này, được đánh gía như đã có những thành công trong năm đầu nhậm chức, ông Kiệt nhận thấy rằng còn quá sớm để lượng gía ông Dũng.

“Tôi không thể nói là tôi bằng lòng hay không bằng lòng với một vài khía cạnh làm việc của Thủ tướng (Dũng - PTV), vì tôi cần thêm thời gian cho đánh gía của mình. Nhưng tôi cảm kích vì sự quyết tâm của ông ta.”

Cùng lúc với cải cách kinh tế xảy ra nhanh hơn, ông Kiệt nói, những lãnh vực khác trong xã hội cần mở rộng ra hơn nữa. Nhưng ông thấy không cần cho phép thêm những đảng phái chính trị khác hoạt động.

“Nếu độc đảng có thể lãnh đạo đất nước và phát triển nền kinh tế, duy trì sự ổn định, đáp ứng được yêu cầu của người dân, thì không cần thiết phải có những đảng mới,” ông nói.

Tuy vậy, ông bày tỏ sự thất vọng rằng trong hệ thống độc đảng, một sự tiến triển được ghi nhận rất ít oi ở Quốc Hội, ngành lập pháp của Việt Nam.

Trong cuộc bầu cử Quốc Hội tháng rồi, nảy sinh hiện tượng cử tri thờ ơ bầu phiếu phổ biến khắp nơi, mà theo các nhà phân tích đó là hậu qủa của việc giảm bớt những ứng cử viên ngoài đảng và những ứng cử viên độc lập được chọn tranh cử.

Ông Kiệt, người đã chỉ trích tiến trình chọn ứng cử viên quá ngặt nghèo, nói rằng ông hy vọng sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai để bảo đảm sự bầu cử một nền lập pháp vững mạnh hơn.

Ông nói: “Một cách riêng tư, tôi nghĩ Việt Nam nên nâng sự bầu cử lên một cấp cao hơn bởi vì chúng tôi có những điều kiện thuận lợi để làm điều đó.

“Chúng tôi nên có một Quốc Hội có năng lực tri thức và mạnh mẽ hơn.”

Về quan hệ đối ngoại và làm ăn với các siêu cường trên thế giới, ông Kiệt cho rằng Việt Nam đã và đang duy trì một quan hệ tốt đẹp với ông láng giềng khổng lồ phương bắc, Trung Quốc.

Trong qúa khứ, hai nước thường xung đột lẫn nhau và ông Kiệt thừa nhận rằng ngay cả bây giờ vẫn có những vấn đề gai góc cần được giải quyết, đó là tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Đông (South China Sea).

Nói điều đó, ông nhấn mạnh Việt Nam sẽ không bao giờ hợp tác với một quốc gia này để ngăn lại sự hợp tác với một quốc gia khác.


Chúng tôi không phát triển quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bổn để làm trở ngại mối quan hệ với Trung Quốc hay bất kỳ nước nào, và ngược lại, ông nói.


Cùng lúc mối quan hệ với Hoa Kỳ cải thiện, ông Kiệt vẫn trách cứ Hoa Kỳ về những chỉ trích của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.


Mỗi nước có quan niệm riêng về nhân quyền và dân chủ, và mỗi nước đều có quyền chỉ trích nước khác, kể luôn cả Hoa Kỳ,” ông xác nhận.


Nhưng ông thắc mắc không biết sự trừng phạt của Hoa Thịnh Đốn có thích đáng, trong bối cảnh văn hóa và tình trạng đang phát triển của Việt Nam hiện nay.


“Nói về dân chủ và nhân quyền, chúng tôi có quyền xác định điều gì là thích hợp cho chúng tôi,” ông nói.

Và mặc dầu những chỉ trích (từ phía Hoa Kỳ) và sự mất mát bi thảm người vợ đầu và bốn người con của ông trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, ông Kiệt đã không biểu lộ lòng thù hận Hoa Kỳ hay người dân Mỹ.


Tóm tắt quan điểm của ông Kiệt

VỀ SỰ LÀM VIỆC CỦA CHÍNH PHỦ HIỆN NAY

“Quyết tâm chống tham nhũng và tính quan liêu của chính phủ rất cao, nhưng hiệu qủa của nó thì không cao như lòng mong đợi. Thủ tướng Dũng và nội các của ông ta không là hoàn hảo.”


VỀ NHỮNG MỐI LIÊN HỆ ĐANG PHÁT TRIỂN VỚI CÁC SIÊU CƯỜNG QUỐC TRÊN THẾ GIỚI

“Chúng tôi không phát triển quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bổn để làm trở ngại mối quan hệ với Trung Quốc hay bất kỳ nước nào, và ngược lại.”

VỀ VIỆC HOA KỲ CHỈ TRÍCH HỒ SƠ NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM

“Nói về dân chủ và nhân quyền, chúng tôi có quyền xác định điều gì là thích hợp cho chúng tôi.”

© DCVOnline

--------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Vietnam's ex-premier pushes for faster reforms, Roger Mitton, The Straits Times, June 25, Asia Interview

---
- Dân chủ nhân quyền và vấn đề con người không là chuyện nhỏ
- Nhận Định Của Báo Chí Quốc Tế Về Chuyến Đi Mỹ Của Ông Nguyễn Minh Triết
- Ai trói buộc nước ta trong một khuôn khổ cố định?

No comments: